Hệ lụy từ sự sụp đổ của Silicon Valley Bank
Cuộc chạy đua trái chiều nhằm điều chỉnh giá dầu thế giới | |
WB hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới do xung đột tại Ukraine | |
Thung lũng Silicon Việt Nam sẽ áp dụng theo mô hình Hoa Kỳ |
Sự sụp đổ của ngân hàng SVB đã gây chấn động khắp hệ thống tài chính |
SVB có tổng tài sản là 212 tỷ USD tính đến cuối năm 2022, xếp thứ 16 trong danh sách các ngân hàng lớn nhất của Mỹ. Đây là vụ phá sản ngân hàng lớn nhất ở Mỹ kể từ vụ sụp đổ của Lehman Brothers vào mùa Thu năm 2008.
SVB chuyên về quan hệ khách hàng với các công ty đầu tư mạo hiểm và các công ty mới thành lập ở Thung lũng Silicon. Các công ty mới thành lập hiếm khi được tài trợ thông qua các khoản vay ngân hàng vì triển vọng kinh doanh không chắc chắn. Thay vào đó, họ nhận nguồn tài chính dưới dạng vốn cổ phần từ các công ty đầu tư mạo hiểm, gửi số tiền này dưới dạng tài khoản vãng lai.
Tình trạng thừa thanh khoản do Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) và Chính phủ tạo ra trong những năm đại dịch 2020 và 2021 đã chuyển một lượng lớn tiền vào khởi nghiệp ở California - với kết quả là khối lượng tiền gửi của khách hàng trên bảng cân đối của SVB đã tăng lên gấp ba lần trong giai đoạn giữa năm 2019 và năm 2021. Ngân hàng có lượng tiền gửi của khách hàng tương đối lớn - gần 200 tỷ USD - nhưng lại có rất ít cơ hội cho vay đối với cơ sở khách hàng của mình. Thay vào đó, họ đã đầu tư hầu hết phần thanh khoản còn lại vào các khoản đầu tư “an toàn”: Trái phiếu Chính phủ Mỹ dài hạn và các khoản vay thế chấp, được gọi là chứng khoán đảm bảo bằng thế chấp (MBS).
Những khoản đầu tư này an toàn vì rủi ro không thanh toán thực tế bằng 0, nhưng giá trị của trái phiếu Chính phủ và MBS lại giảm đi khi lãi suất tăng. Vì lãi suất ở Mỹ đã tăng đáng kể trong 12 tháng qua, vô số công ty mới thành lập ở Thung lũng Silicon không còn được các nhà đầu tư mạo hiểm rót tiền dồi dào nữa. Thanh khoản cạn kiệt, nhiều công ty đã phải khai thác tài khoản SVB của họ để trang trải chi phí hàng ngày. Kết quả là ngân hàng phải chấp nhận lỗ, bán ra ngày càng nhiều trái phiếu Chính phủ và MBS.
Tài sản quan trọng nhất của ngân hàng là niềm tin. Ngay khi có nghi ngờ về khả năng thanh toán của SVB, khách hàng đã ngay lập tức bắt đầu rút tiền gửi. Chỉ riêng trong ngày ngày 9/3, ngân hàng đã mất 42 tỷ USD tiền gửi của khách hàng. Kết quả là Tổng công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (FDIC) phải nắm quyền kiểm soát tổ chức này để đảm bảo không có thêm dòng vốn chảy ra.
Một số ngân hàng lớn có thể đang xem xét chi tiết việc tiếp quản SVB. Ngân hàng này đã không đầu cơ vào các khoản đầu tư xấu, mà chỉ đơn giản là nạn nhân của việc lãi suất tăng chóng mặt tại Mỹ thời gian qua. Bởi vì toàn bộ hệ thống ngân hàng hoạt động dựa trên sự tin tưởng và các tổ chức được kết nối chặt chẽ với nhau nên luôn có nguy cơ lây lan. Vì lý do này, giá cổ phiếu của các ngân hàng khác ở Mỹ và châu Âu cũng chịu áp lực đáng kể trong vài ngày qua.
SVB không lớn và sự sụp đổ của ngân hàng này không khiến FED kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, sự sụp đổ của SVB là biểu hiện của sự căng thẳng lớn trong hệ thống tài chính do các biện pháp thắt chặt tiền tệ và lãi suất tăng. Vì thế, có thể giả định rằng trong tương lai sẽ có nhiều “tai nạn” hơn. FDIC đã chỉ ra vào cuối tháng 2 quy mô của các khoản lỗ sổ sách chưa thực hiện đang nằm im lìm trong bảng cân đối kế toán của các ngân hàng Mỹ do lãi suất tăng. Những khoản lỗ chưa thực hiện này lên tới 620 tỷ USD tính đến cuối năm 2022.
Tin liên quan
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Thúc đẩy kinh tế tư nhân nhờ nghiên cứu và hợp tác tài chính - kế toán
20:28 | 15/11/2024 Tài chính
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics