Chuyển dịch năng lượng: “Tính kỹ” để đảm bảo an ninh năng lượng
Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Áp lực chuyển dịch năng lượng
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương): Kết quả thực tế năm 2019 và 2020, sản lượng điện phát từ nguồn NLTT đạt tương ứng 5,242 tỷ kWh và 10,994 tỷ kWh đã góp phần giảm đáng kể điện chạy dầu giá cao. Nếu so sánh số liệu nguồn điện dầu thực tế được huy động với dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) thì điện chạy dầu đã giảm 2,17 tỷ kWh năm 2019 và giảm 4,2 tỷ kWh năm 2020 (tiết kiệm khoảng 10.850 tỷ đồng- 21.000 tỷ đồng). Các nguồn NLTT đã hỗ trợ tích cực cung cấp nguồn điện cho miền Bắc khi miền Bắc thiếu nguồn, phụ tải tăng cao (như thời gian tháng 5-6 năm 2021), góp phần đảm bảo cung ứng điện cho cả giai đoạn 2021-2025, giảm phát thải khí nhà kính và các phát thải ô nhiễm khác. |
Giá khí đốt, giá điện đồng loạt tăng ở khắp các châu lục, từ châu Âu, châu Á tới Nam Mỹ. Mất điện diện rộng tại Trung Quốc, thiếu hụt xăng dầu, khí đốt tại châu Âu… là một vài nét phác thảo cuộc “khủng hoảng năng lượng” đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới.
Đánh giá Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc “khủng hoảng năng lượng” đó, ông Hà Đăng Sơn, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu năng lượng và tăng trưởng xanh phân tích: Giai đoạn 2020-2021, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, phụ tải điện giảm nên Việt Nam đảm bảo cung cấp đủ điện. Tuy nhiên, thời gian tới, khi nền kinh tế được được mở cửa trở lại, các hoạt động sản xuất kinh doanh được phục hồi, việc cung ứng điện sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Hiện, các nguồn điện phát triển rất chậm.Với các nguồn hiện có, thủy điện do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên có đủ nguồn nước hay không cũng là một câu hỏi lớn. Còn các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) như điện gió, điện mặt trời có sự rủi ro lớn về mức độ biến động, khó dự báo.
“Việt Nam bắt đầu chuyển sang NK thuần năng lượng từ năm 2015. Bởi vậy, với ‘khủng hoảng năng lượng’, việc tăng giá nhiên nhiệu dẫn tới chi phí đầu vào đối với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu NK sẽ tăng lên, gây áp lực lớn với ngành điện”, ông Hà Đăng Sơn nói.
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia khi nguồn cung trong nước không đủ đáp ứng yêu cầu, mức NK năng lượng ngày càng lớn, chuyển dịch năng lượng là vấn đề đặt ra ngày càng bức thiết hơn với Việt Nam, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu.
Ông Nguyễn Đức Hiển, Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương cho biết, trong những năm qua, Việt Nam đã luôn tích cực trong thực hiện các cam kết của Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững và tích cực tham gia Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ Công ước chung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Trong đó, một trong những yêu cầu quan trọng mà Việt Nam cần thực hiện khi tham gia là thúc đẩy chuyển dịch năng lượng mạnh mẽ để giảm phát thải khí nhà kính. Các quyết định đầu tư và chính sách phải được thực hiện để khử carbon trong lĩnh vực năng lượng.
“Việc thực hiện các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) thế hệ mới cũng đặt ra các yêu cầu phải thúc đẩy chuyển dịch năng lượng. Ngoài ra, Nghị quyết 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng đã xác định các quan điểm, mục tiêu và nhiệm vụ giải pháp lớn về chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam trong thời gian tới”, ông Nguyễn Đức Hiển nhấn mạnh.
“Tính kỹ” lộ trình, cách thức
Phát triển các nguồn NLTT được xem là xu hướng tất yếu trên thế giới hiện nay, khi góp phần quan trọng hạn chế phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, cũng như giảm sự phụ thuộc vào các loại nhiên liệu hóa thạch. Theo ông Hà Đăng Sơn, Việt Nam cũng đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn NLTT nhưng buộc phải đảm bảo các chi phí điện năng phù hợp đối với khả năng chi trả của người dân, đồng thời đảm bảo cung ứng đầy đủ điện với chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Đây là thách thức rất lớn.
Xung quanh câu chuyện chuyển dịch năng lượng, ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương) chỉ rõ không ít hạn chế, khó khăn như: Hệ luỵ không nhỏ cho an toàn vận hành, an ninh hệ thống điện; tăng truyền tải 500 kV (do điện mặt trời/điện gió hầu hết phát triển ở khu vực miền Nam và miền Trung, nơi có tiềm năng tốt hơn), tác động đến huy động công suất và số lần tăng/giảm công suất của các nhà máy nhiệt điện, tua bin khí. Các yếu tố này làm tăng chi phí, giá thành ngành điện, nhất là trong điều kiện hiện tại một số loại hình NLTT vẫn đang có giá thành đắt hơn nhiều so với giá thành bình quân ngành điện.
PGS. TS Phạm Hoàng Lương, Giám đốc Viện Khoa học công nghệ quốc tế Việt Nam - Nhật Bản đánh giá: Hệ thống năng lượng điện của Việt Nam có nhiều điểm khác biệt so với thế giới và mục tiêu đặt ra phải đảm bảo cung ứng đủ phụ tải. Vì vậy, điện than vẫn là loại hình năng lượng quan trọng. Tất nhiên, trong tương lai, điện gió, điện mặt trời, hydro sẽ đóng vai trò rất chủ đạo.
Xu hướng của nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Mỹ, EU… chuyển dần từ điện than sang điện khí, NLTT. Tuy nhiên, Việt Nam rất cần lưu ý khi nào thì làm được. Các nhà máy nhiệt điện tại Mỹ đã vận hành 40 năm, đủ khấu hao và có thể chuyển đổi. Còn tại Trung Quốc, Ấn Độ hay Việt Nam, các nhà máy vận hành trong 10 - 15 năm thì phải tính toán chuyển đổi ra sao để đảm bảo vừa hài hòa lợi ích kinh tế, vừa cung ứng điện cho phát triển kinh tế-xã hội…
“Muốn chuyển đổi năng lượng, phát triển NLTT thì công nghệ tích trữ là điều bắt buộc đi kèm. Hiện nay, giải pháp cho vấn đề này rất nhiều như: Pin lưu trữ, thủy điện tích năng…, cùng với đó là công nghệ để quản lý phía cầu tiêu thụ điện như điều chỉnh phụ tải hay sử dụng điện trực tiếp từ các nhà máy điện sạch tại các địa phương. Dù vậy, cần nhất vẫn là cơ chế. Đơn cử như hệ thống lưu trữ, cơ chế nào để nhà đầu tư yên tâm rót vốn, để trên cơ sở đó hoạch định và đảm bảo mục tiêu chuyển dịch năng lượng bền vững. Đây là bài toán không đơn giản”, PGS. TS Phạm Hoàng Lương nhấn mạnh.
Cho rằng nên nhìn chuyển dịch năng lượng trước tiên từ vấn đề an ninh năng lượng, ông Hà Đăng Sơn phân tích, việc chuyển dịch cần được quan tâm trên 4 lĩnh vực là: Sự sẵn có của các nguồn năng lượng; khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng ở các vùng miền; khả năng chi trả của người dân và cuối cùng là sự chấp nhận các loại năng lượng tại các địa phương, người dân đến đâu…
Hiện nay, xu hướng của thế giới là tăng cường tỷ trọng NLTT. Có thể nhận định điện gió, mặt trời, khí hydro sẽ là các nguồn năng lượng trong tương lai. Tuy nhiên dù muốn hay không, điện than vẫn sẽ đóng vai trò chạy nền quan trọng. Thế giới cũng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn điện than trong “một sớm một chiều”. “Bởi vậy, để chuyển dịch năng lượng từ sử dụng các năng lượng sơ cấp (than, dầu) sang các dạng năng lượng sạch hơn, Việt Nam phải nghiên cứu trong lộ trình của mình, thay đổi thế nào, quá trình chuyển đổi ra sao, tỷ lệ các nguồn trong từng thời kỳ. Hay chúng ta cứ nhắm mắt thực hiện theo “Net zero” - phát thải bằng không? Tôi cho rằng, cần phải tỉnh táo và cân nhắc trên các nghiên cứu khoa học”, ông Hà Đăng Sơn bày tỏ quan điểm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng Là quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng đầu trong ASEAN, chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng của việc chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng nâng cao tỷ trọng NLTT gắn liền với sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bền vững. Việt Nam đang xây dựng Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 với những định hướng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam như sau: Đa dạng hóa các nguồn năng lượng, chú trọng phát triển các nguồn năng lượng sạch, NLTT; đối với nguồn năng lượng hóa thạch, có lộ trình chủ động tích cực giảm, theo hướng phát triển bền vững, giảm phát thải carbon, phát triển mạnh nhiệt điện khí; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Trong bối cảnh thế giới đang chịu tác động cộng hưởng của đại dịch Covid-19, biến đối khí hậu và suy giảm tài nguyên thiên nhiên, cần phải có cách tiếp cận toàn cầu một cách bao trùm, tổng thể, bình đẳng và cùng có lợi. Việc tăng cường hợp tác quốc tế giữa các quốc gia đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển bền vững, giảm thiểu tác động tới môi trường và vì lợi ích chung của cộng đồng quốc tế. Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật hỗ trợ phát triển ngành năng lượng; khuyến khích đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư; tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các DN của Liên bang Nga và các nước đầu tư, kinh doanh vào lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam. (Lược ghi bài phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn lần thứ IV “Tuần lễ năng lượng Nga” được tổ chức tại Moscow từ ngày 13-15/10/2021) Bà Ngụy Thị Khanh, Giám đốc điều hành của Trung tâm Phát triển sáng tạo Xanh (GreenID): Quy hoạch điện VIII vẫn nên khai thác triệt để nguồn NLTT trong nước Để chuyển dịch năng lượng thành công cần rất nhiều yếu tố về công nghệ, hệ thống vận hành linh hoạt hơn, cấu trúc của thị trường… Việt Nam trong 2 năm vừa qua đã có sự phát triển đột phá về NLTT. Tuy nhiên, những thách thức cũng đã được nhìn nhận vì chưa có sự chuẩn bị hài hòa giữa chính sách với nhu cầu đầu tư lớn vào ngành. Việt Nam còn nhiều tiềm năng để phát triển NLTT như: Phát triển điện mặt trời nổi trên các công trình thủy điện để tận dụng nhà máy, đường dây truyền tải từ các dự án thủy điện; điện gió ngoài khơi cũng cần được xem xét, gắn với phát triển hydro; giải pháp về tích trữ năng lượng, hay phân tán điện mặt trời… Tôi cho rằng, Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Quy hoạch điện VIII) vẫn nên kiên trì và tiếp tục mục tiêu tạo cơ hội tối đa, khai thác triệt để các nguồn NLTT trong nước. Bởi lẽ đây là các dạng năng lượng không bị phụ thuộc vào nhiên liệu than, khí, biến động giá thị trường. Từ đó, có các chính sách, tạo thị trường để tháo gỡ, thúc đẩy phát triển các nguồn năng lượng này. Còn việc "đỏng đánh" phụ thuộc vào thời tiết của điện gió và điện mặt trời, cần có chính sách để đưa giải pháp tích trữ năng lượng vào chiến lược phát triển. Thanh Nguyễn (ghi) |
Bà Vũ Chi Mai, Trưởng hợp phần dự án 4E - EVEF, Chương trình Năng lượng GIZ.
Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng nguồn NLTT. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này vốn được nhìn nhận khá “đỏng đảnh”, khó kiểm soát. Bà đánh giá như thế nào về vai trò của NLTT với các nguồn năng lượng khác như than, dầu khí… ở Việt Nam thời gian tới? An ninh năng lượng nghĩa là an ninh quốc gia và phát triển kinh tế. Một mặt phải đảm bảo những nguồn chạy nền, tuy nhiên vẫn tìm giải pháp dài hơi hơn, chủ động năng lượng thông qua NLTT. Tất nhiên, NLTT “đỏng đảnh” nhưng yếu tố này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng những hệ thống dự báo tốt. Hoàn toàn có thể biết được công suất NLTT bằng bao nhiêu và điều phối một cách hợp lý bởi Việt Nam vẫn có nền là thuỷ điện và nhiệt điện. Điện mặt trời có ban ngày, không có ban đêm nhưng gió có ban đêm. Tương lai nữa, điện gió ngoài khơi cũng hoàn toàn có thể đóng vai trò lớn. Điện sinh khối hay (biomass power) cũng có tiềm năng. Điện sinh khối thể kết hợp cùng than trong những nhà máy để đồng phát. Công nghệ có thể đắt hơn nhưng lại có yếu tố cạnh tranh là những dự án đồng phát sử dụng điện sinh khối rơi vào mùa khô khi thuỷ điện không có. Nếu nhìn vào “bức tranh” tổng thể, những gì có thể đóng vai trò vào thời điểm nào thì tất cả các dạng năng lượng sẽ hỗ trợ nhau rất tốt. Tôi không nghĩ câu chuyện loại trừ là ổn ở Việt Nam. Bên cạnh NLTT vẫn nhìn thấy than, dầu khí có vai trò nhất định. Thách thức lớn nhất với chuyển dịch năng lượng của Việt Nam hiện nay là gì, thưa bà? Thách thức với Việt Nam hiện nay là các cơ chế, chính sách. Trước thực tế có thể thiếu điện vì tìm kiếm cơ hội đầu tư vào than gặp rất nhiều thách thức, đầu năm 2020, Chính phủ có yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Bộ Công Thương phải đảm bảo an ninh năng lượng. Với thời gian ngắn như vậy, nhìn thấy NLTT hoàn toàn có khả năng. Tuy nhiên, vì NLTT phát triển nhanh và công nghệ mới ở Việt Nam nên những điều kiện về tiêu chuẩn kỹ thuật chưa được xây dựng đầy đủ. Bên cạnh đó, các cấp quản lý khác nhau cũng chưa có đủ thời gian để nhìn nhận các vấn đề. Tất cả các yếu tố này dẫn tới hệ luỵ không chỉ cho nhà đầu tư trong việc cắt giảm công suất mà còn cho cả đơn vị vận hành là EVN. Tôi nhìn thấy động thái khác và cũng rất mong các nhà đầu tư hiểu là với tốc độ phát triển NLTT như vậy phải có những bước để điều chỉnh lại. Chính phủ cần có thời gian để điều chỉnh. Việc những cơ chế hỗ trợ ở thời điểm này chưa được đưa ra cũng là điều dễ hiểu bởi trong quá khứ đã có những cơ chế hỗ trợ mà không lường trước được những bước phát triển của NLTT. Đây là bài học để cùng nhìn lại. Bà có lưu ý gì cho quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam thời gian tới? Lộ trình chuyển dịch năng lượng của Việt Nam với việc NLTT vào ngày càng nhiều hơn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Việt Nam phải cân nhắc rất rõ, không chuyển dịch năng lượng bằng mọi giá. Cần nhìn xem hệ thống của Việt Nam đang có gì trong tay. Dù vậy, tôi cũng cho rằng không nên quá thận trọng bởi quá thận trọng sẽ khiến nhà đầu tư hoặc những tổ chức tài chính quốc tế cân nhắc rất nhiều có tiếp tục hỗ trợ, tiếp tục đầu tư vào Việt Nam hay không khi các cam kết chính trị thấp. Trong khi đó, các thị trường khác lại có những cam kết, yếu tố mở cho thị trường. Xin cảm ơn bà! |
Tin liên quan
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
09:28 | 23/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng dự Tọa đàm về phát triển toàn cầu trong Kỷ nguyên Thông minh
14:00 | 22/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Warsaw, bắt đầu thăm Ba Lan
15:12 | 16/01/2025 Sự kiện - Vấn đề
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics