Khu công nghiệp phía Nam chuyển mình để tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững
![]() | Khu Công nghệ cao TPHCM cần kiến tạo các ngành công nghiệp mới cho quốc gia |
![]() | Các khu chế xuất, khu công nghiệp TPHCM thu hút đầu tư hơn 12,3 tỷ USD |
![]() | Tạo dựng “hệ sinh thái” cho khu công nghiệp |
![]() |
Hoạt động của doanh nghiệp FDI Khu chế xuất Tân Thuận, TPHCM. Ảnh: TTXVN |
Thu hút nhiều dự án đầu tư FDI lớn
Theo các chuyên gia, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là vùng phát triển năng động và có tỷ trọng đóng góp lớn nhất cả nước. Đây là vùng kinh tế có khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Việt Nam. Tính đến tháng 11/2022 vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã thu hút 19.835 dự án đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng mức đầu tư trên 192 tỷ USD. |
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam hiện có hơn 140 KCN, KCX đang hoạt động. Trong đó, một số tỉnh, thành phố như TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai là những địa phương có kim ngạch xuất khẩu lớn của cả nước, giá trị sản xuất công nghiệp luôn giữ được mức tăng trưởng ổn định qua nhiều năm. Đặc biệt, trong thu hút đầu tư FDI những năm gần đây, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đã có sự chọn lọc nên có nhiều dự án công nghiệp hỗ trợ lớn - đúng lĩnh vực cả nước đang cần. Việc đẩy mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao sẽ có tác động lan tỏa đến hầu hết các ngành công nghiệp, tạo ra sản phẩm chất lượng cao cho các ngành kinh tế trong vùng. Đáng chú ý, năm 2022, mặc dù nền kinh tế toàn cầu vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng chúng ta đã chứng kiến nhiều thương vụ FDI thành công tại các khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm này, Bình Dương đang trở thành một trong những địa phương đứng đầu về thu hút đầu tư vào các KCN. Ông Võ Văn Minh, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương cho biết, tới nay Bình Dương đã có 29 KCN được thành lập trong tổng số 34 KCN theo quy hoạch. Các khu công nghiệp tại Bình Dương đều có tỉ lệ lấp đầy cao, giúp tỉnh luôn thuộc nhóm các địa phương thu hút vốn đầu tư FDI cao nhất cả nước. Vừa qua, một số dự án lớn đã được khởi động như khởi công khu công nghiệp Việt Nam - Singapore 3 quy mô 1.000 ha với dự án đầu tiên trên 1 tỉ USD của Tập đoàn LEGO (Đan Mạch), trao chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Pandora (sản xuất đồ trang sức) quy mô 163 triệu USD...
Mới đây, UBND tỉnh Bình Dương đã ký biên bản ghi nhớ với Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO) để xây dựng khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Dự kiến quy mô đầu tư khoảng 26.000 tỉ đồng (tương đương hơn 1 tỉ USD). Theo lãnh đạo UBND tỉnh Bình Dương, việc hình thành một khu công nghiệp cơ khí hỗ trợ trên địa bàn có ý nghĩa quan trọng để giúp cộng đồng doanh nghiệp trong nước lớn mạnh, tham gia sâu vào chuỗi sản xuất toàn cầu.
TPHCM là một trong những địa phương có quy mô KCN lớn với 3 KCX và 14 KCN đi vào hoạt động. Lũy kế đến tháng 10 năm 2022, các KCX, KCN đã thu hút được 1.674 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký 12,5 tỷ USD. Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 45%. Bình quân hàng năm, các KCX, KCN thu hút hơn 260 triệu USD vốn đầu tư FDI, chiếm tỷ trọng 58% vốn đầu tư nước ngoài của TPHCM trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Giá trị xuất khẩu trung bình hàng năm của KCX, KCN đạt 7 tỷ USD, chiếm trên 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của TPHCM.
Năm 2022, Bà Rịa-Vũng Tàu được đánh giá là một trong những điểm sáng về thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Từ đầu năm đến nay, các KCN đã thu hút thêm 48 dự án đầu tư, đạt 127% kế hoạch năm. Tổng vốn thu hút 1,336 tỷ USD, đạt 124% kế hoạch, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2021. Kết quả này là nhờ tỉnh đã tập trung xây dựng hạ tầng KCN đồng bộ, hiện đại, tạo quỹ đất sạch thu hút nhà đầu tư. Điển hình, Bà Rịa – Vũng Tàu đã chọn KCN Phú Mỹ 3 làm KCN chuyên sâu. Tính đến tháng 11/2022, KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3 đã thu hút 36 dự án đầu tư với tổng vốn khoảng 60.000 tỷ đồng.
Bức tranh mới cho KCN
Trước bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập sâu rộng và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra rất nhanh trên mọi lĩnh vực; đặc biệt khi nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phục hồi sau đại dịch đã đặt ra cho các KCX, KCN các tỉnh, thành nói chung và khu vực phía Nam nói riêng yêu cầu phải đổi mới. Đặc biệt là xu hướng KCN sinh thái, KCN công nghệ cao thông qua đổi mới công nghệ, nâng cao giá trị và thân thiện với môi trường…
Tại Đồng Nai, KCN AMATA là một trong 3 KCN được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chọn làm thí điểm KCN sinh thái trong giai đoạn 2020-2023. Nhìn từ câu chuyện phát triển của các KCN AMATA, bà Somhatai Panichewa, Tổng Giám đốc AMATA Việt Nam cho biết, đầu tư vào Việt Nam từ năm 1994 đến nay, tập đoàn này đã có 3 KCN ở Việt Nam gồm: AM ATACity Biên Hòa (513 ha); AMATA City Long Thành (410 ha), AMATA City Hạ Long (710 ha). Với hơn 190 nhà đầu tư trong các KCN của AMATA đã mang lại cho tập đoàn với số vốn FDI lên tới hơn 4 tỷ USD.
Theo bà Nguyễn Trâm Anh, chuyên gia kỹ thuật quốc gia Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc (UNIDO), Ban Quản lý dự án KCN sinh thái Việt Nam, KCN AMATA đang triển khai mô hình KCN sinh thái theo khung quốc tế, bước đầu đã đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp và đã xác định được cơ hội cộng sinh công nghiệp. Do đó, công ty hạ tầng KCN AMATA nên vận động các doanh nghiệp trong khu cùng tham gia để ổn định sản xuất, tiết kiệm chi phí, góp phần bảo vệ môi trường.
Tương tự tại TPHCM, KCN Hiệp Phước đang được chuyển đổi theo hướng tiếp cận từ Chương trình KCN sinh thái toàn cầu giai đoạn 2020 – 2023, do Chính phủ Thuỵ Sĩ hỗ trợ. Hiện có 24 doanh nghiệp tại đây đăng ký tham gia chương trình chuyển đổi mô hình sản xuất sạch hơn nhằm sử dụng hiệu quả nguyên, nhiên liệu, bền vững với môi trường. Với các khu công nghiệp mới, TPHCM định hướng phát triển theo quy định tại Nghị định 35 của Chính phủ và sẽ thí điểm xây dựng ngay từ đầu một khu công nghiệp sinh thái gắn với đổi mới công nghệ.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, mô hình khu công nghiệp sinh thái chỉ thực sự phát huy vai trò tích cực đối với với chiến lược phát triển bền vững của quốc gia khi được nhân rộng trên cả nước, với các hỗ trợ về chính sách, công nghệ, tài chính, thông tin và cơ chế kết nối chặt chẽ giữa các cơ quan trong nước và các tổ chức quốc tế. Đồng thời, việc bổ sung chính sách ưu đãi về tài chính cho các khu công nghiệp, khu sinh thái, doanh nghiệp sinh thái như miễn, giảm thuế, tiền thuê đất, ưu tiên vay vốn tín dụng… là cần thiết để khuyến khích doanh nghiệp tự thực hiện việc chuyển đổi và xây dựng mới khu công nghiệp sinh thái.
Tin liên quan

Doanh nghiệp khu công nghiệp chuyển hướng sang chiến lược linh hoạt
08:19 | 28/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Bình Dương thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp thế hệ mới
17:32 | 25/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

(INFOGRAPHICS): Tín hiệu tích cực trong thu hút FDI tại Việt Nam 5 tháng đầu năm 2025
15:16 | 20/06/2025 Infographics

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Giá Đô la Mỹ trong nước tiếp tục biến động ngược chiều với giá thế giới

Công nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng nội địa dẫn dắt tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2025

Cảnh sát biển quyết liệt phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Giá vàng trong nước tháng 6/2025 hạ nhiệt, giảm 1,27% so với tháng 5/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics

Hải quan khu vực XX hướng dẫn doanh nghiệp quy định về ưu đãi đầu tư

Nửa đầu năm, quy mô kim ngạch qua Hải quan khu vực V xấp xỉ 100 tỷ đô

Giải quyết thủ tục hành chính thuế kịp thời đáp ứng yêu cầu chính quyền 2 cấp

Hải quan khu vực XIV: Đảm bảo duy trì hoạt động thông suốt

Công bố lãnh đạo chủ chốt của Thuế tỉnh Phú Thọ

6 tháng đầu năm, Thái Nguyên thu ngân sách đạt 11.062 tỷ đồng

Những doanh nghiệp liên tục góp mặt trong VIX50 suốt 5 năm

Truyền thông và thương hiệu: Nền móng niềm tin, đòn bẩy giúp doanh nghiệp tăng trưởng

Cỗ máy gia tốc từ Nghị quyết 57-NQ/TW: Một bài học sống động

Hải Phòng sau sáp nhập: Cơ hội mới cho thị trường bất động sản bứt tốc

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Đề xuất hoàn thiện cơ sở pháp lý về thời hạn xử lý nghĩa vụ tài chính đất đai

Hàng hóa phục vụ phát triển khoa học, công nghệ được miễn thuế nhập khẩu

Quy định mới về kiểm tra, xác định trị giá hải quan

Thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa từ kho ngoại quan của doanh nghiệp chế xuất

Giảm 50% mức thu của 46 loại phí, lệ phí

Thủ tục hải quan khi thay đổi địa chỉ theo đơn vị hành chính mới

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam

Hoạt động xuất khẩu qua địa bàn Hà Tĩnh tăng trưởng đáng kể

Xuất khẩu rau quả hụt hơi: Chặng nước rút 4,9 tỷ USD khó về đích

Cà phê Việt: Nửa năm, chinh phục trọn kế hoạch

65 tỷ USD: Mục tiêu lớn trên hành trình bền bỉ của nông nghiệp Việt Nam

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
Lý giải nguyên nhân giá vật liệu xây dựng 6 tháng đầu năm tăng kỷ lục

10/11 nhóm hàng đẩy CPI tháng 6 lên 0,48%

Bất động sản phía Nam đang “hút” dòng tiền đầu tư từ miền Bắc

OCOP Việt: Hành trình vươn ra thế giới

Thị trường bất động sản kỳ vọng sự "bùng nổ"
