Với 43,5 triệu tấn thóc dư dả cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu
Thủ tướng “chốt” tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới | |
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng vọt gần 600% | |
Đơn hàng tới tấp, xuất khẩu gạo tăng trưởng đột phá |
Dự kiến cả năm nay Việt Nam đủ lực xuất khẩu khoảng 6,5-6,7 triệu tấn gạo. Ảnh: Internet |
Sản xuất gấp rưỡi nhu cầu
Theo báo cáo kế hoạch sản xuất lúa gạo năm 2020 của Bộ NN&PTNT mới đây, Bộ này đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp đảm bảo kế hoạch sản xuất lúa năm nay.
Cụ thể, vụ Đông Xuân sản lượng ước đạt 20,2 triệu tấn thóc, dự kiến thu hoạch xong trước 30/6. Trong đó, vùng ĐBSCL sản lượng ước đạt 10,8 triệu tấn; vùng Trung du miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Hồng ước đạt 4,7 triệu tấn, sẽ thu hoạch xong trước 30/6.
Vùng Đông Nam Bộ, duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lúa đang cho thu hoạch rộ, dự kiến thu hoạch xong trước 30/4 với sản lượng ước đạt 2,5 triệu tấn; vùng Bắc Trung Bộ dự kiến thu hoạch xong trước 30/5 với sản lượng ước đạt 2,2 triệu tấn.
Riêng vụ vụ Hè Thu, sản lượng ước lúa cả nước đạt 11 triệu tấn thóc, dự kiến thu hoạch từ 15/6-30/9.
Vụ Thu Đông tại các tỉnh vùng ĐBSCL diện tích gieo cấy dự kiến 750 nghìn ha, thời gian tập trung thu hoạch từ 15/9-15/11, sản lượng ước đạt 4,2 triệu tấn thóc.
Vụ Mùa sản lượng ước đạt 8,2 triệu tấn thóc, dự kiến tập trung thu hoạch từ 15/9 - 31/12.
Với kế hoạch sản xuất lúa trên, Bộ NN&PTNT dự kiến kế hoạch sản xuất cả năm đạt 43,5 triệu tấn thóc.
Về phần tiêu dùng nội địa, dự báo, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 29,96 triệu tấn thóc. Trong đó, tiêu thụ của người dân khoảng 14,26 tiệu tấn thóc (tương đương 9,27 triệu tấn gạo); phục vụ chế biến 7,5 triệu tấn thóc, chăn nuôi 3,4 triệu tấn thóc; dùng làm giống, giống dự phòng 1 triệu tấn thóc. Đáng chú ý, trong 29,96 triệu tấn thóc này đã bao gồm dự trữ trong nước khoảng 3,8 triệu tấn thóc.
Riêng về phần xuất khẩu, Bộ NN&PTNT thông tin, tính từ đầu năm đến ngày 15/3, sản lượng gạo xuất khẩu đạt 1,298 triệu tấn, tăng 26,5% và giá trị đạt 602 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ năm 2019. Dự báo, sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5-6,7 triệu tấn (tương đương 13-13,4 triệu tấn thóc).
Cân nhắc điều tiết xuất khẩu gạo
Liên quan tới xuất khẩu gạo, văn bản ngày 25/3/2020 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để làm việc với các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu gạo chủ chốt, rà soát, kiểm tra, đánh giá về nguồn cung thóc gạo, tình hình xuất khẩu gạo và thực hiện dự trữ lưu thông, tình hình thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo.
Trên cơ sở đó, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định việc điều chỉnh hoạt động xuất khẩu gạo theo đúng quy định.
Nhìn nhận về câu chuyện đảm bảo an ninh lương thực và điều tiết xuất khẩu gạo, PGS.TS Dương Văn Chín, Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành đánh giá, nếu giá lúa tăng khá, Việt Nam nên tiếp tục xuất khẩu gạo. Điều này nhằm khích lệ nông dân trồng lúa, tăng thêm thu nhập.
“Việt Nam không lo ngại chuyện thiếu lương thực vì ĐBSCL trồng 3 vụ lúa/năm, từ sạ đến chín rất nhanh. Hiện, lúa Hè Thu cũng chỉ chưa đầy 3 tháng nữa đã có thu hoạch. Vấn đề cần quan tâm của ngành lúa gạo Việt Nam hiện nay là tăng chất lượng sản phẩm”, TS Dương Văn Chính nói.
Còn ông Nguyễn Đức Thành, thành viên Liên minh Chính sách Nông nghiệp Việt Nam phân tích, gạo là mặt hàng Việt Nam có thể chủ động nguồn cung trong những chu trình ngắn hạn (3-4 tháng). Vì vậy, khi nhu cầu gạo thế giới đột ngột tăng cao, Việt Nam nên tranh thủ đón ít nhất là làn sóng đầu tiên.
Nếu đến mùa sau, việc cung ứng gạo trong nước có dấu hiệu mất cân đối trầm trọng, đặc biệt với tình hình sản lượng giảm do điều kiện thời tiết mới cần cân nhắc điều tiết xuất khẩu.
"Điều tiết xuất khẩu thôi, còn việc đóng cửa thị trường xuất khẩu là một tình huống cực đoan. Về nguyên tắc, sản lượng gạo của Việt Nam luôn vượt quá cầu trong nước. Nếu đóng cửa thị trường xuất khẩu sẽ khiến Việt Nam phải đối phó với vấn nạn xuất khẩu lậu”, ông Thành nhấn mạnh.
Xung quanh câu chuyện xuất khẩu gạo, ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) khẳng định: “Với tình hình sản xuất như hiện nay, mục tiêu xuất khẩu 6,7 triệu tấn gạo là khả thi bởi tổng sản lượng theo kế hoạch đề ra có thể đạt được. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất hiện nay là ngành chức năng phải nắm rõ được số lượng các doanh nghiệp đã tham gia ký hợp đồng xuất khẩu, tránh tình trạng tranh mua, không có lợi cho thị trường. Khi đó, nông dân là đối tượng chịu thiệt”.
Báo cáo về ngành hàng lúa gạo của Trung tâm Tin học và Thống kê (Bộ NN&PTNT) từ đầu năm đến nay cho thấy, tiêu thụ gạo toàn cầu được dự đoán đạt mức kỷ lục 493,1 triệu tấn trong niên vụ 2019/2020, giảm gần 0,8 triệu tấn so với dự báo tháng 1/2020 nhưng lớn hơn gần 6,4 triệu tấn so với một năm trước đó. Ở một diễn biến khác, tồn kho gạo cuối vụ toàn cầu trong niên vụ 2019/2020 được dự báo ở mức kỷ lục 178,1 triệu tấn, tăng 1,0 triệu tấn so với dự báo trước đó và tăng 3,1 triệu tấn so với một năm trước đó. Đây là năm thứ 13 liên tiếp tăng tồn kho gạo cuối vụ toàn cầu, trong đó, Trung Quốc và Ấn Độ chiếm phần lớn. Tồn kho lớn nhưng các nước vẫn tăng lượng nhập khẩu cho thấy sự thận trọng của các thị trường trong việc đối phó với dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona (Covid-19). |
Tin liên quan
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch
15:08 | 07/07/2024 Nhìn ra thế giới
Lộc Trời trúng thầu 100.000 tấn gạo của Bulog, thu về 55 triệu USD trong 2 tháng
09:59 | 30/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lộc Trời hoàn tất thanh toán tiền lúa cho nông dân, tái cấu trúc tài chính để đi đường dài
08:24 | 22/05/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
19:31 | 02/11/2024 Kinh tế
Mỗi ngày dệt may xuất khẩu mang về hơn 100 triệu USD
12:40 | 02/11/2024 Xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chuỗi cung ứng, thúc đẩy giao thương Việt Nam - Trung Quốc
12:39 | 02/11/2024 Kinh tế
Cơ hội bứt tốc xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc
08:35 | 02/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu thủy sản tháng 10 trở lại mức 1 tỷ USD sau 27 tháng
20:26 | 01/11/2024 Xuất nhập khẩu
Đâu là tác nhân đẩy giá, gây nhiễu loạn thị trường bất động sản?
20:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Dữ liệu cá nhân có thể bị “đánh cắp” khi mua sắm trên nền tảng xuyên biên giới chưa đăng ký
20:12 | 01/11/2024 Kinh tế
Doanh nghiệp Việt trước làn sóng sàn thương mại điện tử quốc tế: Lợi ích và thách thức
17:59 | 01/11/2024 Kinh tế
Nắm bắt cơ hội để "chen chân" thay thế nhà cung cấp hàng hoá cho EU
17:49 | 01/11/2024 Kinh tế
Ngành sản xuất đang hồi phục sau bão Yagi
15:20 | 01/11/2024 Kinh tế
Đổi mới sáng tạo - chìa khóa giải quyết rác thải nhựa
14:29 | 01/11/2024 Kinh tế
Nhiều nền tảng và động lực cho kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ
14:19 | 01/11/2024 Kinh tế
Vi mạch bán dẫn là ngành ưu tiên thu hút đầu tư của TP Hồ Chí Minh
11:14 | 01/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Khởi tố Công ty Biomass buôn lậu “khí cười”
Doanh nghiệp cần gì cho công cuộc chuyển đổi số?
Mua bán thuốc online
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK