Hàng Nhật bị làm giả được bày bán tràn lan trên thị trường Việt Nam
Ông Hideki Katano, đại diện Phòng Sở hữu trí tuệ Công ty ASICS cho hay, công ty chuyên sản xuất các sản phẩm và phụ kiện thể thao, bao gồm giày thể thao, vớ, găng tay, balo, quần áo thể thao… ASICS là thương hiệu thể thao lớn thứ 4 thế giới sau Adidas, Nike và Puma. Tuy nhiên, rất nhiều sản phẩm giày thể thao của công ty đang bị làm giả và bày bán tràn lan. Trong đó, không ít vụ đã bị phát hiện tại TP.HCM. Ông Katano cho hay, các sản phẩm hàng giả có nguyên liệu và cấu tạo khác với sản phẩm thật của ASICS nên lực giảm sốc kém, độ bền thấp và dễ dẫn đến chấn thương cho người sử dụng.
Ông Jun Okubo, đại diện Công ty Yonex cũng cho hay, thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiệu nhiều vụ kinh doanh các sản phẩm vợt cầu lông, quần áo thể thao làm giả nhãn hiệu Yonex của công ty. Tương tự, ông Tatsuhiko Gogo, đại diện Công ty Wacoal cũng cho biết, nhiều sản phẩm trang phục lót phụ nữ giả nhãn hiệu Wacoal cũng đang được bày bán khá phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt là tại các chợ truyền thống. Các sản phẩm hàng giả, kém chất lượng sẽ khiến người dùng có nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa, thậm chí nhiều sản phẩm còn bị phát hiện là có chứa chất gây ung thư…
Thậm chí, các sản phẩm đồng hồ đeo tay, điện gia dụng của Công ty Casio và Công ty Panasonic cũng bị làm giả khá phổ biến. Ông Mai Ngọc Thạch, đại diện Công ty TNHH Anh Khuê Sài Gòn (nhà phân phối chính thức và bảo hành duy nhất đồng hồ Casio tại Việt Nam) cho hay, ngay cả tem của hãng Casio cũng đã bị làm giả. Trước tình hình đó, Công ty Anh Khuê đã tiến hành dán tem chống hàng giả của công ty lên các sản phẩm chính hãng. Với công nghệ hiện đại cho ra nhiều hiệu ứng khác nhau nên đến nay chiếc tem chống giả này vẫn chưa bị làm giả.
Bà Hisae Aoki, đại diện công ty Panasonic cũng chia sẻ, các đối tượng sản xuất hàng giả, hàng nhái thường lợi dụng tâm lý ham rẻ của người tiêu dùng. Tuy nhiên, điều này lại có tác hại rất lớn. Cụ thể, các sản phẩm hàng giả đều không có chế độ bảo hành, lại có chất lượng kém, nguy cơ cháy nổ cao... Do đó, trên thực tế khách hàng phải trả một mức giá cao hơn rất nhiều so với sử dụng hàng thật.
Tại hội nghị, các doanh nghiệp Nhật Bản đã bày tỏ mong muốn được hợp tác nhiều hơn nữa với cơ quan chức năng Việt Nam để có thể đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, giúp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính.
Tràn lan hàng hóa giả nhãn hiệu
Theo báo cáo của Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM, trong năm 2016 đơn vị đã xử lý, bắt giữ nhiều vụ hàng hóa giả các nhãn hiệu của Nhật Bản. Cụ thể, đơn vị đã xử lý, bắt giữ 20 vụ hàng giả nhãn hiệu Casio, tịch thu và tiêu huỷ hơn 500 tang vật. Theo đó, tất cả các tang vật thu giữ đều không có dán tem chống giả của Công ty Anh Khuê Sài Gòn. Từ tháng 4/2016 đến tháng 11/2016, lực lượng quản lý thị trường cũng tịch thu trên 4,2 tấn bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto.
Doanh nghiệp hướng dẫn cách phân biệt đồng hồ Casio thật và giả. Ảnh: N.Hiền
Không riêng các sản phẩm mang thương hiệu của Nhật Bản, nhiều thương hiệu nổi tiếng thế giới khác cũng bị làm giả, làm nhái rất nhiều. Trong năm 2016, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã xử lý 228 vụ hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Nike và Converse trên địa bàn TP.HCM. Qua đó, tịch thu 31.801 sản phẩm giả mạo hai nhãn hiệu này. Với nhãn hiệu Louis Vuitton, trong năm 2016 đơn vị cũng đã xử lý 64 vụ, tịch thu 1.839 sản phẩm, trong đó đa phần là túi xách, bóp, ví, đồng hồ đeo tay, dây thắt lưng… Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM cũng phát hiện và tịch thu hơn 2.000 sản phẩm đồng hồ giả các nhãn hiệu Rolex, Hermes, Montblanc; 1.654 sản phẩm giả nhãn hiệu Lacoste.
Trong công tác chống kinh doanh hàng hoá nhập lậu, hàng giả, gian lận thương mại, lực lượng quản lý thị trường TP.HCM đã tiến hành kiểm tra 5.710 vụ trong năm 2016, trong đó có 5.396 vụ vi phạm. Đã xử phạt 5.043 vụ, nộp vào ngân sách nhà nước gần 134 tỷ đồng tiền phạt, tiền bán hàng tịch thu và tiền buộc nộp lại từ thu lợi bất chính. Tổng trị giá hàng hoá bị tiêu huỷ lên tới trên 33 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu chờ bán đấu giá khoảng 39,8 tỷ đồng. Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cũng đã chuyển cơ quan cảnh sát điều tra 19 vụ vận chuyển thuốc lá nhập lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả với trị giá hàng hoá vi phạm khoảng 16,3 tỷ đồng.
Về công tác đấu tranh chống giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các đội quản lý thị trường đã kiểm tra, xử lý 1.653 vụ, xử phạt hành chính với tổng số tiền 16,6 tỷ đồng.
Trong 5 tháng đầu năm 2017, chi cục quản lý thị trường TP.HCM cũng đã kiểm tra 198 vụ hàng giả, xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Qua đó tịch thu 2.665 đôi giày dép các loại, 250kg vật liệu chống thấm và nắp chai bia, 48.734 đơn vị sản phẩm các loại gồm quần áo, mắt kính, đồng hồ đeo tay, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, đinh vít… trị giá hàng hoá vi phạm 1,5 tỷ đồng, đã phạt tiền 1,6 tỷ đồng. Các sản phẩm, thương hiệu bị làm giả nhiều gồm có quần áo, giày dép (thương hiệu Chanel, Louis Vuitton, Tommy Hilfiger, Lacoste, Nike, Adidas, Ck, Gap, Polo), đồng hồ (Chanel, Rolex, Piaget, Muller, Omega, Gucci), bia (Tiger), mắt kính (Rayban), thực phẩm chức năng (Hoạt huyết Nhất Nhất), máy mài, máy khoan (Bosch).
Trong khuôn khổ hội nghị, Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM đã ký kết biên bản hợp tác chống hàng giả với 7 chợ và trung tâm thương mại lớn trên địa bàn thành phố, bao gồm Saigon Square, An Đông Plaza, chợ Bến Thành, chợ Kim Biên, chợ Bình Tây, chợ Tân Bình, chợ Bà Chiểu. Theo đó, ban quản lý các chợ sẽ tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tiểu thương về việc không kinh doanh các sản phẩm hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng lậu, kém chất lượng… |
Tin liên quan
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
19:57 | 23/12/2024 Kinh tế
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
19:19 | 23/12/2024 Kinh tế
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
15:45 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu 2024 có thể lập đỉnh mới hơn 400 tỷ USD
09:38 | 23/12/2024 Xuất nhập khẩu
Đánh thức tiềm năng dược liệu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
08:38 | 23/12/2024 Kinh tế
Trung Đông- thị trường tiềm năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam
15:28 | 22/12/2024 Kinh tế
(INFOGRAPHICS) Xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 12 có chiều hướng giảm
10:54 | 22/12/2024 Infographics
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Xuất nhập khẩu chính thức đạt gần 750 tỷ USD
18:24 | 20/12/2024 Xuất nhập khẩu
Cơ hội bền vững để hàng Việt Nam thâm nhập thị trường toàn cầu
08:00 | 20/12/2024 Kinh tế
Nắm bắt xu thế chuyển đổi xanh - Cơ hội sống còn của doanh nghiệp Việt Nam
07:53 | 20/12/2024 Kinh tế
Diễn biến nào của lãi suất cho vay trong năm 2025?
21:39 | 19/12/2024 Kinh tế
Nhập khẩu từ Trung Quốc cao kỷ lục đạt hơn 130 tỷ USD
14:40 | 19/12/2024 Xuất nhập khẩu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Cơn khát căn hộ tại lõi trung tâm nội đô tiếp tục tiếp diễn
Công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 103 phát hành ngày 24/12/2024
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics