Thung lũng Silicon Việt Nam sẽ áp dụng theo mô hình Hoa Kỳ
Xin Bộ trưởng cho biết lý do Việt Nam áp dụng mô hình Thung lũng Silicon để đẩy mạnh thương mại hóa các sản phẩm khoa học và công nghệ hiện nay?
Thung lũng Silicon Valley là trung tâm công nghệ cao của Mỹ. Đồng thời là một thị trường, nơi các công nghệ mới gặp gỡ với nhà đầu tư mạo hiểm và kết hợp lại trở thành những doanh nghiệp khởi nghiệp với mức tăng trưởng nhanh chóng.
Việt Nam chọn mô hình Thung lũng Silicon bởi Silicon Valley là nơi khởi thủy của tất cả các “đại gia” trong lĩnh vực khoa học công nghệ như Google, Microsoft và các hãng phần mềm lớn khác, các "đại gia" về công nghệ điện tử, kể cả Apple đều khởi nguồn từ Silicon Valley và mô hình này thành công vì đã tạo ra được động lực cho các nhà khoa học có thể tự do sáng tạo và gắn liền với sự ra đời của doanh nghiệp khởi nghiệp. Các “đại gia” từ Silicon Valley khởi thủy cũng chỉ là những doanh nghiệp khoa học công nghệ với nguồn vốn lớn nhất chính là tài sản trí tuệ và được hình thành sau khi được hỗ trợ từ các quỹ dầu tư mạo hiểm, từ các doanh nghiệp khác.
Mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam sẽ áp dụng theo mô hình của Hoa Kỳ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm thành công chính là ở Silicon Valley. Chính vì vậy Bộ Khoa học và Công nghệ đã mời các chuyên gia từ Silicon Valley, từ Hoa Kỳ và đặc biệt là các chuyên gia người Việt Nam đã từng làm việc lâu năm ở Silicon Valley làm cố vấn cho chương trình. Hy vọng với kinh nghiệm và thành công của họ, chúng ta cũng có thể thành công.
Mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam khác với các Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao như thế nào và để có thể tham gia mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam, các doanh nghiệp, nhà khoa học cần có những tiêu chí, điều kiện như thế nào, thưa Bộ trưởng?
Giữa hai chương trình này có mối quan hệ rất gắn bó vì Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao của nước ta đặt ra mục tiêu sản phẩm của chương trình tương đồng với những mục tiêu và sản phẩm của Silicon Valley trong quá khứ. Silicon Valley thực chất là nơi tạo ra công nghệ cao, công nghệ mới và ngày nay đã trở nên phổ biến, chủ lực trong nền kinh tế toàn cầu. Chúng ta đã biết công nghệ thông tin và truyền thông ngày nay đều là kết quả từ Silicon Valley. Không thể có thành tựu về thông tin di động, Internet nếu không sử dụng kết của quả Microsoft, Apple, Google… Mô hình của Silicon Valley là mô hình không pha trộn mô hình khác và các chuyên gia người Việt Nam ở Silicon Valley là những chuyên gia có kinh nghiệm.
Hiện nay, trong Luật Công nghệ cao đã có những điều khoản quy định về Quỹ đầu tư mạo hiểm, nhưng do những ràng buộc khác của hệ thống luật pháp Việt Nam, đặc biệt là Luật Ngân sách nhà nước nên Nhà nước chưa thể đầu tư vào Quỹ đầu tư mạo hiểm.
Trước mắt, Bộ Khoa học Công nghệ kêu gọi các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân đóng góp để xây dựng một quỹ đầu tư mạo hiểm theo mô hình của Silicon Valley.
Bộ kêu gọi và không hạn chế nhà khoa học, nhà doanh nghiệp có tinh thần khoa học đề xuất ý tưởng của họ và tham gia dự án này. Tuy vậy, tiêu chí đầu tiên rất quan trọng và bắt buộc phải có, đó là tinh thần khoa học, ý chí của những người làm doanh nghiệp, quyết tâm đổi mới công nghệ, làm chủ công nghệ mới, dám hy sinh để đầu tư cho những người làm nghiên cứu bởi vì ngay cả ở Silicon Valley, 9 dự án thất bại mới có 1 dự án thành công. Nhưng một dự án khi đã thành công sẽ mang lại lợi nhuận khổng lồ cho người đầu tư cũng như những nhà khoa học tham gia dự án. Vì vậy, Silicon Valley vẫn tiếp tục phát triển.
Silicon Valley thành công là nhờ vào tài sản trí tuệ, trong khi Việt Nam vẫn đang đau đầu vì nạn “chảy máu chất xám”, vậy làm thế nào thu hút được trí tuệ để thực hiện dự án này, thưa Bộ trưởng?
Để tập hợp được trí tuệ Việt Nam cần có hai yếu tố, đó là nhiệt huyết, đam mê khoa học của những người làm khoa học và điều kiện làm việc của giới khoa học trong nước, làm sao để không thua kém nhiều so với điều kiện của họ khi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay, tình trạng “chảy máu chất xám” ở nước ta đang cần các giải pháp để khắc phục bởi nếu không tạo được môi trường, điều kiện làm việc thuận lợi nhất, tốt nhất cho giới khoa học bên cạnh việc đãi ngộ họ về vật chất, chắc chắn các nhà khoa học rất khó yên tâm để làm khoa học và sẽ có rất ít các sản phảm khoa học phục vụ phát triển kinh tế.
Hy vọng rằng Luật Khoa học công nghệ với các cơ chế, chính sách mới sẽ được tạo điều kiện thuận lợi, cũng như là có môi trường nghiên cứu và ứng dụng khoa học tốt nhất cho giới khoa học Việt Nam để hạn chế phần nào tình trạng “chảy máu chất xám”.
Hiện nay, kể cả nước Mỹ và các cường quốc khác như Nhật Bản, Ấn Độ, Nga cũng phải đối mặt với hiện tượng “chảy máu chất xám” vì nhà khoa học luôn có xu hướng tìm đến nơi họ có thể được cống hiến nhiều nhất, có điều kiện làm việc tốt nhất. Nhưng ngược lại, chúng ta có thể thu hút họ quay trở về với đất nước nếu như tạo được điều kiện làm việc tốt và khơi dậy được lòng yêu nước, sự đam mê và trách nhiệm của họ đối với đất nước.
Với cơ sở vật chất hiện tại, Việt Nam làm thế nào để thu hút được các khoa học đến với thung lũng Silicon Việt Nam, thưa Bộ trưởng?
Việt Nam vừa vượt qua ngưỡng phát triển để trở thành một nước có thu nhập trung bình, vì vậy đầu tư của Nhà nước, xã hội cho khoa học công nghệ còn rất hạn chế. Nước ta chưa có được cơ sở nghiên cứu hùng mạnh, được trang bị hiện đại và có đủ điều kiện để thu hút giới khoa học. Nhưng với Silicon Valley khi mới thành lập cũng ở điều kiện rất khiêm tốn.
Vấn đề ở chỗ cả giới doanh nghiệp và giới khoa học sẽ quan tâm tới Silicon Việt Nam như thế nào và chúng ta có cơ chế để xây dựng Quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ hay không, bởi ngân sách Nhà nước không bao giờ là đủ và chi tiêu từ ngân sách Nhà nước phải tuân thủ những quy định rất ngặt nghèo của luật pháp vì ngân sách Nhà nước là tiền thuế của dân.
Vì vậy các nhà khoa học khi sử dụng ngân sách nhà nước cho nghiên cứu rất khó có thể tạo ra được những sản phẩm như họ mong muốn bởi cơ chế chi tiêu của Nhà nước rất chặt chẽ, hạn hẹp. Quỹ đầu tư mạo hiểm chủ yếu từ đóng góp của doanh nghiệp và các tổ chức cá nhân nên chỉ cần các nhà khoa học bàn giao lại sản phẩm cuối cùng theo đúng hợp đồng là mọi khoản chi tiêu từ Quỹ sẽ được thanh quyết toán rất thuận lợi và đơn giản.
Chúng tôi mong muốn thành lập thí điểm một Quỹ đầu tư mạo hiểm và ứng dụng quy trình thủ tục của Quỹ không dùng ngân sách Nhà nước đầu tư cho những ý tưởng của các nhà khoa học, đặc biệt là những ý tưởng mới, ý tưởng của nhà khoa học trẻ để họ có thể có được nguồn tài chính hỗ trợ hoạt động nghiên cứu của họ.
Quỹ đầu tư mạo hiểm sẽ chia sẻ những rủi ro của hoạt động nghiên cứu bởi nếu dùng ngân sách mà nghiên cứu không thành công, các nhà khoa học rất dễ phải đối mặt với thanh tra, kiểm toán, thậm chí phải hoàn trả cho ngân sách Nhà nước những khoản phí đã chi tiêu. Nhưng quỹ đầu tư mạo hiểm hoàn toàn chấp nhận những rủi ro như vậy vì khi nhà khoa học thất bại, nhà đầu tư chịu chung rủi ro với nhà khoa học, còn nếu họ thành công, nhà đầu tư được hưởng lợi cùng với các nhà khoa học.
Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
T.T (Thực hiện)
Tin liên quan
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
16:06 | 23/11/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
08:16 | 23/11/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Hơn 33 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11/2024
15:46 | 22/11/2024 Infographics
“Thời khắc vàng” để các thương hiệu Việt vươn tầm thế giới
15:27 | 22/11/2024 Kinh tế
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?
11:02 | 22/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam do xu hướng phục hồi mạnh mẽ
08:17 | 22/11/2024 Kinh tế
Chính sách đột phá phát triển nhà ở xã hội
20:34 | 21/11/2024 Kinh tế
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc
14:35 | 21/11/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á
11:01 | 21/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD
08:37 | 21/11/2024 Infographics
Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần được đánh giá rất kỹ với góc nhìn đa chiều
22:33 | 20/11/2024 Kinh tế
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023
15:50 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh
14:49 | 20/11/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Nâng hiệu quả quản lý vốn, nhưng hoạt động doanh nghiệp phải theo kinh tế thị trường
Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 11 có chiều hướng giảm
Trình dự án Luật thay thế "Luật 69", nâng cao tính tự chủ của doanh nghiệp nhà nước
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics