Facebook Twitter youtube Tiktok

Thành tích của Việt Nam qua 15 lần tham dự SEA Games 30

Tại SEA Games 30 lần này, những môn thể thao được xem là thế mạnh của Việt Nam như điền kinh, bơi lội, bắn súng, võ thuật… vẫn hứa hẹn sẽ đem lại thành tích cao cho 
don chao sea games 30 su kien the thao lon nhat khu vuc Chủ nhà SEA Games 30 Philippines tổ chức kém, tất cả đều 'việt vị'
don chao sea games 30 su kien the thao lon nhat khu vuc Infographics: Lịch thi đấu SEA Games 30
don chao sea games 30 su kien the thao lon nhat khu vuc Cháy vé trận U22 Việt Nam vs U22 Thái Lan ở SEA Games 30
don chao sea games 30 su kien the thao lon nhat khu vuc
Lễ thắp và rước ngọn đuốc SEA Games 30, Philippines. (Nguồn: sports.inquirer.net).

Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 30 (SEA Games 30) sẽ chính thức diễn ra từ ngày 30/11 đến ngày 11/12/2019. Đây là đại hội thể thao lớn nhất của khu vực Đông Nam Á nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực.

Lịch sử SEA Games

Trước khi có tên chính thức là Đại hội thể thao Đông Nam Á-SEA Games (South-East Asian Games), sự kiện diễn ra 2 năm/1 lần này có tên là Đại hội thể thao Bán đảo Đông Nam Á (SEAP Games).

Cách đây hơn nửa thế kỷ, xuất phát từ quan điểm rằng, những quốc gia Đông Nam Á có nhiều điểm tương đồng về lối sống, nền văn hóa, khí hậu và cả thể chất con người; cùng có một trình độ căn bản tương đương nhau về thành tích thể thao, nên cần tập hợp lại, hỗ trợ lẫn nhau tổ chức thường xuyên và định kỳ một đại hội thể thao chung có quy mô thích hợp giữa các quốc gia.

Vì vậy, ngày 22/5/1958, đại biểu các nước trong khu vực bán đảo Đông Nam Á khi đó đang tham dự Đại hội thể thao châu Á lần thứ III ở Tokyo (Nhật Bản) đã nhóm họp và nhất trí thành lập một tổ chức thể thao riêng của khu vực, mang tên là Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á (viết tắt là SEAP Games Federation), nhằm mục đích: Tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước trong khu vực; Không ngừng nâng cao thành tích, kỹ thuật, chiến thuật các môn thể thao; Tạo điều kiện cho vận động viên các nước rèn luyện và thi đấu nhằm tham gia tốt hơn tại các Đại hội thể thao châu Á và Đại hội Olympic.

Sau đó một năm, SEAP Games 1 đã được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan) từ ngày 12 đến 17/12/1959 với sự tham dự của 527 vận động viên thuộc các quốc gia Thái Lan, Burma (nay là Myanmar), Malaysia, Singapore, Việt Nam và Lào, tranh tài ở 12 môn thể thao.

Năm 1965, Liên đoàn thể thao Bán đảo Đông Nam Á kết nạp thêm thành viên là Singapore sau khi Singapore tách ra khỏi Liên bang Malaysia để thành lập một quốc gia độc lập.

Từ năm 1977, SEAP Games chính thức được đổi tên là SEA Games. Ở kỳ đại hội này, có thêm hai thành viên mới tham gia là Indonesia và Philippines. Tiếp sau đó, SEA Games có thêm sự tham gia của Brunei kể từ Đại hội lần thứ 10 tổ chức tại Jakarta, Indonesia vào năm 1979. Quốc gia cuối cùng tham gia vào SEA Games là Đông Timor tại SEA Games 22 tổ chức năm 2003 tại Việt Nam.

Ngày nay, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) vẫn luôn là một sự kiện thể thao lớn của khu vực, được tổ chức 2 năm/1 lần với sự tham gia của các vận động viên thuộc 11 quốc gia khu vực Đông Nam Á. Những môn thể thao tổ chức tại một kỳ đại hội do Liên đoàn thể thao Đông Nam Á quyết định, đặt dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và Hội đồng Olympic châu Á.

Tính đến kỳ Sea Games 30, Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia có số lần tổ chức SEA Games nhiều nhất với 6 lần; Singapore, Indonesia và Philippines xếp thứ hai với 4 lần tổ chức Sea Games; Myanmar xếp thứ ba với 3 lần tổ chức; những quốc gia có 1 lần tổ chức bao gồm Việt Nam, Brunei, Lào.

Đoàn Thể thao Việt Nam đã tham dự SEA Games từ những ngày đầu thành lập. Trong đó, thời kỳ trước năm 1975, miền Nam Việt Nam trước đây đã là một trong những thành viên sáng lập Liên đoàn Thể thao Bán đảo Đông Nam Á và liên tục đưa đoàn thể thao tham dự từ Đại hội lần thứ nhất (năm 1959) đến Đại hội lần thứ 7 (năm 1973).

Thời kỳ sau năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, trải qua một thời gian khắc phục hậu quả chiến tranh, Việt Nam đã từng bước tham gia trở lại vào sinh hoạt chung của Liên đoàn Thể thao Đông Nam Á.

Năm 1989, sau 13 năm (từ SEAP Games 8 - năm 1975 đến SEA Games 14 - năm 1987 không tham dự), Đoàn Thể thao Việt Nam đã hòa nhập trở lại đấu trường khu vực (SEA Games 15-1989). Từ chỗ thể thao Việt Nam tham dự với mục tiêu hoà nhập, học hỏi bạn bè quốc tế, giờ đây, thể thao Việt Nam có thể tự tin bước vào các trận thi tài quốc tế, đặc biệt là một số môn võ thuật.

Tham dự SEA Games, thành tích của Đoàn Thể thao Việt Nam cũng từng bước được nâng dần lên. Nếu như tại SEA Games lần thứ 15, 16, đoàn Thể thao Việt Nam còn xếp thứ 7 khu vực, thì đến SEA Games 21, đoàn Thể thao Việt Nam đã vươn lên xếp thứ 4 khu vực, và đứng thứ nhất ở kỳ SEA Games 22 (với tư cách là nước chủ nhà). Trong 4 kỳ SEA Games liên tiếp gần đây, đoàn thể thao Việt Nam giữ vững vị trí thứ 3 trong các bảng tổng kết huy chương.

Tại SEA Games 30 lần này, những môn thể thao được xem là thế mạnh của Việt Nam như điền kinh, bơi lội, bắn súng, võ thuật… vẫn hứa hẹn sẽ đem lại thành tích cao cho đoàn. Đặc biệt, sự thành công của bóng đá Việt Nam trong hai năm gần đây đang là động lực mạnh mẽ cho các vận động viên ở các môn thể thao khác càng quyết tâm hơn để giành được những tấm huy chương vàng. Để vị thế của cả nền thể thao Việt Nam được nâng tầm chứ không riêng gì bóng đá.

Nhìn lại thành tích của các nước qua 29 kỳ SEA Games

- SEA Games 29 (2017, tại Malaysia): Malaysia xếp thứ nhất với 145 huy chương vàng (huy chương vàng), 92 huy chương bạc, 86 huy chương đồng; Thái Lan xếp thứ hai với 72 huy chương vàng, 86 huy chương bạc, 88 huy chương đồng; Việt Nam xếp thứ ba với 58 huy chương vàng, 50 huy chương bạc, 60 huy chương đồng.

- SEA Games 28 (2015, tại Singapore): Thái Lan xếp thứ nhất (95 huy chương vàng, 83 huy chương bạc, 69 huy chương đồng); đứng thứ hai là Singapore (84 huy chương vàng, 73 huy chương bạc, 102 huy chương đồng); Việt Nam đứng thứ 3 (73 huy chương vàng, 53 huy chương bạc, 60 huy chương đồng).

- SEA Games 27 (2013, tại Myanmar): Thái Lan xếp thứ nhất (107 huy chương vàng, 94 huy chương bạc, 81 huy chương đồng); Myanmar xếp thứ 2 (86 huy chương vàng, 62 huy chương bạc, 85 huy chương đồng); Việt Nam xếp thứ 3 (73 huy chương vàng, 86 huy chương bạc, 86 huy chương đồng).

- SEA Games 26 (2011, tại Indonesia): Indonesia xếp thứ nhất (182 huy chương vàng, 151 huy chương bạc, 143 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (109 huy chương vàng, 100 huy chương bạc, 120 huy chương đồng); Việt Nam xếp thứ ba (96 huy chương vàng, 92 huy chương bạc, 100 huy chương đồng).

- SEA Games 25 (2009, tại Lào): Thái Lan xếp thứ nhất (86 huy chương vàng, 83 huy chương bạc, 97 huy chương đồng); Việt Nam xếp thứ hai (83 huy chương vàng, 75 huy chương bạc, 57 huy chương đồng); Indonesia xếp thứ ba (43 huy chương vàng, 53 huy chương bạc, 74 huy chương đồng).

don chao sea games 30 su kien the thao lon nhat khu vuc
Quang cảnh Lễ xuất quân Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự SEA Games 30. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN).

- SEA Games 24 (2007, tại Thái Lan): Thái Lan xếp thứ nhất (183 huy chương vàng, 123 huy chương bạc, 103 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ hai (68 huy chương vàng, 52 huy chương bạc, 96 huy chương đồng); Việt Nam xếp thứ ba (64 huy chương vàng, 58 huy chương bạc, 82 huy chương đồng).

- SEA Games 23 (2005, tại Philippines): Philippines xếp thứ nhất (113 huy chương vàng, 84 huy chương bạc, 94 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (87 huy chương vàng, 78 huy chương bạc, 118 huy chương đồng); Việt Nam xếp thứ ba (71 huy chương vàng, 68 huy chương bạc, 89 huy chương đồng).

- SEA Games 22 (2003, tại Việt Nam): Việt Nam xếp thứ nhất (158 huy chương vàng, 97 huy chương bạc, 91 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (90 huy chương vàng, 93 huy chương bạc, 98 huy chương đồng); Indonesia xếp thứ ba (55 huy chương vàng, 68 huy chương bạc, 98 huy chương đồng).

- SEA Games 21 (2001, tại Malaysia): Malaysia xếp thứ nhất (111 huy chương vàng, 75 huy chương bạc, 85 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (103 huy chương vàng, 86 huy chương bạc, 89 huy chương đồng); Indonesia xếp thứ ba (72 huy chương vàng, 74 huy chương bạc, 80 huy chương đồng).

- SEA Games 20 (1999, tại Brunei): Thái Lan xếp thứ nhất (65 huy chương vàng, 48 huy chương bạc, 56 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ hai (57 huy chương vàng, 45 huy chương bạc, 42 huy chương đồng); Indonesia xếp thứ ba (44 huy chương vàng, 43 huy chương bạc, 58 huy chương đồng)…

- SEA Games 19 (1997, tại Indonesia): Indonesia xếp thứ nhất (194 huy chương vàng, 101 huy chương bạc, 115 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (83 huy chương vàng, 97 huy chương bạc, 78 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ ba (55 huy chương vàng, 68 huy chương bạc, 75 huy chương đồng).

- SEA Games 18 (1995, tại Thái Lan): Thái Lan xếp thứ nhất (157 huy chương vàng, 98 huy chương bạc và 91 huy chương đồng); Indonesia xếp thứ hai (77 huy chương vàng, 67 huy chương bạc và 77 huy chương đồng); Philippines xếp thứ ba (33 huy chương vàng, 48 huy chương bạc và 62 huy chương đồng).

- SEA Games 17 (1993, tại Singapore): Indonesia xếp thứ nhất (88 huy chương vàng, 81 huy chương bạc và 84 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (63 huy chương vàng, 70 huy chương bạc và 63 huy chương đồng); Philippines xếp thứ ba (57 huy chương vàng, 59 huy chương bạc và 72 huy chương đồng)

- SEA Games 16 (1991, tại Philippines): Indonesia xếp thứ nhất (92 huy chương vàng, 86 huy chương bạc và 69 huy chương đồng); Philippines xếp thứ hai (91 huy chương vàng, 62 huy chương bạc và 84 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ ba (72 huy chương vàng, 80 huy chương bạc và 71 huy chương đồng)…

- SEA Games 15 (1989, tại Malaysia): Indonesia xếp thứ nhất (102 huy chương vàng, 78 huy chương bạc, 71 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ hai (67 huy chương vàng, 58 huy chương bạc, 76 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ ba (62 huy chương vàng, 63 huy chương bạc, 66 huy chương đồng).

- SEA Games 14 (1987, tại Indonesia): Indonesia xếp thứ nhất (185 huy chương vàng, 136 huy chương bạc và 59 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (63 huy chương vàng; 58 huy chương bạc và 67 huy chương đồng); Philippines xếp thứ ba (59 huy chương vàng, 78 huy chương bạc và 69 huy chương đồng).

- SEA Games 13 (1985, tại Thái Lan): Thái Lan xếp thứ nhất (93 huy chương vàng, 65 huy chương bạc và 59 huy chương đồng); Indonesia xếp thứ hai (62 huy chương vàng, 75 huy chương bạc và 76 huy chương đồng); Philippines xếp thứ ba (43 huy chương vàng, 54 huy chương bạc và 51 huy chương đồng).

- SEA Games 12 (1983, tại Singapore): Indonesia xếp thứ nhất (64 huy chương vàng, 67 huy chương bạc và 54 huy chương đồng); Philippines xếp thứ hai (49 huy chương vàng, 48 huy chương bạc, 53 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ ba (49 huy chương vàng, 40 huy chương bạc, 38 huy chương đồng).

- SEA Games 11 (1981, tại Philippines): Indonesia xếp thứ nhất (85 huy chương vàng, 73 huy chương bạc và 56 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (62 huy chương vàng, 45 huy chương bạc, 41 huy chương đồng); Philippines xếp thứ ba (55 huy chương vàng, 55 huy chương bạc, 77 huy chương đồng).

- SEA Games 10 (1979, tại Indonesia): Indonesia xếp thứ nhất (92 huy chương vàng, 78 huy chương bạc và 52 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (50 huy chương vàng, 46 huy chương bạc, 29 huy chương đồng); Myanmar xếp thứ ba (26 huy chương vàng, 26 huy chương bạc, 24 huy chương đồng).

- SEA Games 9 (1977, tại Malaysia): Indonesia xếp thứ nhất (62 huy chương vàng, 41 huy chương bạc và 34 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (37 huy chương vàng, 35 huy chương bạc và 33 huy chương đồng); Philippines xếp thứ ba (31 huy chương vàng, 30 huy chương bạc và 30 huy chương đồng).

- SEA Games 8 (1975, tại Thái Lan): Thái Lan xếp thứ nhất (80 huy chương vàng, 45 huy chương bạc và 39 huy chương đồng); Singapore xếp thứ hai (38 huy chương vàng, 42 huy chương bạc và 49 huy chương đồng); Myanmar xếp thứ ba (28 huy chương vàng, 35 huy chương bạc và 33 huy chương đồng).

- SEA Games 7 (1973, tại Singapore): Thái Lan xếp thứ nhất (47 huy chương vàng, 24 huy chương bạc, 28 huy chương đồng); Singapore xếp thứ hai (45 huy chương vàng, 50 huy chương bạc và 47 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ ba (30 huy chương vàng, 35 huy chương bạc và 49 huy chương đồng)

- SEA Games 6 (1971, tại Malaysia): Thái Lan xếp thứ nhất (44 huy chương vàng, 27 huy chương bạc, 38 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ hai (41 huy chương vàng, 43 huy chương bạc, 55 huy chương đồng); Singapore xếp thứ ba (32 huy chương vàng, 33 huy chương bạc, 31 huy chương đồng).

- SEA Games 5 (1969, tại Myanmar): Myanmar xếp thứ nhất (57 huy chương vàng, 46 huy chương bạc, 46 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (32 huy chương vàng, 32 huy chương bạc, 45 huy chương đồng); Singapore xếp thứ ba (31 huy chương vàng, 39 huy chương bạc, 23 huy chương đồng).

- SEA Games 4 (1967, tại Thái Lan): Thái Lan xếp thứ nhất (77 huy chương vàng, 48 huy chương bạc và 40 huy chương đồng); Singapore xếp thứ hai (28huy chương vàng, 31 huy chương bạc, 28 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ ba (23 huy chương vàng, 29 huy chương bạc, 43 huy chương đồng).

- SEA Games 3 (1965, tại Malaysia): Thái Lan xếp thứ nhất (38 huy chương vàng, 33 huy chương bạc, 35 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ hai (33 huy chương vàng, 36 huy chương bạc, 29 huy chương đồng); Singapore xếp thứ ba (26 huy chương vàng, 23 huy chương bạc, 27 huy chương đồng)

- SEA Games 2 (1961, tại Myanmar): Myanmar xếp thứ nhất (35 huy chương vàng, 25 huy chương bạc, 22 huy chương đồng); Thái Lan xếp thứ hai (21 huy chương vàng, 18 huy chương bạc, 22 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ ba (12 huy chương vàng, 16 huy chương bạc, 16 huy chương đồng).

- SEA Games 1 (1959, tại Thái Lan): Thái Lan xếp thứ nhất (35 huy chương vàng, 26 huy chương bạc, 16 huy chương đồng); Myanmar xếp thứ hai (11 huy chương vàng, 15 huy chương bạc, 14 huy chương đồng); Malaysia xếp thứ ba (8 huy chương vàng, 15 huy chương bạc, 11 huy chương đồng).

don chao sea games 30 su kien the thao lon nhat khu vuc
An Ngọc (TTXVN/Vietnam+).
(Vietnam+)

Tin liên quan

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng SEA Games lần thứ 32

Herbalife Việt Nam đồng hành cùng SEA Games lần thứ 32

(HQ Online) - Herbalife Việt Nam đồng hành cùng Ủy ban Olympic Việt Nam (VOC) tổ chức Lễ tổng kết Đoàn thể thao Việt Nam dự Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) lần thứ 32
Khen thưởng cá nhân, tổ chức có đóng góp vào thành công SEA Games 31

Khen thưởng cá nhân, tổ chức có đóng góp vào thành công SEA Games 31

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch khẩn trương thực hiện công tác khen thưởng cho Đoàn Thể thao Việt Nam cùng các cá nhân, tổ chức có đóng góp vào thành công của SEA Game 31.
Truyền thông quốc tế đưa tin về chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam

Truyền thông quốc tế đưa tin về chiến thắng của đội tuyển U23 Việt Nam

Với nhan đề “Việt Nam bảo vệ thành công huy chương Vàng trước Thái Lan" ESPN cho rằng chiến thắng này một lần nữa cho thấy Việt Nam vẫn là một thế lực trong khu vực Đông Nam Á.
HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021

HLV Trương Việt Hoàng: “Mourinho Việt Nam” và thử thách cực đại trong năm 2021

Giành chức vô địch đã khó, bảo vệ nó còn khó hơn, HLV Trương Việt Hoàng và các học trò ở Viettel được dự đoán có mùa giải 2021 đầy khó khăn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt

2020 – một năm nhiều mất mát của showbiz Việt

2020 là năm có nhiều mất mát của showbiz Việt khi hàng loạt nghệ sĩ tên tuổi qua đời như nhạc sĩ Văn Ký, Thanh Phúc, NSND Hoàng Phương, NSƯT Hoàng Yến, diễn viên Chí Tài...
Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19

Thời trang thế giới 2020: Thoát khỏi lối mòn để vượt qua khủng hoảng hậu Covid-19

Khủng hoảng từ dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi mang tính bước ngoặt của ngành thời trang thế giới trong năm 2020.
Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo

Top 10 cầu thủ săn bàn tốt nhất năm 2020: Ibrahimovic và Messi “hít khói” Ronaldo

Top 10 cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất trong năm dương lịch 2020 tính trong 5 giải vô địch quốc gia hàng đầu châu Âu, Ibrahimovic và Messi kém xa Ronaldo.
Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”

Ronaldo vượt qua Messi để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ”

Tiền đạo người Bồ Đào Nha đã vượt qua Messi và Salah để giật giải “Cầu thủ xuất sắc nhất thế ký tại Lễ trao giải Globe Soccer diễn ra ở Dubai.
Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"

Thu Hà phía "Hướng dương ngược nắng"

(HQ Online) - Nghệ sĩ Nhân dân Thu Hà ở tuổi 51 tái ngộ công chúng màn ảnh nhỏ với vai Bạch Cúc trong bộ phim “Hướng dương ngược nắng” trên VTV3. Đây là một vai phụ nữ quyền lực và cay độc, hoàn toàn khác biệt những vai diễn quen thuộc của chị.
Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự

Dư âm ĐT Việt Nam 2-2 U22 Việt Nam: Điểm sáng Quang Hải, nỗi lo hàng phòng ngự

Sau trận đấu giao hữu lượt về giữa ĐT Việt Nam và U22 Việt Nam, HLV Park Hang Seo có thể tạm yên tâm với những gì Quang Hải đã thể hiện nhưng chắc chắn ông sẽ còn đau đầu rất nhiều với hàng phòng ngự của ĐT Việt Nam.
Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020

Những sự kiện thể thao nổi bật của năm 2020

(HQ Online) - Thể thao thế giới năm 2020 sẽ luôn được nhìn qua lăng kính của đại dịch Covid-19 và điều thú vị là mặc dù virus corona đã khiến nhiều sự kiện bị hoãn, hủy thì khi nhìn lại 12 tháng qua, chúng ta vẫn được chứng kiến những khoảnh khắc ấn tượng, khó quên.
Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"

Nhiều nghệ sỹ hàng đầu tham gia đêm nhạc "Quy Nhơn Ngày xanh nắng"

(HQ Online) - Chương trình nghệ thuật “Quy Nhơn Ngày xanh nắng” quy tụ các nghệ sĩ hàng đầu đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị tỉnh Bình Định tối 25/12. Đêm nhạc mang thông điệp về một thành phố biển Quy Nhơn đang bứt phá và phát triển mạnh mẽ ở một tầm vóc mới.
Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020

Top 10 thương vụ chuyển nhượng gây ấn tượng nhất năm 2020

Top 10 thương vụ chuyển nhượng tạo ra ấn tượng mạnh mẽ nhất năm 2020 có thể kể đến Bruno Fernandes, Erling Haaland...
FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam

FIFA phân bổ suất dự World Cup nữ 2023: Thử thách cực lớn cho ĐT nữ Việt Nam

Theo cách phân bổ các suất dự World Cup nữ 2023 vừa được FIFA công bố, ĐT nữ Việt Nam sẽ đối mặt những thách thức cực kỳ lớn nếu muốn góp mặt ở ngày hội bóng đá nữ lớn nhất hành tinh.
Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn

Tiềm năng phát triển thể thao điện tử tại Việt Nam còn rất lớn

Không ít giải đấu lớn, nhỏ trong nước và quốc tế đã được Việt Nam đăng cai tổ chức thành công chứng tỏ độ tiếp cận và tiếp nhận của giới trẻ Việt Nam là rất lớn.
Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu

Chuyển đổi số trong thể thao: Xu hướng phát triển tất yếu

Trong bối cảnh dịch COVID-19, nhiều phương pháp tập luyện thể dục thể thao tại nhà, hoặc tập luyện, thi đấu trên các thiết bị giả lập, mô phỏng đã thực sự phát huy hiệu quả.
Xem thêm
cty-toan-phat
cong-ty-tan-cang-sg-vpdd

Tin mới

Ban Chấp hành TW Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành TW Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ

Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý để đồng chí Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026.
Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên

Khơi mở tiềm năng xuất khẩu nông sản vùng Tây Nguyên

Hiện nay, Tây Nguyên đã trở thành vùng sản xuất một số sản phẩm nông sản chủ lực quy mô lớn, chiếm tỷ trọng cao, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả. Dù vậy, kim ngạch xuất khẩu của vùng Tây Nguyên còn rất khiêm tốn.
Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế nhờ nhà máy thông minh

Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội mới và tiềm năng lớn, giúp doanh nghiệp hình thành và xây dựng nhà máy thông minh.
TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI

TP Hồ Chí Minh có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ AI

Tập đoàn NVIDIA (Mỹ) tìm hiểu, lựa chọn TPHCM là điểm đầu tư chiến lược tại khu vực châu Á xuất phát từ thực tế TPHCM đang có đầy đủ yếu tố để phát triển và làm chủ ngành công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ…
LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

LONGFORM: Hệ sinh thái Tài chính số- Lấy dữ liệu làm tài nguyên, lấy giải pháp đột phá làm nền tảng

Đến nay, hầu hết lĩnh vực trong ngành Tài chính đều đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong chuyển đổi số, đặc biệt là các lĩnh vực trọng tâm thuế, hải quan, kho bạc…
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Cục trưởng Hải quan Khánh Hòa Nguyễn Văn Cường

Ngày 26/3/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đã ký Quyết định số 779/QĐ-TCHQ bổ nhiệm có thời hạn ông Nguyễn Văn Cường, Đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan Khánh Hòa giữ chức vụ Phó Cục trưởng Cục Hải quan Khánh Hòa kể từ ngày 5/4/20
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Đinh Ngọc Thắng

Sáng ngày 27/3/2024, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan đối với ông Đinh Ngọc Thắng.
Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Infographics: Quá trình công tác của tân Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam Dương Xuân Sinh

Ngày 31/1/2024, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Cẩn đã ký Quyết định số 299/QĐ-TCHQ điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Dương Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Lào Cai giữ chức vụ Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam từ ngày 1/3/2024.
Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Infographics: Quá trình công tác của tân Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan Đặng Thanh Dũng

Điều động, bổ nhiệm có thời hạn ông Đặng Thanh Dũng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan Quảng Nam, giữ chức vụ Phó Vụ trưởng-Phó Trưởng Ban Cải cách, hiện đại hóa hải quan, Tổng cục Hải quan.
Phiên bản di động