Học giả quốc tế thảo luận về Biển Đông và đường lưỡi bò
Hội thảo với nhan đề "Xung đột ở Biển Đông: Luật pháp, chính trị và ngoại giao" do Tạp chí Rủi ro Chính trị (Journal of Political Risk - JPR) có trụ sở tại New York, tổ chức.
Đã có khoảng 100 khách mời tham dự hội thảo gồm nhiều nhà ngoại giao các nước tại Liên hợp quốc, học giả, giới nghiên cứu đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu ở vùng Đông Bắc Mỹ.
Hội thảo có sự tham dự của các học giả hàng đầu về Biển Đông như Gordon G. Chang, tác giả cuốn: "Đổ vỡ sắp tới của Trung Quốc;" Bill Hayton, tác giả: "Biển Đông: Cuộc đấu tranh quyền lực ở châu Á;" Gregory Poling thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế (CSIS) và David Denoon của Đại học New York.
Nhiều khía cạnh trong tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông đã được các học giả thảo luận, trong đó có các vấn đề như đường lưỡi bò và luật pháp quốc tế, tác động môi trường và ý nghĩa chiến lược của việc xây các đảo của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trả lời phóng viên TTXVN tại Mỹ, tiến sỹ Anders Corr, Tổng biên tập Tạp chí JPR cho biết: "Chúng tôi đã thảo luận 3 chủ đề chính: đường lưỡi bò và luật pháp quốc tế, tác động môi trường và ý nghĩa chiến lược của việc xây các đảo của Trung Quốc ở Biển Đông. Tôi nghĩ rằng đã có nhiều sự nhất trí, ít nhất trong các học giả tham dự hôm nay rằng, những gì mà Trung Quốc đang làm ở Biển Đông là nghiêm trọng."
Cũng theo ông Anders, các học giả đã bàn về các lựa chọn và cơ hội khác nhau mà các quốc gia tranh chấp cần tận dụng để giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình theo luật pháp quốc tế.
Theo ông Anders, những tham luận tại hội thảo sẽ được biên tập thành cuốn sách về Biển Đông do một nhà xuất bản uy tín tại Mỹ phát hành.
Các học giả tại hội thảo cũng đưa ra một số đề xuất mang tính xây dựng để giải quyết tranh chấp hiện nay. Học giả Benjamin Purser, Đại học Colorado của Mỹ cho rằng để có bước tiến trong giải quyết tranh chấp Biển Đông hiện nay, Tòa án Quốc tế cần đưa ra phán quyết rằng những đảo nhỏ, đảo nhân tạo trên Biển Đông không nên được trao địa vị pháp lý như đặc quyền kinh tế và tài nguyên.
Giáo sư David Denoon, Đại học New York, đã đề cập đến thuyết "phân chia công bằng" mà ông từng công bố trong bài viết năm 1996 đăng trên Tạp chí đàm phán quốc tế.
Tuy nhiên, theo ông, chính phủ Trung Quốc sẽ không quan tâm đến cách tiếp cận này vì "họ muốn tất cả" khi đề cập đến các tuyên bố chủ quyền trong tranh chấp giữa Trung Quốc và các nuớc khu vực ở Biển Đông./.
Tin liên quan
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
19:49 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
36 tỷ USD kinh tế internet
18:46 | 23/11/2024 Người quan sát
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
16:25 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
16:20 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Trình dự án Luật Công nghiệp công nghệ số với quy định về AI, tài sản số
15:11 | 23/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
20:13 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống Cộng hòa Dominicana
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Malaysia
09:17 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Minh bạch và giảm thiểu rủi ro nhờ ESG
08:25 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cần giới hạn quy mô, diện tích trong thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại
20:24 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét sai phạm của ông Vương Đình Huệ
20:01 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổng Bí thư Tô Lâm hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim
20:00 | 21/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics