Khai mạc SEA Games 30 - Philippines 2019: Đừng trách cái... “hội làng"
Nhưng oái ăm, thay vì bàn đến chuyện "những cuộc thi đấu, những tấm huy chương", thì SEA Games 30 lại nóng vì chuyện tổ chức kiểu "hội làng".
1. SEA Games 30 đã là lần thứ 4 Philippines đứng ra đăng cai tổ chức sau các năm 1981, 1991 và gần nhất là 2005.
Dù phải tới ngày 16/8/2017, Philippines mới chính thức nhận đăng cai tổ chức SEA Games 30 thay cho Brunei (tới phiên tổ chức nhưng rút lui vì lý do tài chính và hậu cần), thì không mấy ai nghi ngờ về năng lực của nước chủ nhà. Nhắm tới cuộc đua giành quyền đăng cai Đại hội Thể thao châu Á - ASIAD 2030, Philippines tổ chức SEA Games 30 có quy mô lớn nhất trong lịch sử về chuyên môn với 56 môn thể thao tranh 529 bộ huy chương cùng sự tham gia của tất cả 11 đoàn thể thao quốc gia trong khu vực.
Để phục vụ Đại hội, theo thông tin từ báo chí, nước chủ nhà đã chi khoảng 215 triệu USD mà hầu hết là số tiền đi vay, trong đó khoản chi lớn nhất là xây dựng cơ sở thể thao của thành phố New Clark với chi phí lên đến 206 triệu USD.
Tuy nhiên, việc chi nhiều tiền và hầu hết là tiền đi vay đã và đang khiến Ban tổ chức SEA Games phải đối mặt với nhiều chỉ trích khi nền kinh tế cũng như tình hình an ninh của đất nước này có nhiều vấn đề nóng hơn là thể thao. Và những chỉ trích còn nóng hơn khi SEA Games chính thức bắt đầu, hàng loạt công trình phục vụ thi đấu, bao gồm cả Philippine Arena -đấu trường đa năng trong nhà lớn nhất thế giới với sức chứa chỗ ngồi tối đa 55.000, nơi tổ chức lễ khai mạc vẫn ngổn ngang.
Tệ hơn, khi ngày khai cuộc cận kề, các đoàn thể thao đã có mặt thì nảy sinh thêm những rắc rối hậu cần khác nhau như tắc nghẽn giao thông, địa điểm thi đấu chưa hoàn thành và thực phẩm không đủ phục vụ cho các vận động viên. Hình ảnh các cầu thủ bóng đá nam Campuchia phải ngủ trên sân nhà, đoàn thể thao Singapore gửi thư "kêu cứu" vì không đủ ăn, hay đội bóng đá nữ Việt Nam... không chỉ khiến Ban tổ chức SEA Games 30 liên tục phải xin lỗi mà còn làm méo mó hình ảnh đại hội thể thao theo kiểu hội làng.
2. Để trả lời câu hỏi tại sao, khoan hãy trách chủ nhà Philippines mà cần nhìn lại chính SEA Games - sân chơi thể thao thuộc hàng lâu đời của thể thao thế giới. Được tổ chức lần đầu từ năm 1959, SEA Games đang trở nên bất cập nếu nhìn vào dòng chảy của thể thao thế giới và đang trở thành gánh nặng kinh tế cho các nước chủ nhà.
Được xem là bàn đạp cho thể thao khu vực Đông Nam Á hướng tới những sân chơi lớn hơn như châu Á, thế giới, nhưng việc diễn ra với chu kỳ quá ngắn 2 năm/1 lần, khiến sức cạnh tranh về chuyên môn không lớn. Thực tế, khoảng cách giữa các đoàn thể thao mạnh như: Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia... ngày các lớn so với các quốc gia còn lại. Tệ hơn là việc nước chủ nhà được trao quá nhiều lợi thế trong khâu tổ chức thi đấu đã tạo nên tình trạng vơ vét huy chương Vàng bằng cách đưa vào chương trình những thế mạnh riêng của mình, bỏ đi các môn thể thao cơ bản.
Về kinh tế, các khoản chi cho SEA Games có xu hướng ngày một tăng. Theo thống kê chưa đầy đủ, năm 2005, Philippines chi 178 triệu USD, năm 2011 Indonesia chi 232 triệu USD, năm 2015 Singapore tiêu 244 triệu USD và khủng nhất là SEA Games năm 2013 ở Myanmar lên tới… 400 triệu USD!
Tất nhiên, khi đã nhận lời đăng cai tổ chức, mỗi quốc gia đều phải tính toán những lợi ích riêng, nhưng rõ ràng khi mà cả lợi ích thể thao lẫn lợi ích kinh tế đều thấp, thì chẳng ai muốn "được" làm chủ nhà. Điều đó lý giải tại sao nhiều quốc gia từ chối dù theo vòng quay tổ chức đến lượt (như Brunei với SEA Games 30 này), hoặc có tổ chức thì đưa về vùng sâu, vùng xa để làm động lực phát triển hạ tầng, đời sống tinh thần.
Vậy thì trách gì SEA Games!
SEA Games 30 diễn ra từ ngày 30/11 đến 11/12 tại và đoàn Việt Nam tham gia hơn 40 bộ môn với mục tiêu giành 65 đến 70 huy chương Vàng để đứng trong Top 3. Bên cạnh đó là mục tiêu quan trọng khác - Giành huy chương Vàng môn bóng đá nam. |
Tin liên quan
Chính thức có mặt tại Việt Nam Porsche Panamera 2024 giá từ 6,42 tỷ đồng
09:51 | 08/10/2024 Xe - Công nghệ
Bùng nổ thương hiệu xe đạp lạ, khẳng định tiềm năng thị trường thể thao Việt Nam
09:30 | 29/09/2024 Xe - Công nghệ
Gần 200 vận động viên tham gia Giải Thể thao thành lập Hải quan Việt Nam
16:56 | 09/09/2024 Hải quan
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021
10:23 | 31/12/2020 Giải trí
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt
08:28 | 31/12/2020 Giải trí
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19
09:08 | 30/12/2020 Giải trí
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo
09:07 | 30/12/2020 Giải trí
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”
12:23 | 28/12/2020 Giải trí
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"
08:15 | 28/12/2020 Giải trí
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự
08:03 | 28/12/2020 Giải trí
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020
07:41 | 28/12/2020 Giải trí
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"
21:46 | 27/12/2020 Giải trí
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020
15:21 | 26/12/2020 Giải trí
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam
15:56 | 25/12/2020 Giải trí
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn
15:47 | 25/12/2020 Giải trí
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu
13:17 | 24/12/2020 Giải trí
Tin mới
Vắng bóng các thương vụ "khủng", thị trường IPO ảm đạm nhất trong 9 năm qua
Thúc đẩy công khai ngân sách cấp huyện
Dệt may, da giày cần trợ lực để xanh hóa chuỗi cung ứng
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics