Kết quả giám định thiếu cụ thể, Hải quan gặp khó trong quản lý nhập khẩu cá tầm
Một số mẫu cá tầm được lấy mẫu phân tích. |
Giám định không kết luận
Ngày 26/1/2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công văn số 580/BNN-TCTS về việc kiểm soát nhập khẩu cá tầm thương phẩm dùng làm thực phẩm, đề nghị “Bộ Tài chính chỉ đạo lực lượng Hải quan tại các cửa khẩu trọng điểm, gồm: Hữu Nghị, Lào Cai, Móng Cái, Chi Ma, Tà Lùng... kiểm soát chặt việc nhập khẩu cá tầm về Việt Nam để đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam”. Tổng cục Hải quan đã có công văn số 808/TCHQ-GSQL ngày 18/2/2021 hướng dẫn cục hải quan các tỉnh, thành phố về việc thực hiện thủ tục nhập khẩu cá tầm và các chính sách nhập khẩu liên quan.
Trong quá trình quản lý, dù đã phát hiện nhiều trường hợp có dấu hiệu vi phạm, nhưng việc xử lý các lô hàng cá tầm nhập khẩu còn gặp nhiều vướng mắc, nguyên nhân mấu chốt là sự “vênh” trong kết quả giám định.
Đơn cử như lô hàng cá tầm nhập khẩu của Công ty TNHH Đầu tư và XNK A.H. nhập khẩu qua Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Kết quả giám định của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I kết luận: hàng hóa thực tế nhập khẩu của DN không đúng chủng loại với khai hải quan và Giấy phép nhập khẩu do Cơ quan Quản lý Cites Việt Nam cấp (tên là Cá tầm Xiberi, tên khoa học Acipenser baerii). Tuy nhiên kết quả giám định không xác định cá tầm nhập khẩu có thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không.
Cũng lô hàng này, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật kết luận hàng hóa thực tế nhập khẩu có một mẫu đúng chủng loại và 4 mẫu không đúng chủng loại với khai hải quan của doanh nghiệp là “Cá tầm Xiberi (tên khoa học Acipenser baerii)”. Đồng thời kết quả giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật không xác định cá tầm nhập khẩu có thuộc Danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam hay không.
Giữa tháng 4, Tổng cục Hải quan đã có buổi làm việc với một số đơn vị chuyên môn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Tổng cục Thủy sản, Cơ quan quản lý CITES Việt Nam, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật và Hiệp hội cá nước lạnh Việt Nam) để bàn phương án kiểm tra, kiểm soát các lô hàng cá tầm nhập khẩu tại Lào Cai và Lạng Sơn. Các đơn vị đều khẳng định các loài cá tầm do Cơ quan quản lý CITES Việt Nam cấp giấy phép nhập khẩu và cá tầm thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP phải là cá tầm thuần chủng.
Tuy nhiên, các đơn vị không thể đưa ra kết luận cá tầm nhập khẩu tại Cục Hải quan Lạng Sơn (đã có kết quả giám định) là con lai hay thuần chủng do không có mẫu cá tầm thuần chủng để so sánh và đoạn gen dùng để so sánh trình tự ADN là gen ty thể (di truyền theo một dòng), đồng thời cũng chưa thể xác định được giống, loài của loài cá tầm này.
Theo Tổng cục Hải quan, việc các cơ quan chuyên môn không thể xác định được giống, loài, con lai hay con thuần chủng dẫn đến cơ quan Hải quan chưa đủ cơ sở để quyết định thông quan hàng hóa hoặc xử lý đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp.
Để quản lý cần sự phối hợp chặt chẽ
Để giải quyết những tồn tại vướng mắc, Tổng cục Hải quan đã có văn bản đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp để kiểm tra các lô hàng cá tầm nhập khẩu. Trong đó, đối với một số lô hàng cụ thể tại Cục Hải quan Lạng Sơn, Tổng cục Hải quan đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các đơn vị chuyên môn căn cứ kết quả giám định và xác định cụ thể về giống, loài, con lai hay con thuần chủng của cá tầm nhập khẩu; có phù hợp với Giấy phép CITES và có được nhập khẩu vào Việt Nam hay không? Và thông báo kết luận về Tổng cục Hải quan để cơ quan Hải quan có cơ sở giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng cho biết, qua kết quả giám định của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho thấy trong một lô hàng cá tầm nhập khẩu có thể có nhiều loài cá tầm khác nhau, không đúng như ghi trên giấy phép CITES và khai báo trên tờ khai hải quan của doanh nghiệp (chỉ có 1 loài Xiberi). Do vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần chỉ đạo Cơ quan quản lý CITES Việt Nam trao đổi cụ thể với Cơ quan quản lý CITES Trung Quốc để thống nhất cơ chế quản lý và hoạt động cấp phép đối với cá tầm nhập khẩu và các loài động vật hoang dã nói chung để đảm bảo thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm soát hải quan.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho Tổng cục Hải quan danh sách các đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng phân tích, xác định cụ thể: giống, loài, dòng lai (con lai hay con thuần chủng) của cá tầm nhập khẩu; cá tầm nhập khẩu có phù hợp với Giấy phép CITES và có thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 26/2019/NĐ-CP hay không? Đồng thời có công văn chỉ đạo các đơn vị nêu trên phối hợp với các chi cục hải quan cửa khẩu lấy mẫu, giám định các lô hàng cá tầm nhập khẩu.
Ngoài ra, theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới thì mặt hàng động vật hoang dã tươi sống, trong đó có cá tầm nhập khẩu có nguy cơ lây nhiễm các chủng virus mới. Do vậy, Tổng cục Hải quan cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Cục Thú y thực hiện kiểm tra chặt chẽ các lô hàng động vật hoang dã tươi sống nhập khẩu, bố trí các khu vực cách ly tại cửa khẩu để lưu giữ hàng hóa trong thời gian chờ kết quả kiểm dịch hoặc chỉ cho đưa hàng về bảo quản nếu xác định hàng hóa không có nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
Tin liên quan
Mặt hàng gel bôi trơn được xác định dùng trong thú y có mức thuế GTGT 5%
16:44 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Hải quan triển khai quy định về thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn
15:46 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Doanh nghiệp bỏ trốn, không nộp báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định nào?
15:16 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Triển khai thực hiện quy định về đăng ký thuế
10:52 | 14/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Chế độ báo cáo, trách nhiệm kiểm tra đối với dự án ưu đãi đầu tư
10:42 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Rà soát, kiểm tra việc áp dụng mã số đối với mặt hàng nước chống say tàu xe
10:40 | 13/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025
09:34 | 05/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Giao dự toán thu ngân sách 2025 tối thiểu bằng mức Thủ tướng Chính phủ giao
07:54 | 02/01/2025 Chính sách và Cuộc sống
Phương thức xác minh mới đối với C/O mẫu AI do Ấn Độ cấp
11:09 | 31/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Trường hợp nào được xử lý không thu thuế trên Hệ thống MGH?
17:06 | 30/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Từ 1/1/2025: 13 mã hàng tăng thuế xuất khẩu lên 20%
15:35 | 26/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
10:00 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Tạm dừng mua sắm, thuê mới tài sản từ 1/1/2025
07:54 | 25/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
Hải quan Hải Phòng bố trí đủ lực lượng đảm bảo thông quan thông suốt dịp Tết Ất Tỵ
Thủ tướng: ASEAN bước vào kỷ nguyên thông minh với tâm thế sẵn sàng “nghĩ sâu làm lớn”
Quan chức ngoại giao Nga thấy "cơ hội nhỏ" đàm phán với chính quyền mới ở Mỹ
Cuộc bứt phá trên thị trường châu Âu của thương hiệu ôtô Trung Quốc
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics