Canada khủng hoảng nhân công do Covid-19
Canada mong muốn hợp tác sâu sắc hơn với các nền kinh tế ASEAN | |
Hệ lụy từ khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu | |
Liên minh châu Âu và Canada thống nhất về vấn đề vaccine COVID-19 |
Có tới 2/3 số doanh nghiệp của nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công |
Ở trung tâm Thủ đô Ottawa, thông báo "Cần nhân sự" trên cửa sổ của nhà hàng Corazon De Maiz - giống như nhiều nhà hàng khác ở Canada - đã không nhận được hồi đáp kể từ khi các quy định hạn chế để phòng dịch Covid-19 được dỡ bỏ. Việc chấm dứt phong tỏa đã thu hút nhiều khách hàng đến với các nhà hàng ở Thủ đô Ottawa, nhưng tình trạng thiếu nhân công trong nhà bếp lại khiến các nhà hàng không thể đáp ứng hết nhu cầu của thực khách.
Ông Eric Igari - chủ nhà hàng Corazon De Maiz chia sẻ: "Chúng tôi đột nhiên bận rộn hơn, nhưng lại phải đóng cửa sớm hơn vì cả tôi và vợ đều kiệt sức sau một ngày làm việc cật lực". Ông cũng đã thuê thêm người làm, nhưng họ bỏ việc chỉ sau 3 giờ vì cho rằng công việc này quá vất vả trong khi đồng lương chưa tương xứng.
Nghiên cứu của Chính phủ và các nghiệp đoàn tại Canada cho thấy hiện có tới 2/3 số doanh nghiệp của nước này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân công. Các ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất là chăm sóc sức khỏe, dịch vụ ăn uống, sản xuất và xây dựng. Theo số liệu mới nhất của Cơ quan thống kê Canada, tổng cộng hơn 1 triệu vị trí việc làm đã bị bỏ trống trong tháng 9 vừa qua - nhiều gấp đôi con số thống kê của cách đây 2 năm, trong đó có 196.100 việc làm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống và 131.200 việc làm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
Chuyên gia Trevin Stratton thuộc Deloitte Canada cho biết các yếu tố góp phần vào sự thiếu hụt nhân công hiện nay bao gồm cả tình trạng già hóa dân số và số người nhập cư ít đi do các quy định hạn chế đi lại mà Canada đã áp đặt để phòng dịch Covid-19. Một số ngành nghề đang linh hoạt thích ứng thông qua ứng dụng công nghệ như tăng cường tự động hóa trong sản xuất, thương mại điện tử trong bán lẻ hoặc cho phép nhân viên làm việc tại nhà. Tuy nhiên, ở các lĩnh vực khác, "nhiều công nhân không thực sự cảm thấy thoải mái khi phải làm việc ở đâu đó mà họ phải trực tiếp có mặt". Ngành công nghiệp nhà hàng là một ví dụ điển hình khi người lao động đã chán ngấy với chu kỳ "phong tỏa - mở cửa trở lại" trong suốt thời gian đại dịch và “họ muốn hướng tới công việc khác ổn định hơn”.
Trong bối cảnh chỉ còn vài tuần nữa là đến Giáng sinh, cuộc khủng hoảng nhân sự này cũng cho thấy sự tác động rõ rệt tới nguồn cung những người sắm vai ông già Noel tại các trung tâm mua sắm. Jeff Gilroy thuộc công ty Just Be Claus cho biết ông đã từ chối 200 hợp đồng thuê ông già Noel tại Ontario. Trong khi đó, bà Catherine Lacasse thuộc Cơ quan Santa Claus chuyên nghiệp của Quebec cho biết tỉnh của bà dù có rất nhiều ông già Noel, nhưng lại đang chật vật để tìm cho đủ số chú lùn đi cùng ông già Noel.
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Canada năm nay cũng chứng kiến một cuộc “di cư” lớn, đặc biệt là của các y tá, do "sự căng thẳng trong công việc". Bệnh viện Lachine ở Montreal đã phải đóng cửa các phòng cấp cứu vào ban đêm do "tình trạng thiếu y tá nghiêm trọng". Trong khi đó, một số bệnh viện khác "đang trải qua sự thiếu hụt lớn về lao động, theo đó dẫn đến hạn chế chất lượng khám chữa bệnh cũng như khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc của người bệnh".
Theo một cuộc khảo sát mới đây, các doanh nghiệp nhỏ và trung bình ở Canada có thể nợ tới 135.000 USD do đại dịch Covid-19 và khoảng 180.000 doanh nghiệp, tương đương 1/6 số doanh nghiệp ở nước này, "có nguy cơ phải đóng cửa".
Tin liên quan
Chuyên gia Canada: Giảm thuế GTGT là cần thiết nhưng không nhất thiết phải có trong mọi cuộc suy thoái
21:08 | 25/09/2024 Tài chính
Truyền thông là trụ cột quan trọng để quản trị rủi ro trên thị trường trái phiếu
16:37 | 24/09/2024 Chứng khoán
Đào tạo nguồn nhân lực bán dẫn cần sự đồng bộ
13:40 | 21/08/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ vận động tranh cử xuyên đêm tại các bang chiến trường
08:48 | 05/11/2024 Nhìn ra thế giới
Cuộc đua sít sao chưa từng có
20:04 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Những kết quả nổi bật từ Phiên họp của Uỷ ban Kỹ thuật thường trực WCO
15:20 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
WCO và Hải quan New Zealand tổ chức hội thảo về chống rửa tiền và buôn lậu tài sản giá trị lớn
10:13 | 04/11/2024 Hải quan thế giới
Giới học giả nêu bật lợi ích của việc Mỹ-Trung Quốc tăng cường hợp tác về AI
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nỗ lực bứt phá ở những ngày cuối cùng trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ
10:07 | 04/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lượng khí đốt Nga cung cấp cho châu Âu tăng lên gần mức tối đa
08:48 | 03/11/2024 Nhìn ra thế giới
Hàn Quốc và Trung Quốc trong cuộc đua chip bán dẫn
08:36 | 02/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát của Eurozone trong tháng 10 tăng mạnh hơn dự báo
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Trung Quốc sẽ tiếp tục ủng hộ Cuba chống lại lệnh cấm vận của nước ngoài
09:07 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
Giới đầu tư đổ về châu Á trước thềm bầu cử Mỹ
07:53 | 01/11/2024 Nhìn ra thế giới
WCO: Phiên họp lần thứ 21 của Nhóm chống hàng giả và vi phạm bản quyền
13:55 | 31/10/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế Eurozone chật vật với các “cơn gió ngược”
09:10 | 31/10/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK