Hồ Chủ tịch với cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên
Bác cho rằng một trong những cơ sở cần có đầu tiên của một Nhà nước là Hiến pháp mà muốn có Hiến pháp thì phải có Quốc hội. Vì vậy, mặc dù tình hình đất nước đang ở thế "ngàn cân treo sợi tóc", trong 6 nhiệm vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác vẫn đề ra nhiệm vụ cực kỳ khó khăn là phải tổ chức một cuộc Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt. Bác nói: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước ta không có hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có một hiến pháp dân chủ. Tôi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả công dân trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu nghèo, tôn giáo, dòng giống...".
Thiết lập Nhà nước với chế độ dân chủ cao nhất
Ngày 8-9-1945, đúng một tuần sau ngày tuyên bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 14 quyết định tổ chức Tổng tuyển cử trên phạm vi toàn quốc, tiếp đến tổ chức thành lập một Ủy ban Dự thảo Hiến pháp, Ủy ban Dự thảo thể lệ Tổng tuyển cử...
Trong những ngày khó khăn, việc tổ chức thành lập Quốc hội được đề ra thành chương trình nghị sự quan trọng. Có thời kỳ, Hội đồng Chính phủ phải nhóm họp liên tục hàng ngày để bàn định những công việc cụ thể: Tổ chức Tổng tuyển cử, thời gian Tổng tuyển cử, công tác tuyên truyền, vấn đề nhân sự, thành viên Quốc hội... Ở miền Nam, chiến sự ác liệt; miền Bắc nạn đói đe dọa, các đảng phái phản động câu kết với quân xâm lược... Bác đã đề ra những đối sách mềm dẻo, kiên định lập trường độc lập, thống nhất và đại đoàn kết. Vào 17 giờ ngày 16-10-1945, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội đồng Chính phủ thông qua Sắc lệnh về thể lệ Tổng tuyển cử, ấn định Tổng tuyển cử vào ngày chủ nhật 23-12-1945 và quy định lượng đại biểu của mỗi tỉnh, thành phố, đại biểu người dân tộc thiểu số của 70 tỉnh, thành trong cả nước. Sau khi Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo xong bản dự thảo, ngày 24 và 25-10-1945, Hội đồng Chính phủ do Bác chủ tọa đã góp ý sửa chữa, hoàn chỉnh bản dự thảo Hiến pháp để trình Quốc hội. Tại phiên họp ngày 16-11-1945 khi bàn về đối tượng nào được quyền ứng cử và bầu cử, Bác đề nghị Chính phủ ra Thông cáo nói rõ ai cũng có quyền ứng cử, dù ở đảng phái nào hay không đảng phái.
Xét tình hình thực tế, giao thông đi lại khó khăn, rất cản trở việc cử tri tham gia ứng cử, ngày 2-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 71 bổ khuyết thể lệ Tổng tuyển cử. Tình hình chính trị tháng 12 năm ấy trở nên sôi động, khắp nơi tuyên truyền, cổ động cho ngày Tổng tuyển cử. Hội đồng Chính phủ cử các bộ trưởng về các địa phương tham gia ứng cử, mời thêm nhiều nhân sĩ nổi tiếng tham gia ứng cử. Lúc này, các Đảng phái phản động ra sức tuyên truyền, gây nhiều khó khăn cho ta, nhiều nhân sĩ trí thức nổi tiếng vẫn chưa tham gia ứng cử, trên thực tế nhiều cơ sở chuẩn bị chưa chu đáo, nhiều người dân chưa biết cách bỏ phiếu... Nếu theo lịch trình bầu cử vào ngày 23-12-1945 sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ quyết định lùi ngày bầu cử, công khai thông báo lý do cho công chúng biết: Vì nhiều nhân sĩ muốn ra ứng cử nhưng không đủ thì giờ để nộp đơn và vận động, vì vậy hoãn ngày bầu cử đến chủ nhật 6-1-1946.
Với sự kiện trọng đại này, dân tộc Việt Nam ta sau khi là dân tộc đầu tiên ở Đông Nam Á làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc thành công, đã trở thành dân tộc đầu tiên trong khu vực thiết lập được một Nhà nước có chế độ chính trị với hình thức dân chủ cao nhất là phổ thông đầu phiếu.
“Tôi là một công dân”...
Ngày 10-12-1945, danh sách ứng cử viên khu vực Hà Nội được niêm yết rộng rãi. Trong danh sách, Bác đứng thứ 2 sau cụ Nguyễn Văn Tố. Tất cả 74 ứng cử viên, chọn lấy 6 đại biểu.
Một điều bất ngờ với Chủ tịch Hồ Chí Minh trước ngày Tổng tuyển cử là: Tại Thủ đô Hà Nội, 118 Chủ tịch các Ủy ban Nhân dân và tất cả các đại biểu làng xã tại Hà Nội đã nhất trí công khai một bản kiến nghị. Nội dung bản kiến nghị là: Yêu cầu Cụ Hồ Chí Minh được miễn phải ứng cử trong cuộc Tổng tuyển cử sắp tới vì Cụ đã được toàn dân suy tôn là Chủ tịch vĩnh viễn của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đáp lại nguyện vọng trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư trả lời đồng bào ngoại thành Hà Nội:
"Tôi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi, mà quyết nghị tôi không phải ứng cử trong kỳ Tổng tuyển cử sắp tới.
Nhưng tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên tôi không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa.
Tôi xin thành thực cảm tạ toàn thể đồng bào nam, phụ, lão, ấu khu vực ngoài thành Hà Nội”.
Mặc dù tất cả các ứng cử viên đã được đăng tiểu sử kèm theo ảnh trên báo, nhưng cử tri còn muốn được trực tiếp nghe các ứng cử viên nói rõ chương tình hành động của mình. Đó là những cuộc tiếp xúc rộng rãi, diễn ra hết sức sôi nổi ở khắp mọi nơi, trong một khung cảnh thực sự tự do và dân chủ.
Chiều ngày 5-1-1946, Bác đến Khu học xá (nay là Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội) cùng các ứng cử viên gặp gỡ cử tri.
Hôm ấy, trước đông đảo quần chúng có mặt, Bác đã nói với các ứng cử viên: "...Vừa rồi đây ta vừa tranh được độc lập. Một số ít người, chỉ một số ít thôi, đã quên cái công khó nhọc của dân chúng. Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyền cầm lá phiếu ngày nay đó. Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng Hoa Thám đã khó nhọc vì cái quyền dân chủ ấy lắm. Biết bao người đã bị bắn, bị chém, đã đeo cái tên chính trị phạm và bị nhốt đầy các nhà tù Sơn La, Côn Đảo, Ban Mê Thuật… mới đòi được cái quyền dân chủ ngày nay...".
Bác Hồ quay sang phía các ứng cử viên nhắc nhở: "Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung...".
Rồi hướng về các cử tri, Bác căn dặn: "Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy...".
Dùng lá phiếu chống lại quân địch
Sáng ngày 5-1-1946, lời kêu gọi quốc dân đi bầu cử của Chủ tịch Hồ Chí Minh được các báo đều đăng:
“Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm1946.
Ngày mai, là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.
Ngày mai, là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình.
Ngày mai, dân ta sẽ tỏ cho các chiến sĩ ở miền Nam rằng: Về mặt quân sự thì các chiến sĩ dùng súng đạn mà chống quân thù. Về mặt chính trị, thì nhân dân dùng lá phiếu mà chống với quân địch. Một lá phiếu cũng có sức lực như một viên đạn.
.....
Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.
Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.
Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thành thực câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà; vì lợi chung, quên lợi riêng...".
Đúng 7 giờ sáng ngày 6-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng hàng vạn cử tri thủ đô đi làm nghĩa vụ công dân. Người đã đi bầu ở phòng bỏ phiếu đặt tại số nhà 10 phố Hàng Vôi (nay là phố Lý Thái Tổ, Hà Nội). Sau khi hoàn thành nghĩa vụ công dân của mình, Người đến thăm một số phòng bỏ phiếu ở các phố Hàng Bạc, Hàng Gai, Hàng Trống, Thụy Khuê, làng Hồ Khẩu và Ô Đông Mác. Người đặc biệt cảm động khi chứng kiến những cụ già 70, 80 tuổi vẫn được con cháu cõng đi bỏ phiếu hoặc nhiều người mù vẫn nhờ người nhà dẫn đến hòm phiếu để tự tay mình làm nhiệm vụ công dân. Ở khu Ngũ Xã, bọn phản động huy động một lực lượng đông có vũ trang súng liên thanh đến ngăn cản dân phố đi bầu cử, cấm treo cờ đỏ sao vàng, cấm đặt hòm phiếu. Nhưng nhân dân không chịu khuất phục chúng và kéo sang cả khu Nguyễn Thái Học gần đấy để bỏ phiếu. Chủ tịch Hồ Chí Minh đạt số phiếu cao nhất với 98,4%.
Ngày 6-1-1946, cuộc Tổng tuyển cử đã được tiến hành và thành công tốt đẹp trên phạm vi cả nước. Bất chấp sự phá hoại điên cuồng của bọn phản động ở phía Bắc và cuộc xâm lăng tàn bạo của bọn thực dân Pháp ở phía Nam, tỉ lệ đi bầu cử ở các địa phương vẫn đạt từ 65 - 95% và đã bầu được 333 đại biểu Quốc hội.
Thấm thoắt từ ấy đến nay đã hơn 70 năm, từ bầu cử Quốc hội khóa I đến bầu cử Quốc hội khóa XIV. Đặc biệt là bầu cử Quốc hội khóa XIV được tổ chức vào dịp kỷ niệm 126 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Sau 70 năm, bài học quý giá của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về quốc hội và bầu cử Quốc hội vẫn còn nguyên giá trị.
Tin liên quan
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Thủ tướng sẽ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng
09:51 | 04/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Hậu “ly hôn” nghìn tỷ
10:32 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyến công du Trung Đông của Thủ tướng: Ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Việt Nam đoàn kết, kêu gọi gỡ bỏ các biện pháp bao vây, cấm vận với Cuba
08:48 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vốn của “sếu đầu đàn”
07:29 | 03/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Mua bán thuốc online
19:30 | 02/11/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh ra quân phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
19:27 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
19:23 | 02/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thông cáo chung giữa Việt Nam và Qatar
20:49 | 01/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Kẻ đáng gờm 2 tuổi
09:08 | 01/11/2024 Người quan sát
Đề xuất giữ nguyên phạm vi hưởng như lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế
23:17 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK