Facebook Twitter youtube Tiktok

Hơn 55.000 tấn gạo được phép xuất sang Hàn Quốc với thuế suất 5%

(HQ Online) - Đối với Việt Nam, Phòng Chính sách về Ngũ cốc thuộc Tổng công ty Thương mại Nông Thủy sản và Lương thực Hàn Quốc (aT) đang cân nhắc khả năng mời thầu đợt đấu thầu gạo tháng 5 tới. Lượng nhập khẩu dự kiến sẽ là 50% của tổng lượng hạn ngạch 55.112 tấn dành cho Việt Nam năm 2020.
hon 55000 tan gao duoc phep xuat sang han quoc voi thue suat 5 Bộ Công Thương chính thức đề nghị cho tiếp tục xuất khẩu gạo
hon 55000 tan gao duoc phep xuat sang han quoc voi thue suat 5 Năng suất lúa tăng kỷ lục, dân “trúng” đậm bất chấp hạn mặn
hon 55000 tan gao duoc phep xuat sang han quoc voi thue suat 5 Với 43,5 triệu tấn thóc dư dả cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
hon 55000 tan gao duoc phep xuat sang han quoc voi thue suat 5
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Theo Bộ Công Thương, về cơ chế và quy trình đấu thầu đối với gạo nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch thuế quan (TRQ) từ thế giới nói chung, theo cam kết của Hàn Quốc, trong vòng 10 năm, kể từ năm 2020, hàng năm Hàn Quốc áp dụng mức thuế suất ưu đãi 5% cho khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn gạo nhập khẩu. Thuế suất áp dụng cho khối lượng gạo nhập khẩu ngoài hạn ngạch là 513%.

Trong khối lượng hạn ngạch 408.700 tấn, Hàn Quốc cam kết phân bổ 388.700 tấn theo cơ chế hạn ngạch quốc gia CSQ (Country-Specific Quota) cho 5 nước đã tham vấn, cụ thể là Trung Quốc 157.195 tấn; Hoa Kỳ 132.304 tấn; Việt Nam 55.112 tấn; Thái Lan 28.494 tấn và Australia 15.595 tấn. Khối lượng 20.000 tấn còn lại thực hiện theo nguyên tắc tối huệ quốc (MFN).

Trong nửa đầu năm 2020, Hàn Quốc dự kiến nhập khoảng 50% trong tổng lượng hạn ngạch gạo dành cho 5 nước (388.700 tấn). Các đợt đấu thầu sẽ diễn ra vào tháng 1, 3 và 5. Tuy nhiên, do sự bùng phát của dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19) nên kế hoạch này có thể sẽ phải thay đổi. Thực tế các lô hàng mời thầu từ Trung Quốc đã bị bảo lưu và chưa rõ khi nào có thể mở lại.

Đối với Việt Nam, Phòng Chính sách về Ngũ cốc (aT) đang cân nhắc khả năng mời thầu đợt đấu thầu tháng 5. Lượng nhập khẩu dự kiến sẽ là 50% của tổng lượng hạn ngạch 55.112 tấn dành cho Việt Nam năm 2020.

Trong công văn 336/XNK-NS ngày 1/4 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố, Hiệp hội Lương thực Việt Nam để thông tin đến các thương nhân xuất khẩu gạo cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan về một số nội dung liên quan đến quy định nhập khẩu gạo của Hàn Quốc, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nêu rõ, hình thức đấu thầu là đấu thầu điện tử với chứng nhận xác thực dấu vân tay (các nhà cung cấp nộp hồ sơ qua mạng, chào giá qua mạng và phải có Giấy chứng nhận xác thực dấu vân tay do aT cấp).

Đối tượng được tham gia chào thầu là nhà cung cấp gạo nước ngoài; đại lý Hàn Quốc của nhà cung cấp gạo nước ngoài. Tuy nhiên, mỗi một đại lý Hàn Quốc chỉ được làm đại diện cho một nhà cung cấp nước ngoài.

Về tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với gạo nhập khẩu, tiêu chuẩn gạo Mỹ 3 được áp dụng chung đối với tất cả các nước. Tuy nhiên, aT cũng có thể điều chỉnh, bổ sung một số tiêu chí riêng đối từng loại gạo và từng đợt đấu thầu. Ngôn ngữ của hồ sơ chào thầu phải là tiếng Hàn Quốc, bản hồ sơ tiếng Anh chỉ mang tính tham khảo.

Trong thời gian mở thầu điện tử (thường 1 ngày sau thời hạn nộp hồ sơ, thời gian chào giá là 60 phút), các nhà cung cấp có thể đăng nhập và chào giá một lần duy nhất trên giao diện đấu thầu của aT tại www.atbid.co.kr.

Nhà cung cấp trúng thầu là nhà cung cấp chào mức giá thấp nhất nhưng phải thấp hơn mức giá trần mà aT đưa ra cho mỗi đợt thầu. Trường hợp hai hay nhiều nhà cung cấp cùng chào một mức giá thì người trúng thầu sẽ được quyết định theo hình thức bốc thăm.

Sau khi aT xác định được nhà cung cấp có mức giá chào thầu thấp nhất, Cơ quan quản lý chất lượng nông sản quốc gia Hàn Quốc (NAQS) sẽ kiểm định gạo mẫu của nhà cung cấp đó để xem có hợp quy hay không. Kết quả thầu sẽ được công bố 5 ngày sau khi NAQS thông báo kết quả hợp quy của mẫu gạo.

Theo Cục Xuất nhập khẩu, thực tiễn cho thấy, aT thường sẽ công bố kết quả trúng thầu khoảng từ 1 tuần đến 10 ngày sau ngày mở thầu. Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt như biến động thị trường trong nước, điều khoản này có thể không được áp dụng.

Thanh Nguyễn

Tin liên quan

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Hàn Quốc trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Hàn Quốc trở lại danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ

Ngoài Hàn Quốc, danh sách giám sát ngoại hối của Mỹ còn có 6 nền kinh tế khác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Singapore, Việt Nam và Đức.
Triển vọng cuộc gặp giữa lãnh đạo ba bên Mỹ-Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC 2024

Triển vọng cuộc gặp giữa lãnh đạo ba bên Mỹ-Nhật-Hàn bên lề Diễn đàn APEC 2024

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol dự kiến sẽ bắt đầu khởi hành đến thủ đô Lima của Peru và có cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Mỹ và Nhật Bản vào ngày 15/11.
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 11/2024 (1-15/11/2024) đạt 33,44 tỷ USD.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

(HQ Online) - Đó là một trong những chủ đề được quan tâm tại họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) diễn ra ngày 19/11.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục duy trì là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhât của nước ta.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần đạt 100 tỷ USD, tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

Cần triển khai chuyển đổi số trong lĩnh vực chống hàng giả một cách hiệu quả, đảm bảo độ bảo mật cao...
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường

Trong quý 3/2024, ngành dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng, với kim ngạch xuất khẩu 12,4 tỷ USD...
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo

Liên minh Toàn cầu chống đói nghèo vừa chính thức được ra mắt tại Brazil, trong bối cảnh nước này chủ trì Hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Rio de Janeiro. Với sự tham gia của 41 quốc gia
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản

Công bố bộ quy tắc đạo đức, ứng xử của nghề môi giới bất động sản có ý nghĩa đặc biệt trong bối cảnh thị trường BĐS đang khó khăn, thiếu minh bạch.
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu

Nhiều nội dung sửa đổi, bổ sung đối với quản lý hàng hóa loại hình hàng gia công, sản xuất xuất khẩu, doanh nghiệp chế xuất sẽ có nhiều điểm mới
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động