Khả năng áp dụng một số mô hình dự báo cho Hải quan Việt Nam
Công chức Hải quan Ninh Bình (Cục Hải quan Hà Nam Ninh) kiểm tra và hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các quy định trong lĩnh vực hải quan. Ảnh: Hồng Nụ |
Áp dụng các phương pháp dự báo trên thế giới
Việc lựa chọn phương pháp dự báo phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động. Các lĩnh vực dự báo liên quan đến hiện tượng tự nhiên thì phương pháp định lượng hay được sử dụng như mô hình hóa, phương pháp kịch bản. Tuy nhiên tùy vào từng lĩnh vực, ngành mà các phương pháp dự báo có thể khác nhau.
Ví dụ, ở châu Âu, các mô hình về thay đổi môi trường được chia theo các chủ đề khác nhau như nông nghiệp; chất lượng không khí; đa dạng sinh học; khí hậu; năng lượng; sử dụng đất; chất thải rắn; nước, mỗi một chủ đề thường có nhiều mô hình/công cụ.
Cụ thể trong lĩnh vực năng lượng và môi trường, châu Âu hiện nay đang sử dụng một số mô hình sau: E3ME: Mô hình kinh tế, môi trường và năng lượng; MESSAGE: Mô hình chiến lược cung cấp năng lượng thay thế và tác động chung về môi trường; GEM-E3: Mô hình cân bằng tổng cho môi trường, kinh tế và năng lượng.
Hiện nay trên thế giới, trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, nhiều mô hình đang được nghiên cứu và ứng dụng để dự báo tốc độ tan băng ở Bắc Cực, lượng khí thải nhà kính, thảm phủ thực vật trên trái đất trong tương lai.
Việc lựa chọn phương pháp dự báo phụ thuộc nhiều vào đối tượng dự báo, mục đích dự báo và dữ liệu cơ sở.
Các phương pháp/mô hình dự báo ở Việt Nam
Tại Việt Nam, dự báo đóng vai trò rất quan trọng trong điều hành và quy hoạch cấp chiến lược, cũng như được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt trong kinh tế xã hội. Dự báo kinh tế - xã hội là một trong những công cụ thiết yếu trong điều hành kinh tế vĩ mô để nền kinh tế và các hoạt động xã hội phát triển theo hướng bền vững, tránh những xáo động lớn có thể ảnh hưởng tới mục tiêu ban đầu.
Việt Nam hiện chủ yếu sử dụng 3 phương pháp cụ thể (trong một phương pháp có thể có nhiều mô hình khác nhau) dự báo sau đây:
a. Phương pháp ngoại suy
Bản chất của phương pháp ngoại suy là kéo dài quy luật đã hình thành trong quá khứ để làm dự báo cho tương lai. Giả thiết cơ bản của phương pháp này là sự bảo toàn nhịp điệu, quan hệ và những quy luật phát triển của đối tượng dự báo trong quá khứ cho tương lai. Thông tin cung cấp cho phương pháp ngoại suy là số liệu về động thái của đối tượng dự báo trong quá khứ qua một số năm nhất định, thông thường yêu cầu thời khoảng quá khứ có số liệu phải lớn hơn nhiều lần thời khoảng làm dự báo. Phương pháp này thích hợp để dự báo những đối tượng phát triển theo kiểu tịnh tiến. Phương pháp ngoại suy có ưu điểm là đơn giản, tuy nhiên nhược điểm chính là không tính được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan đến kết quả dự báo.
b. Phương pháp chuyên gia
Bản chất của phương pháp chuyên gia là lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia để làm kết quả dự báo. Phương pháp này được triển khai theo một quy trình chặt chẽ bao gồm nhiều khâu: thành lập nhóm chuyên gia, đánh giá năng lực chuyên gia, lập biểu câu hỏi và xử lý toán học kết quả thu được từ ý kiến chuyên gia. Khó khăn của phương pháp này là việc tuyển chọn và đánh giá khả năng của các chuyên gia. Phương pháp này được áp dụng có hiệu quả cho những đối tượng thiếu (hoặc chưa đủ) số liệu thống kê, phát triển có độ bất ổn lớn hoặc đối tượng của dự báo phức tạp không có số liệu nền. Kết quả của phương pháp dự báo này chủ yếu phục vụ cho nhu cầu định hướng, quản lý vì thế cần kết hợp (trong trường hợp có thể) với các phương pháp định lượng khác.
c. Phương pháp mô hình hoá
Cách thức tiếp cận của phương pháp này là dùng hệ thức toán học để mô tả mối liên hệ giữa đối tượng dự báo với các yếu tố có liên quan. Phương pháp mô hình hoá áp dụng cho nghiên cứu kinh tế, tài nguyên-môi trường sẽ phải sử dụng nhiều phương trình của mô hình kinh tế lượng vì đối tượng dự báo (mối liên hệ giữa hoạt động kinh tế và chất lượng môi trường, sử dụng tài nguyên) có liên quan đến nhiều yếu tố kinh tế ví dụ GDP, giá cả. Phương pháp này yêu cầu số liệu của nhiều yếu tố hữu quan trong quá khứ, trong khi đó phương pháp ngoại suy chỉ yêu cầu một loại số liệu. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có ưu điểm, đó là có thể giải thích được kết quả dự báo và có thể phân tích ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến kết quả dự báo.
Hiện ở Việt Nam, trong lĩnh vực hải quan chủ yếu là áp dụng các mô hình ngoại suy giản đơn, dùng để dự báo tăng trưởng nguồn nhân lực và dự báo số thu thuế qua các năm.
Khuyến nghị áp dụng
Dự báo về biến động nguồn nhân lực, về lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, lượng container thông qua, lượng tờ khai thông qua, số thu thuế hải quan là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, trong điều kiện thông tin, số liệu, trang thiết bị và nguồn nhân lực hiện nay, cần tập trung nghiên cứu và áp dụng một số phương pháp/mô hình sau đây.
1. Áp dụng Mô hình I-O: Có thể sử dụng mô hình I-O để dự báo mức tiêu thụ tài nguyên của nền kinh tế trong một thời điểm nào đó. Muốn sử dụng mô hình này cần phải có đủ số liệu (số liệu nhiều năm để sử dụng phép toán ngoại suy xu hướng) về tăng trưởng kinh tế, lượng nguyên liệu đầu vào, sản phẩm đầu ra, từng lĩnh vực sản xuất.
2. Nghiên cứu, sửa đổi mô hình MESSAGE để có thể áp dụng cho trường hợp Việt Nam trong việc dự báo các tác động môi trường của các chiến lược năng lượng thay thế. Ví dụ, việc biến đổi đổi khí hậu được xem là hậu quả của việc phát thải khí nhà kính trong quá khứ và hiện nay cả thế giới đang nỗ lực để giảm bớt lượng khí thải nhưng điều đó không hề dễ dàng và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng rõ ràng hơn. Kết quả của mô hình này có thể giúp cơ quan Hải quan hoạch định chính sách quản lý trong nền kinh tế tuần hoàn, hướng tới Hải quan Xanh.
3. Áp dụng phương pháp chuyên gia (delphi) có xét đến môi trường xã hội và thể chế của Việt Nam: Phương pháp định tính này phù hợp với điều kiện hiện nay của Việt Nam khi thiếu dữ liệu dài về hiện trạng hoạt động của cơ quan Hải quan. Phương pháp này có thể áp dụng và mang lại kết quả đáng tin cậy nếu được thực hiện đúng, đủ các bước. Đặc biệt phương pháp này phù hợp cho việc xác định các mục tiêu phát triển ngành trong giai đoạn đến 2030, phù hợp với thời hạn thực thi Chiến lược phát triển hải quan với những mục tiêu cụ thể.
4. Sử dụng kết hợp nhiều hơn một phương pháp có thể mang lại kết quả đáng tin cậy hơn. Áp dụng các mô hình ngoại suy đơn và ngoại suy tuyến tính trong dự báo lượng hàng xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng container, lượng tờ khai và các chỉ tiêu nghiệp vụ khác trong cơ quan Hải quan.
Lĩnh vực có thể dự báo trước hết cần tập trung vào các dự báo phục vụ điều hành như lượng hàng hóa, kim ngạch xuất nhập khẩu, lượng tờ khai, số lượng công chức cần tuyển dụng. Một yêu cầu khác trước khi thực hiện việc thiết kế và xây dựng mô hình phục vụ công tác dự báo là số liệu và thông tin đầu vào. Ví dụ, cần có số liệu dài hạn, thậm chí từ 20-30 năm để có thể chạy mô hình dự báo biến động trong tương lai, dựa trên các dữ liệu tương quan theo chuỗi thời gian.
Như vậy, có thể kết luận, dự báo đóng vai trò là một công cụ lập kế hoạch của cơ quan Hải quan. Dự báo giúp cơ quan Hải quan ra những quyết định chiến lược, đảm bảo thực thi nhiệm vụ chính trị.
Tin liên quan
Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan Việt Nam - Lào: Vun đắp quan hệ hợp tác
14:51 | 19/11/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam tích cực thúc đẩy kết nối, hợp tác toàn diện
10:28 | 15/11/2024 Hải quan
Triển khai Khung SAFE tại Việt Nam: Bài học từ thực tiễn
16:16 | 14/11/2024 Nghiên cứu - Trao đổi
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
20:33 | 22/11/2024 Hải quan
Giá trị lịch sử- văn hóa của tòa nhà được xếp hạng di tích của Hải quan TPHCM
16:08 | 22/11/2024 Hải quan
Hải quan Quảng Bình: Tăng thu ngân sách nhờ thu hút doanh nghiệp
08:20 | 22/11/2024 Hải quan
Trên 300 doanh nghiệp phía Nam tham dự hội thảo lấy ý kiến của Tổng cục Hải quan
20:06 | 21/11/2024 Hải quan
Thành lập Ban Chỉ đạo cải cách, hiện đại hóa hải quan
16:28 | 21/11/2024 Hiện đại hóa hải quan
Lào Cai hướng tới trung tâm logistics cửa khẩu hàng đầu cả nước
14:41 | 21/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
Hải quan phía Nam đóng góp nhiều nội dung thực tiễn về thủ tục giám sát, kiểm soát hải quan
14:28 | 21/11/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Tân Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu Vũ Quang Toàn
14:12 | 21/11/2024 Infographics
Bổ nhiệm lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan và Cục Điều tra chống buôn lậu
14:08 | 21/11/2024 Hải quan
Trụ sở Cục Hải quan TPHCM được xếp hạng di tích cấp Thành phố
10:21 | 21/11/2024 Hải quan
Thông quan lô tổ yến đầu tiên xuất khẩu qua cầu Bắc Luân II
13:36 | 20/11/2024 Hải quan
Phó Tổng cục trưởng Đinh Ngọc Thắng chúc mừng trường Hải quan Việt Nam nhân dịp 20/11
16:15 | 19/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics