Kiềm chế lạm phát năm 2021 ở mức 4% vẫn hoàn toàn khả thi
Thủ tướng Chính phủ: Việt Nam luôn xác định tăng trưởng xanh là nhiệm vụ trọng tâm | |
CPI 4 tháng đầu năm có mức tăng thấp nhất 5 năm qua |
Toàn cảnh buổi Hội thảo sáng 2/7. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Cung cầu ổn định
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Xuân Định, Phó Phòng Chính sách Tổng hợp, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho biết, mặt bằng giá 6 tháng đầu năm diễn biến theo hướng tăng cao theo quy luật trong dịp lễ, Tết và giảm dần trở lại mức bình thường trong các tháng 3 và tháng 4 trước khi tăng nhẹ trở lại trong tháng 5 và tháng 6.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI cũng phản ánh đúng diễn biến mặt bằng giá. Theo đó, so với tháng trước, CPI của tháng 1 tăng 0,06%, tháng 2 tăng cao 1,52%, tháng 3 giảm 0,27%, tháng 4 giảm 0,04%, tháng 5 tăng 0,16%, tháng 6 tăng 0,19%. Từ đó, CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 1,47% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016.
Trong 6 tháng đầu năm có thể kể đến một số yếu tố tác động làm gia tăng áp lực lên mặt bằng giá như: giá một số nguyên, nhiên, vật liệu có xu hướng tăng cao sau xăng, dầu, thép, vật liệu xây dựng, vật tư nông thôn; giá một số mặt hàng nông sản tăng như giá gạo, giá đường; nhu cầu tiêu dùng tăng cao trong dịp Tết khiến mặt bằng giá tháng 2 ở mức cao song lại trở lại bình thường sau Tết; mức chi trả điện nước bình quân theo luỹ tiến tăng do nhu cầu sử dụng điện nước tăng.
Bên cạnh đó, Cục Quản lý giá cũng chỉ ra một số yếu tố làm giảm áp lực lên mặt bằng giá như: giá nhiều loại thực phẩm, rau xanh ổn định; tác động từ chính sách hỗ trợ người dân; việc giữ ổn định giá nhiều mặt hàng trong diện nhà nước quản lý giá; các chính sách tiền tệ, tín dụng được triển khai linh hoạt giúp lạm phát cơ bản trong tầm kiểm soát.
Đại diện Cục Quản lý giá khẳng định, từ diễn biến lạm phát có thể thấy mặc dù nguy cơ lạm phát tăng cao trên nhiều khu vực trên thế giới song việc kiểm soát lạm phát trong nước vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ và đã được dự báo, đánh giá trong kịch bản điều hành giá do Ban chỉ đạo điều hành giá đề ra ngay từ đầu năm.
"Các chính sách, biện pháp kiểm soát lạm phát của Chính phủ đã được phát huy hiệu quả. Cùng với đó các biện pháp quản lý, điều hành giá đã được triển khai quyết liệt, phối hợp linh hoạt với các chính sách tài khoá tiền tệ, thương mại đã giúp cho cung cầu nói chung cơ bản ổn định, ít xảy ra tình trạng khan hiếm và tạo sự ổn định cho nền tảng kinh tế vĩ mô của Việt Nam ở trạng thái tốt. Từ đó tạo dư địa cho Chính phủ triển khai các biện pháp nhằm thúc đẩy hồi phục tăng trưởng", ông Nguyễn Xuân Định khẳng định.
Lạm phát trong tầm kiểm soát của Chính phủ
Tại Hội thảo, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, mặc dù những tháng đầu năm CPI đã có những con số tương đối yên tâm so với mục tiêu cả năm 2021, nhưng cũng không thể chủ quan với những diễn biến còn hết sức phức tạp của 6 tháng cuối năm. Đó là những yếu tố như: tình hình địa chính trị thế giới, công tác chống dịch đang có những khó khăn chưa giải quyết được cơ bản và trong giai đoạn hiện nay đang có những diễn biến trái chiều và phức tạp ở từng khu vực...
"Riêng đối với Việt Nam, vì sự phụ thuộc 70-80% vật tư, năng lượng, nguyên nhiên liệu cho sản xuất kinh doanh để tiêu dùng nội địa và xuất khẩu nên chắc chắn sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng trong những tháng cuối năm 2021 và một số năm tiếp theo", ông Vũ Vinh Phú nhận định.
Vị chuyên gia này cũng chỉ ra một số yếu tố khác phải quan tâm đó là: các gói kích thích kinh tế, hỗ trợ doanh nghiệp của các nước, trong đó có Việt Nam làm cho tiềm năng tăng khá mạnh cũng dễ dẫn tới đẩy lạm phát tăng lên. Các chuỗi cung ứng bị đứt gãy chưa được kết nối lại sẽ là một yếu tố tiếp tục làm cho chi phí vận chuyển logistics vẫn đứng ở mức cao chắc chắn giá cả hàng hoá, nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng thiết yếu chưa thể giảm giá theo mong muốn ngay được.
Còn theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, trên cơ sở đánh giá dự báo xu hướng, kết hợp với đánh giá về lạm phát cơ bản của Ngân hàng Nhà nước có thể thấy không có những yếu tố đột biến xảy ra, việc kiểm soát CPI bình quân cả năm 2021 ở mức 4% vẫn trong tầm kiểm soát của Chính phủ.
"Tuy vậy, vẫn còn nhiều tiềm ẩn rủi ro đối với công tác kiểm soát lạm phát đến từ tình hình thế giới như xu hướng đầu cơ, tích trữ các mặt hàng chiến lược có thể tạo áp lực lên một số nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế, từ đó tác động đến thị trường trong nước qua kênh nhập khẩu; dịch bệnh diễn biến phức tạp có thể làm tăng giá cục bộ một số mặt hàng tại một số địa phương bị ảnh hưởng", ông Ngô Trí Long nói.
Tin liên quan
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
08:00 | 19/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tiếp Giám đốc WB Mariam Sherman
16:13 | 13/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Nhiều nỗ lực để bình ổn giá trong cao điểm lễ, tết 2025
07:51 | 20/12/2024 Tài chính
Chính thức kích hoạt Cổng thông tin dành cho hộ cá nhân kinh doanh thương mại điện tử
21:23 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế cần hướng tới tinh giản bộ máy theo mô hình quốc tế đảm bảo hiệu lực, hiệu quả
21:19 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế về đích thu ngân sách với tổng số thu ước đạt hơn 1,7 triệu tỷ đồng
16:27 | 19/12/2024 Thuế - Kho bạc
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền vững
21:18 | 18/12/2024 Chứng khoán
Tổng kiểm kê tài sản công giúp quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn lực của đất nước
21:13 | 18/12/2024 Tài chính
Thị trường vốn sẽ chuyển biến tích cực
10:00 | 17/12/2024 Tài chính
Đảm bảo hiệu quả và minh bạch trong quản lý, xử lý nhà đất tại doanh nghiệp nhà nước
08:24 | 16/12/2024 Tài chính
Giải đáp nhiều kiến nghị của doanh nghiệp tại hội nghị đối thoại về chính sách thuế - hải quan
09:19 | 15/12/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics