Kỳ vọng giữ ổn định lạm phát, đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng
Tìm dòng vốn dài hạn, ổn định cho phát triển bất động sản | |
Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng | |
Giữ ổn định tỷ giá để kiểm soát lạm phát và hạ lãi suất |
Biểu đồ: H.Dịu |
Đà tăng có xu hướng chậm lại
Nhìn vào kết quả của chỉ số giá tiêu dùng (CPI) qua 3 tháng đầu năm có thể thấy, tốc độ tăng có xu hướng giảm dần, tháng 1 tăng 4,89%, tháng 2 tăng 4,31%, tháng 3 tăng 3,35% so với cùng kỳ năm trước, tính chung quý 1/2023 tăng 4,18%. Dù con số tăng trưởng này đang khá cao so với những năm trước, tuy nhiên, nhìn nhận trong bức tranh tăng trưởng chung của cả nền kinh tế trong nước và thế giới thì đây vẫn là một “điểm sáng”.
Theo các chuyên gia, CPI thường trái với quy luật tăng trưởng là quý sau cao hơn quý trước, hơn nữa CPI quý đầu năm luôn chịu nhiều áp lực nhất nên có thể kỳ vọng tình hình những quý sau sẽ khả quan hơn, giúp chỉ số lạm phát cơ bản được đi theo đúng hướng.
Đặc biệt, để góp phần kiểm soát lạm phát, từ năm 2022 đến nay, nhiều công cụ, chính sách hỗ trợ đã được ban hành và đang thẩm thấu vào nền kinh tế, trở thành bộ đệm để lạm phát có dư địa được kiểm soát phù hợp. Trong đó, chính sách tài khóa đã được phối hợp đồng bộ, linh hoạt với các công cụ chính sách tiền tệ để ổn định thị trường, vừa hỗ trợ ổn định kinh tế vĩ mô, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát. Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN), thị trường tiền tệ ổn định, thanh khoản dồi dào đáp ứng được các nhu cầu thanh toán và ngoại tệ trong nước. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu năm, dù trong bối cảnh lãi suất tiếp tục tăng với việc nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới giữ quan điểm về thắt chặt chính sách tiền tệ, nhưng chỉ trong nửa cuối tháng 3, NHNN đã 2 lần "ngược dòng" điều chỉnh giảm với tổng mức giảm từ giảm 0,5-1,5% các loại lãi suất điều hành, giúp tác động đến mặt bằng lãi suất huy động và lãi suất cho vay trong nước.
Theo dõi sát diễn biến thị trường, giữ vững mục tiêu đề ra
Báo cáo về công tác điều hành giá của Bộ Tài chính ước tính, nếu giả định CPI các tháng còn lại tăng đều một tỷ lệ như nhau so với tháng trước thì trong 9 tháng còn lại, CPI mỗi tháng còn dư địa tăng 0,52% để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2023 khoảng 4,5%. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, từ nay đến cuối năm còn nhiều yếu tố đan xen làm tăng hoặc giảm áp lực lên mặt bằng giá.
Ngoài ra, dù chỉ số CPI và lạm phát vẫn có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên, khi xét riêng nhiều chỉ số tác động đến hoạt động doanh nghiệp hiện nay thì vẫn cho thấy tầm quan trọng của vấn đề điều hành giữ ổn định lạm phát và giá tiêu dùng. Theo Tổng cục Thống kê, nhiều chỉ số giá liên quan đến sản xuất của doanh nghiệp như sản xuất sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; sản xuất dịch vụ, chỉ số giá dịch vụ vận tải, kho bãi; chỉ số giá nguyên nhiên vật liệu dùng cho sản xuất... trong quý 1 đều có mức tăng từ 0,4-7% so với quý trước và cùng kỳ năm 2022.
Trong khi đó, điều dễ nhận thấy đây đều là những ngành hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam, nên việc chỉ số giá sản xuất gia tăng sẽ ảnh hưởng lớn đến giá sản phẩm đầu ra, làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa tại thị trường trong nước và xuất khẩu. Điều này càng làm khó cho các doanh nghiệp trong bối cảnh đơn hàng và nhu cầu thị trường giảm sút vì lo ngại suy thoái kinh tế.
Các chuyên gia của Ngân hàng thế giới (WB) tại Việt Nam nhận định, áp lực lạm phát cao làm giảm tiêu dùng tư nhân và giảm đầu tư trong nước do bất định tăng lên về tình hình kinh tế. Lạm phát trong nước gia tăng (dự kiến tăng lên mức 4,5% trong năm 2023 theo dự báo của WB) sẽ ảnh hưởng đến bảng cân đối tài sản của khu vực doanh nghiệp, ngân hàng và hộ gia đình.
Còn theo chuyên gia kinh tế TS.Nguyễn Đình Cung, nguyên Viên trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), lạm phát trên thế giới tuy đã giảm nhưng vẫn ở mức cao và có khả năng kéo dài cho đến hết năm nay. Vì thế, chỉ số lạm phát tại Việt Nam có thể cao hơn là bình thường, ông Cung cho rằng, có thể nới rộng hơn mục tiêu kiểm soát lạm phát để hỗ trợ tăng trưởng. Điều này rất quan trọng bởi lạm phát là cơ sở cho điều hành lãi suất và các chính sách vĩ mô.
Tuy vậy, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) nhận định, sang quý 2/2023, nguồn cung các mặt hàng trong nước khá dồi dào, nhu cầu không cao, nên giá các mặt hàng này sẽ tương đối ổn định. Bên cạnh đó, với sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ và sự phối hợp linh hoạt, chặt chẽ trong công tác điều hành của các bộ, ngành, thị trường sẽ không có hiện tượng tăng giá đột biến. Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính cho rằng, lạm phát so với cùng kỳ tại Việt Nam sẽ có xu hướng giảm dần, mục tiêu kiểm soát lạm phát khoảng 4,5%, hay thậm chí dưới 4%, là hoàn toàn khả thi.
Nhưng TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Chính sách (VEPR) vẫn khuyến cáo không nên chủ quan với lạm phát trong những tháng tới, do còn nhiều nguy cơ gia tăng lạm phát như lương cơ bản sẽ tăng từ 1/7/2023, một số dịch vụ thiết yếu đang đề xuất tăng giá vào dịp cuối năm, dự báo sản xuất của doanh nghiệp sẽ phục hồi trở lại vào nửa cuối năm cũng sẽ tạo áo lực lên lạm phát... Do đó, ông Việt cho rằng các cơ quan quản lý phải có sự đánh giá, dự báo chính xác để có chính sách phù hợp.
Trong cuộc họp của Ban Chỉ đạo điều hành giá vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo đã đề nghị các bộ, ngành, địa phương kiên quyết điều hành giữ lạm phát theo mục tiêu đề ra, phấn đấu thấp hơn kế hoạch đề ra. Phía Bộ Tài chính đã kiến nghị cần theo dõi sát diễn biến cung cầu, thị trường, giá cả để có giải pháp bình ổn thị trường phù hợp, nhất là đối với một số mặt hàng thiết yếu. Đối với các mặt hàng Nhà nước định giá, các bộ, ngành, địa phương cần chủ động chuẩn bị các phương án, phối hợp với Tổng cục Thống kê đánh giá kỹ tác động và thời điểm phù hợp, tránh điều chỉnh đồng thời nhiều mặt hàng trong cùng thời điểm…
Tin liên quan
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
15:22 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Lãnh đạo Việt Nam gửi thư chúc mừng Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ Donald Trump
10:24 | 21/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu tiếp tục tăng trong kỳ điều hành ngày 16/1/2025
15:51 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Cần có các giải pháp đột phá nhằm nâng cao giá trị thương mại hai chiều Việt-Nga
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Những thông điệp quan trọng trong chuyến công tác châu Âu của Thủ tướng
11:13 | 15/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Sớm nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật Hải quan 2014 để đáp ứng yêu cầu đổi mới
09:45 | 15/01/2025 Hải quan
Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
09:04 | 14/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển thành Đại học Kinh tế Quốc dân: Hướng tới cơ cấu đa ngành hợp lý
21:09 | 12/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Du lịch Việt Nam đón tín hiệu lạc quan từ lượng lớn khách quốc tế đầu năm 2025
16:26 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vingroup công bố chương trình hành động “Vì Thủ đô trong xanh”
14:53 | 10/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics