Facebook Twitter youtube Tiktok

Lập kỷ lục trong 2022, xuất khẩu lâm sản 2023 vẫn còn nỗi lo

(HQ Online) - Năm 2022, trị giá XK lâm sản ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2021, xuất siêu khoảng 13 tỷ USD. Vui mừng trước kết quả đạt được, song Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị chia sẻ, nhiều tín hiệu cho thấy, bước sang năm 2023, ngành sẽ gặp nhiều khó khăn trong XK sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ.
Xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ “nhắm” đích 18 - 20 tỷ USD
Phục hồi vượt dự đoán, 67% doanh nghiệp gỗ hoạt động trên 70% công suất
Lập kỷ lục trong 2022, xuất khẩu lâm sản 2023 vẫn còn nỗi lo
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Quốc Trị.

Dù đối mặt với nhiều khó khăn song dự báo XK gỗ và sản phẩm gỗ năm nay tiếp tục lập kỷ lục, vượt mục tiêu đặt ra ban đầu. Thứ trưởng có thể chia sẻ rõ hơn về kết quả này?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Năm 2022, ngành công nghiệp chế biến, XK lâm sản gặp nhiều khó khăn do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine, dịch Covid-19 và các vụ kiện thương mại. Tuy nhiên, trị giá XK lâm sản 11 tháng năm 2022 ước đạt 15,57 tỷ USD, cả năm 2022 ước đạt 16,5 tỷ USD, tăng 4% so với năm 2021, vượt mục tiêu kế hoạch XK 16,3 tỷ USD.

Trị giá XK lâm sản trong 11 tháng năm 2022 tăng trưởng chủ yếu là nhờ giá viên nén gỗ tăng từ 110 USD/tấn trong năm 2021 lên 195 USD/tấn trong năm 2022; giá dăm gỗ tăng từ 130 USD/tấn trong năm 2021 lên 200 USD/ tấn trong năm 2022. Các yếu tố tích cực về giá giúp XK dăm gỗ tăng 60,8% và XK viên nén gỗ tăng 74,8% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân giá bán viên nén gỗ, dăm gỗ tăng như trên là do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine khiến nguồn cung khi đốt bị đứt gãy, nhiều nước châu Âu tiến hành tích trữ viên nén gỗ để sưởi ấm trong mùa đông. Bên cạnh đó, giá nhiên liệu, chi phí vận chuyển tăng cao dẫn đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc (3 nước tiêu thụ trên 85% lượng dăm của thế giới) không mua dăm gỗ từ các thị trường XK dăm gỗ lớn như Australia, Chile, Nam Phi, Brazil mà quay sang mua của Việt Nam.

Dự báo tình hình thị trường XK trong năm 2023 sẽ như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Mặc dù năm 2022 ngành công nghiệp chế biến, XK lâm sản hoàn thành, vượt mục tiêu nhưng nhiều tín hiệu cho thấy, bước sang năm 2023, ngành sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc XK sản phẩm gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Điều này xuất phát từ nhu cầu về những sản phẩm này tại thị trường Mỹ, EU giảm vì người dân thắt chặt chi tiêu để chống lại lạm phát.

Tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26),Việt Nam đã cùng gần 150 quốc gia cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào năm 2050. Tại COP27, Việt Nam tiếp tục tái khẳng định cam kết này. Xin Thứ trưởng cho biết, thời gian tới, ngành lâm nghiệp sẽ triển khai mạnh mẽ những nhiệm vụ, giải pháp ra sao để góp phần hiện thực hoá cam kết?

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị: Mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng "0" vào năm 2050 là xu thế phát triển tất yếu của thế giới hướng tới đạt mục tiêu giữ cho mức tăng nhiệt độ toàn cầu ở ngưỡng 1,5 độ C vào cuối thế kỷ.

Tại COP26, lần đầu tiên thế giới đưa ra được lộ trình cắt giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ. Thực hiện lộ trình này đòi hỏi tất cả các quốc gia, trong đó có Việt Nam phải chuyển đổi mạnh mẽ sang để phát thải thấp. Ứng phó với biến đổi khí hậu trên toàn cầu đã chuyển sang một giai đoạn mới, đòi hỏi Việt Nam phải tham gia sâu và thực chất vào nỗ lực chung.

Lâm nghiệp là ngành có vai trò đặc biệt quan trọng trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu trên cả 2 trụ cột là hấp thu và giảm thiểu để thực hiện và hoàn thành các cam kết của Việt Nam tại COP26 và COP27. Ngành lâm nghiệp đã chủ động, tích cực, có sự chuẩn bị để sẵn sàng góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam như: đưa một số nội dung cam kết vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững; Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia, các chương trình, đề án của ngành và hoàn thiện hệ thống chính sách, đề án trồng rừng gỗ lớn,..

Để thực hiện các cam kết trên, ngành lâm nghiệp cần tổ chức triển khai tốt, hiệu quả Chiến lược phát triển lâm nghiệp bền vững; quy hoạch, các chương trình, đề án của ngành, đồng thời thúc đẩy triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp.

Cụ thể là, ngành chủ trì tổ chức triển khai Kế hoạch quốc gia triển khai Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; đồng thời xây dựng Kế hoạch giảm phát thải ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, trong đó có lĩnh vực lâm nghiệp để phân bổ mục tiêu giảm phát thải, tăng hấp thụ các bon rừng, đồng thời đưa ra các giải pháp, lộ trình cụ thể.

Bên cạnh đó, ngành cũng tổ chức triển khai Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia nhằm quản lý bền vững về diện tích và chất lượng rừng, bảo đảm hài hòa các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo tồn bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Giải pháp tiếp theo là lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp nhằm giảm phát thải và tăng hấp thụ các bon rừng trong triển khai Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững; xây dựng và triển khai một số dự án giảm phát thải và tăng hấp thụ các bon rừng để huy động nguồn tài chính bổ sung cho ngành lâm nghiệp đầu tư vào bảo vệ, phát triển rừng, hạn chế tình trạng lấn chiếm đất rừng, góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, ổn định sản xuất, đồng thời góp phần hình thành thị trường các bon trong nước và tham gia thị trường các bon thế giới.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Ánh Dương (thực hiện)

Tin liên quan

Phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam

Phái đoàn doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ tới Việt Nam: Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam

(HQ Online) - Nhiều lĩnh vực tại Việt Nam ngày càng thu hút sự quan tâm của doanh nghiệp Mỹ như sức khoẻ, năng lượng, viễn thông, nhà hàng, khách sạn. Việt Nam cũng mở rộng đầu tư sang Mỹ trong lĩnh vực có thế mạnh, như xe điện, tạo ra hàng nghìn việc làm, đúng với mục tiêu phát triển năng lượng tái tạo giữa hai nước.
Xây lợi thế - Vững tương lai cùng Sáng kiến ESG Việt Nam 2024

Xây lợi thế - Vững tương lai cùng Sáng kiến ESG Việt Nam 2024

(HQ Online) - Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe về phát triển xanh và bền vững từ các nhà đầu tư, đối tác, các thị trường quốc tế và người tiêu dùng. Trước xu hướng này, doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu hay xuất khẩu, đang phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng, đó là áp dụng thực hành ESG để không bị tụt hậu hay bị loại khỏi “cuộc chơi”.
Việt Nam đang có những lợi thế lớn trong thu hút FDI

Việt Nam đang có những lợi thế lớn trong thu hút FDI

(HQ Online) - Trao đổi với Tạp chí Hải quan, TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho rằng, thuế tối thiểu toàn cầu có thể ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu và chính sách thu hút FDI của mỗi nước. Tuy nhiên, “trong nguy có cơ”, Việt Nam vẫn đang có những lợi thế lớn trong thu hút FDI.
Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

Xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cao kỷ lục từ trước đến nay

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 59,21 tỷ USD, tăng tới 19% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan.
19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

19 nhóm hàng nhập khẩu tăng trưởng trên 20%

(HQ Online) - Hầu hết các nhóm hàng nhập khẩu chủ lực có kim ngạch tăng trưởng cao so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

Xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường chủ lực tăng cao

(HQ Online) - Các thị trường, ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam đang có được sự khởi đầu ấn tượng trong năm 2024.
Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

Hàn Quốc thông báo tái kiểm tra ớt cay nhập khẩu từ Việt Nam

(HQ Online) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc, Thương vụ đã nhận được thư của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS) thông báo về việc tái chỉ định các thực phẩm nhập khẩu phải kiểm tra khi vào Hàn Quốc.
Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

Lào Cai: Xem xét thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu qua đường sắt

(HQ Online) - UBND tỉnh Lào Cai và Tổng công ty đường sắt Việt Nam vừa có buổi làm việc trao đổi các giải pháp về tăng cường kết nối logistics thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản.
Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

Nông nghiệp có thêm 3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô

(HQ Online) - Đến 15/3, ngành nông nghiệp có 5 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 3 nhóm so với cùng kỳ 2023.
Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

Xuất khẩu Việt Nam sang Singapore tăng mạnh

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Singapore, với kim ngạch thương mại hai chiều hơn 5,17 tỷ Đô la Singapore (SGD), tăng 4,18%.
Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

Đến 15/3: Kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 145 tỷ USD

(HQ Online) - Đến trung tuần tháng 3, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 145,6 tỷ USD, theo số liệu thống kê sơ bộ Tổng cục Hải quan vừa công bố.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 27 lần

(HQ Online) - Là thị trường chủ lực nhập khẩu tôm hùm của Việt Nam, trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng đột biến.
3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

3 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp

(HQ Online) - Xuất khẩu hàng hóa của ngành nông nghiệp có nhiều khởi sắc trong 2 tháng đầu năm, đáng chú ý có 3 nhóm hàng trong lĩnh vực này đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên.
Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

Xuất khẩu kỷ lục, cà phê vượt kim ngạch của thủy sản

(HQ Online) - Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp đang có mức tăng trưởng hết sức ấn tượng.
Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

Xuất khẩu cá tra sang Đức giảm hơn một nửa

(HQ Online) - Nửa đầu tháng 2 năm nay, Đức chỉ mua từ Việt Nam chưa đầy 700 nghìn USD cá tra, giảm 60% so với cùng kỳ năm 2023.
Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

Thu 815 triệu USD, xuất khẩu rau quả tiếp đà tăng cao

(HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu rau quả tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng và kỳ vọng lập kỷ lục mới 6,5 tỷ USD trong năm 2024.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Hải quan An Giang đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp XNK

Hải quan An Giang đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp XNK

Ngày 28/3, tại hội nghị đối thoại với hơn 50 doanh nghiệp XNK, Cục Hải quan An Giang đã hướng dẫn, giải đáp nhiều câu hỏi về thủ tục hải quan XNK hàng hóa cho doanh nghiệp.
Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi", lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Tài khoản tiết kiệm tiền tỷ “bốc hơi", lỗ hổng từ nhân viên ngân hàng

Vụ việc liên tiếp khách hàng phản ánh tiền trong tài khoản tiết kiệm bỗng dưng “bốc hơi” hàng chục tỷ đồng tại MSB đang gây xôn xao dư luận.
Doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước

Doanh nghiệp FDI đã đầu tư vào 42 tỉnh, thành phố trên cả nước

Hà Nội dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 970,8 triệu USD, chiếm 15,7% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp hơn 6,1 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Dừng kinh doanh, rút giấy phép nếu doanh nghiệp cố tình không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu

Dừng kinh doanh, rút giấy phép nếu doanh nghiệp cố tình không xuất hóa đơn điện tử xăng dầu

Bộ Công Thương ban hành công điện chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM

Chiều ngày 28/3/2024, tại trụ sở Cục Hải quan TPHCM, Tổng cục Hải quan tổ chức Hội nghị công bố Quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Tuấn, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ giữ chức Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

LONGFORM: Tập trung thực hiện thành công chuyển đổi số, tạo nền tảng hướng tới Hải quan thông minh

Năm 2023, trong điều kiện khó khăn của nhiều “cơn gió ngược”, ngành Hải quan đã chủ động thực hiện nhiều giải pháp, nỗ lực hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

LONGFORM: Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Chính sách tài khoá, dấu ấn đặc biệt quan trọng thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế

Nhân dịp đón Xuân Giáp Thìn 2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã dành thời gian chia sẻ với Tạp chí Hải quan về những kết quả nổi bật của ngành Tài chính trong năm 2023 cũng như những định hướng lớn của Ngành trong năm 2024.
Phiên bản di động