Kiểm định chất lượng giáo dục: Lo sự công bằng
Khẳng định thương hiệu
Theo bà Nguyễn Phương Nga, Giám đốc Trung tâm KĐCLGD thuộc Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Để hội nhập quốc tế, các trường cần phải triển khai kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo. “Một trong những yêu cầu đầu tiên của phân tầng, xếp hạng là các trường phải có chứng chỉ KĐCLGD cấp cơ sở về chương trình đào tạo. KĐCLGD cũng để khẳng định trường đạt ngưỡng chất lượng tối thiểu của Bộ Giáo dục- Đào tạo, để sinh viên ra trường có việc làm, hòa nhập được với cộng đồng ASEAN. Vì hiện tất cả các nước trong khối ASEAN đều có hệ thống KĐCLGD. Các trường đại học ở khu vực ASEAN còn thành lập mạng lưới đảm bảo chất lượng chung. Nếu các trường của Việt Nam có nhiều trường KĐCLGD và đạt chứng chỉ do Bộ Giáo dục- Đào tạo quy định thì sẽ được các nước trong khối ASEAN công nhận đảm bảo chất lượng chung của khu vực. Nếu các trường của Việt Nam kiểm định theo tiêu chuẩn ASEAN thì sẽ đạt chứng chỉ quốc tế”.
Theo bà Nga, Việt Nam là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN để hòa nhập cùng các nước trong cộng đồng nhất thiết các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phải đăng ký KĐCLGD.
Theo báo cáo tham luận tại Hội thảo Kiểm định chất lượng giáo dục và phân tầng xếp hạng cơ sở giáo dục, do Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam tổ chức gần đây, ông Đinh Tuấn Dũng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo Tiến tiến, Chất lượng cao và POHE (Đại học Kinh tế Quốc dân) cũng khẳng định: Kiểm định chất lượng không còn là vấn đề riêng của mỗi trường đại học mà đã trở thành vấn đề của mỗi quốc gia. Theo ông Dũng, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo sẽ giúp các trường đánh giá đúng việc đáp ứng nhu cầu xã hội, chất lượng đào tạo của mỗi ngành. Đồng thời, kiểm định chất lượng đào tạo sẽ giúp các trường đại học có điều kiện hội nhập sâu rộng với giáo dục đại học thế giới và làm tăng thứ hạng trên các bản xếp hạng.
Tại Hội thảo, Đại tá Nguyễn Minh Khôi, Trưởng phòng Khảo thí và Đảm bảo chất lượng GD-ĐT (Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng) cho biết: Mục đích chính của kiểm định chất lượng giáo dục là nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học...
Ông Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết: “Giáo dục Việt Nam muốn phát triển và theo kịp với các nước thế giới các trường phải chấp nhận kiểm định độc lập để biết mình đang đứng ở đâu, chất lượng thế nào, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực. Mặt khác, khi đã hội nhập quốc tế, giáo dục Việt Nam không thể đứng ngoài quá trình đào tạo nhân lực mà không có kiểm định giáo dục đại học theo chuẩn quốc tế”.
Còn nhiều vướng mắc
Ông Nguyễn Minh Khôi khẳng định: Các kiểm định viên được đào tạo tay nghề chưa cao và thiếu thực hành. Thậm chí, nhiều giảng viên đứng trên bục giảng đào tạo kiểm định viên cũng chưa từng đi kiểm định các trường bên ngoài. Đó cũng hạn chế lớn của giáo dục của Việt Nam. Với trình độ kiểm định viên thiếu kinh nghiệm có thể đưa ra kết quả không công bằng, khách quan giữa các trường. Từ đó, các trường sẽ không phục kết quả kiểm định chất lượng giáo dục của các trung tâm KĐCLGD. Đồng thời, những kiểm định viên cũng không thể chỉ ra mặt mạnh cũng như hạn chế của các trường và tham vấn cho các trường làm thế nào để khắc phục những mặt hạn chế đó để phát triển đi lên.
Thực hiện KĐCLGD nhằm nâng cao vị thế của trường, tuy nhiên, làm thế nào để các trường hợp tác với các trung tâm KĐCLGD và thực hiện kiểm định đầy đủ, đảm bảo tính khách quan. Về vấn đề này, bà Phạm Thị Ly, Giám đốc Chương trình nghiên cứu, Viện Đào tạo quốc tế (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh) cho rằng, các trường là khách hàng của các trung tâm KĐCLGD nên sẽ phải đánh giá xem trung tâm kiểm định nào có uy tín và thực sự hữu ích cho mình. “Các trường thực hiện kiểm định không phải chỉ được công nhận là đã tiến hành KĐCLGD mà kiểm định để thấy được điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện nâng cao chất lượng giáo dục. Trong thời đại công nghệ truyền thông, các trường che dấu thông tin của mình không phải là chiến lược tốt”, bà Ly nhấn mạnh.
Tuy nhiên, hiện cả nước có 4 trung tâm KĐCLGD, liệu rằng những trung tâm kiểm định này có đảm bảo công bằng giữa các trường. Bà Ly cũng khẳng định: Về mặt lý thuyết sẽ xảy ra tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” tại các trung tâm KĐCLGD. Tuy nhiên, các trung tâm này vẫn vận hành trong một cơ chế thị trường. Các trường không bắt buộc phải kiểm định ở một trung tâm nào, từ đó, sẽ đặt ra áp lực cho các trung tâm vận hành như thế nào để nhiều trường muốn thực hiện kiểm định tại trung tâm. Từ đó, cũng tạo ra sự cạnh tranh công bằng giữa các trung tâm KĐCLGD.
Ông Trần Xuân Nhĩ cũng cho biết: Đối với các nước trên thế giới kết quả kiểm định chất lượng giáo dục là yếu tố sống còn, quyết định sự tồn tại của các trường đại học. Tuy nhiên, ở Việt Nam vấn đề này chưa được coi trọng.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục- Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh, Việt Nam đang chuyển cơ chế quản lý kiểm tra sang cơ chế giao quyền, giám sát. Để làm được như vậy, trách nhiệm tự chủ của các trường ngày càng lớn hơn. “Trước đây các trường “né” thanh tra, nhưng KĐCLGD là cơ hội để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của trường để họ xác định được vị trí của mình và có giải pháp để trường mạnh lên”, ông Hiển cho biết.
Tin liên quan
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 89 phát hành ngày 5/11/2024
Chính sách về thuỷ sản chưa sát thực tế, lo doanh nghiệp xuất khẩu bế tắc
Cuộc đua sít sao chưa từng có
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK