Kiểm toán Nhà nước đề nghị được quyền xử phạt hành chính
Sáng nay (11/3), tại phiên họp 32, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán Nhà nước năm 2015.
Đề xuất thẩm quyền xử phạt
Dự thảo luật bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KTNN. Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) Nguyễn Đức Hải cho biết, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị cân nhắc nội dung này vì theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước ở lĩnh vực nào thì có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính ở lĩnh vực đó, trong khi KTNN không phải là cơ quan quản lý hành chính nhà nước.
Bên cạnh đó có ý kiến đề nghị, trong trường hợp bổ sung quy định này, cần rà soát để sửa đối các điều, khoản liên quan của Luật xử lý vi phạm hành chính đồng thời, xác định rõ các trường hợp, đối tượng, hành vi bị xử phạt để bảo đảm tính họp hiến, họp pháp, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc báo cáo tại phiên họp Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, sáng 11/3
Một số ý kiến trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trên thực tế cơ quan như toà án vẫn có quyền xử phạt với hành vi gây rối tại phiên toà nên Kiểm toán cũng có thể xử phạt với trường hợp vi phạm về cung cấp hồ sơ...
Phân tích sâu hơn về vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nhấn mạnh, đối tượng chịu sự kiểm toán là các công chức, công vụ, nếu vi phạm quy định liên quan kiểm toán, kế toán thì phải xử lý trách nhiệm bằng kỷ luật.
“Một hành vi vi phạm chỉ chịu một loại hình pháp lý, bị xử lý kỷ luật rồi thì tại sao lại chịu xử lý hành chính? Tòa xử phạt hành chính không phải là đối tượng công chức, viên chức. Vi phạm xử lý kỷ luật, nghiêm trọng hơn thì truy cứu trách nhiệm hình sự cho nên không xử phạt hành chính” – ông Uông Chu Lưu nêu vấn đề.
Đồng tình với ý kiến của ông Uông Chu Lưu, Chủ tịch Quốc hội Nguyên Thị Kim Ngân lưu ý việc giao kiểm toán xử phạt hành chính chưa thực sự phù hợp với luật xử lý vi phạm hành chính.
Phát biểu ý kiến tại phiên họp, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cho biết, với tư cách là một ĐBQH, bà cũng không đồng tình bởi hiện Chính phủ chưa có ý kiến và ý kiến của một số bộ cũng như trong Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chưa đồng tình. Do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc, nghiên cứu và có giải trình thuyết phục.
Báo cáo thêm về nội dung này, Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc cho biết, quy định nếu được bổ sung chỉ áp dụng xử phạt với hành vi chống đối nộp hồ sơ của cơ quan ngoài nhà nước chứ không phải đối với đối tượng cán bộ công chức. Vì thực tế kiểm toán có đơn vị liên quan đến sử dụng tài chính công, tài sản công mà có hành vi chống đối thì cần công cụ xử lý bên cạnh việc kiến nghị chính quyền, thanh tra xử lý.
Mở rộng hay cụ thể đơn vị được kiểm toán?
Dự thảo luật bổ sung khoản 13 Điều 55 theo hướng quy định cụ thể đơn vị được kiểm toán như “Người nộp thuế; tổ chức sử dụng, khai thác đất đai, tài nguyên, khoáng sản; tổ chức khác có hoạt động liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công”.
Theo Tổng Kiểm toán Hồ Đức Phớc, quy định trên nhằm bao quát hết các tổ chức có hoạt động quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công thuộc đối tượng, phạm vi kiểm toán của KTNN theo quy định và nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hiện nay khi tiến hành các hoạt động kiểm toán thu nộp ngân sách, đất đai, tài nguyên, khoáng sản; bảo đảm tính minh bạch, khả thi cao, hiệu lực và hiệu quả.
Tuy nhiên, Thường trực ủy ban TCNS cho rằng, nội dung đề xuất như Tờ trình về bản chất là mở rộng đơn vị được kiểm toán so với quy định của Luật hiện hành nên đa số ý kiến đề nghị giữ như quy định của Luật hiện hành.
Theo quy định của Luật quản lý thuế, khái niệm “người nộp thuế” bao gồm cả tố chức, hộ gia đình và cá nhân. Do đó, quy định như Dự thảo luật sẽ có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, không chỉ các tổ chức mà còn cả hộ gia đình và cá nhân có nghĩa vụ nộp thuế đều thuộc diện đơn vị được kiểm toán, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ với cơ quan quản lý thuế.
Đồng thời, người nộp thuế chỉ góp phần tạo lập, không tham gia vào quy trình quản lý, sử dụng tài chính công nên chỉ có vai trò phối họp cung cấp thông tin trong quá trình kiểm toán.
Một số nội dung thể hiện trong Tờ trình lý giải cho việc bổ sung đối tượng được kiểm toán chưa thực sự thuyết phục vì các khó khăn, vướng mắc này chủ yếu phát sinh từ thực tiễn hoạt động, do công tác tuyên truyền, phối hợp của các cơ quan liên quan, không xuất phát từ bất cập của Luật hiện hành, không đặt ra yêu cầu phải sửa đổi, bổ sung Luật.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Hải, trên thực tế, trong thời gian qua, với các quy định hiện hành, KTNN vẫn thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ kiểm toán đối với các hoạt động liên quan đến quản lý, sử dụng tài nguyên, khoáng sản của đơn vị được kiểm toán. Trong trường họp KTNN yêu cầu, các đối tượng này vẫn phải có trách nhiệm phối hợp, cung cấp thông tin theo quy định...
Cho ý kiến về nội dung này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị cân nhắc khi quy định. Bởi “giờ nói xuống kiểm toán từng hộ nộp thuế thì có khả thi, hợp lý hay không? Nếu đối tượng hộ kinh doanh tư nhân thì thế nào?”.
Lưu ý người nộp thuế là đối tượng chấp hành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật thì không phải là đối tượng của kiểm toán nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đồng tình với phân tích của Uỷ ban TCNS, bởi nếu mở rộng thì vô hình trung nhiều đối tượng chịu sự kiểm tra của nhiều cơ quan nhà nước./
Tin liên quan
Vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt 73,5% kế hoạch năm
21:45 | 07/12/2024 Tài chính
Chính thức thông qua "1 luật sửa 9 luật" lĩnh vực tài chính
16:14 | 29/11/2024 Tài chính
Nâng mức xử phạt để bảo đảm tính răn đe trong kiểm toán độc lập
18:25 | 07/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
Định vị Việt Nam khi dịch chuyển "dòng chảy" của chuỗi cung ứng toàn cầu
Hải quan Hải Phòng chặn đứng vụ nhập khẩu trái phép 600 m3 gỗ quý
Trung Quốc gia hạn điều tra chống bán phá giá với rượu mạnh của châu Âu
Nga bắt đầu sử dụng tiền kỹ thuật số trong thanh toán quốc tế
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics