Hải quan rất nỗ lực đơn giản hóa thủ tục hành chính
Đứng từ góc độ là đại diện cho các doanh nghiệp dệt may, ông có đánh giá như thế nào về kết quả của "Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018"?
- Năm 2018 là năm ngành dệt may Việt Nam đã có sự phát triển khá ngoạn mục trong đó kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,01% so với năm 2017. Trong đó, xuất khẩu hàng may mặc đạt 28,78 tỷ USD tăng 14,45%; xuất khẩu vải đạt 1,66 tỷ USD tăng 25,5%...
Kim ngạch nhập khẩu năm 2018 của ngành dệt may cũng ước đạt 21,8 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2017, trong đó nhập khẩu vải đạt 12,83 tỷ USD, tăng 12,9%; nhập khẩu phụ liệu dệt may đạt 3,69 tỷ USD, tăng 7,3%; nhập khẩu bông đạt 3 tỷ USD, tăng 27,3%... Từ những con số trên có thể thấy rằng, tổng lưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu hàng dệt may và nguyên phụ liệu qua các cửa khẩu là rất lớn, khoảng 58 tỷ USD về trị giá với hàng trăm ngàn container quần áo, vải nguyên liệu, trên 1,5 triệu tấn bông, gần 2 triệu tấn xơ sợi…
Để có được kết quả trên, có sự hỗ trợ rất lớn của cơ quan Hải quan. Chúng tôi đánh giá rất cao những nỗ lực từ phía cơ quan Hải quan nhằm đơn giản hóa các thủ tục hải quan thông qua hệ thống hải quan điện tử, hay tổ chức các buổi đối thoại nhằm chia sẻ các khó khăn, đồng hành cùng doanh nghiệp. Các buổi đối thoại do Cục Giám sát quản lý hải quan (Tổng cục Hải quan) thực hiện tại các địa phương hoặc thông qua điện thoại, email… về nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp dệt may đang vướng mắc đã được xử lý rất thấu đáo.
Đánh giá về kết quả được công bố trong "Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018", tôi cho rằng, kết quả này là khá sát với tình hình thực tế trong việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp trong năm 2018.
Đặc biệt, chúng ta có thể thấy sự chuyển biến rất rõ nét so với năm 2015 và bản báo cáo cũng đã chỉ ra được những dư địa để cải cách, tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong thời gian tới.
Vậy những điểm nào của cơ quan Hải quan mà ông đánh giá cao nhất trong năm 2018, thưa ông?
- Trong những năm gần đây Bộ Tài chính mà cụ thể là Tổng cục Hải quan đã có sự cải cách hiện đại hóa rất tích cực. Có thể nói đây là những cơ quan đi đầu trong những năm gần đây. Tôi cho rằng nếu như các bộ, ngành đều có tinh thần cải cách và tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp như Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan thì hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam sẽ còn đạt được nhiều kết quả cao hơn nữa.
Tôi cũng đánh giá cao tinh thần cầu thị của phía cơ quan Hải quan, mỗi khi có vướng mắc là tổ chức thảo luận giải quyết. Trong năm 2018, chúng tôi đã kiến nghị và được phía Hải quan giải quyết hoặc ghi nhận để nghiên cứu giải quyết như kiến nghị của doanh nghiệp về việc nhập khẩu vật tư, nguyên liệu để sản xuất xuất khẩu nhưng không đủ năng lực sản xuất mà phải đưa đi gia công lại thì phần nguyên phụ liệu này cũng được miễn thuế tương tự như với hàng gia công. Kiến nghị này đã được Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan tiếp thu và đưa vào dự thảo sửa đổi Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
Hay về trị giá tính thuế đối với phế liệu, phế phẩm, nguyên liệu, vật tư dư thừa, lỗi mốt, hư hỏng chuyển tiêu thụ nội địa, Hiệp hội đã kiến nghị Tổng cục Hải quan cho phép doanh nghiệp nộp thuế theo trị giá bán ra ghi trên hóa đơn bán cho người mua chứ không phải theo đơn giá trên invoice nhập khẩu và đã được Tổng cục Hải quan ban hành Công văn số 2349/TCHQ-TXNK ngày 2/5/2018 cho phép doanh nghiệp tính theo giá bán thực tế.
Trước đó, Hiệp hội cũng đã kiến nghị Tổng cục Hải quan bỏ quy định yêu cầu doanh nghiệp khai báo phí DO (phí chứng từ), vệ sinh container cộng vào trị giá tính thuế hàng hóa nhập khẩu (quy định tại văn bản 1237 của Tổng cục Hải quan ngày 8/3/2018 về việc các loại phí CIC, DO, vệ sinh container). Tổng cục Hải quan đã ghi nhận và có hướng sửa đổi.
Đặc biệt, đối với hình thức xuất khẩu tại chỗ, VITAS đã kiến nghị sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP theo hướng cho phép doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ hưởng chính sách miễn thuế và hiện Tổng cục Hải quan đã ghi nhận và báo cáo Bộ Tài chính trình Chính phủ để sửa đổi bổ sung cho phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp.
Để năm 2019 thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may, ông có kiến nghị gì đối với các thủ tục hải quan hiện nay, thưa ông?
- Để hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2019 được thuận lợi hơn, chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự đồng hành từ phía cơ quan Hải quan và cũng xin được kiến nghị Tổng cục Hải quan và Bộ Tài chính tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo điều kiện thông thoáng, giảm thời gian và chi phí tiền bạc cho doanh nghiệp, hoàn thiện hệ thống cổng thông tin điện tử cũng như cơ sở hạ tầng. Đồng thời, chúng tôi cũng đề nghị không ban hành thêm các văn bản làm khó khăn cho doanh nghiệp. Đặc biệt, là chúng tôi mong mở rộng đối tượng là doanh nghiệp ưu tiên.
Xin cảm ơn ông!
Bà Trần Hoàng Yến, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP): Trong thời gian qua, cơ quan Hải quan là cơ quan đi đầu trong việc ban hành nhiều cải cách về quy định, thủ tục hành chính, đã giúp doanh nghiệp rút ngắn được thời gian thông quan hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời bảo đảm kiểm tra, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu theo phạm vi chức trách của mình. Nhiều thủ tục, chế độ kiểm tra, kiểm soát hải quan thiếu đồng bộ, chồng chéo, rườm rà, phức tạp đã được xóa bỏ hoặc đơn giản hóa. Tổng cục Hải quan cũng đã nỗ lực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ hải quan, triển khai hệ thống VNACCS/VCIS, Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN để góp phần tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Với những biện pháp đó, ngành Hải quan đã giúp tạo thuận lợi cho thương mại và vận tải quốc tế, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước, thu hút đầu tư, giúp cải tiến quy trình và thủ tục theo hướng đơn giản, thuận lợi, tạo chuyển biến căn bản trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. Tuy nhiên, theo phản ánh của các doanh nghiệp thủy sản, hiện vẫn chưa có nhiều thủ tục hành chính được đưa lên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Bên cạnh đó, dù đã có nhiều nỗ lực cải cách nhưng việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của pháp luật thuế - hải quan còn chậm so với tiến độ đề ra; công tác kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu chưa thực sự cải cách mạnh mẽ, nhất là các hoạt động kiểm tra chuyên ngành của nhiều bộ, ngành khác, còn là rào cản gây khó khăn, tốn kém cho doanh nghiệp. Chỉ khoảng 28% các thủ tục hành chính trong hoạt động kiểm tra thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu là thuộc phạm vi chức trách của cơ quan Hải quan. 72% các thủ tục còn lại là thuộc trách nhiệm thuộc phạm vi quản lý và thực thi của các bộ và cơ quan quản lý chuyên ngành khác mà những thủ tục này vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại, gây hạn chế cho chủ trương giảm thời gian thông quan và tạo thuận lợi thương mại, kinh doanh xuất nhập khẩu. Ngoài ra hệ thống VNACCS/VCIS vẫn chưa kết nối được với Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia, hàng trăm thủ tục hành chính của các bộ, ngành vẫn đang thực thi theo phương thức thông thường mà chưa được lên hệ thống Cơ chế một cửa ASEAN, Cơ chế một cửa quốc gia… Ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội sữa Việt Nam: Tôi đánh giá rất cao những kết quả được nêu trong "Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2018" vừa được công bố. Điều này thể hiện rất rõ trong việc các doanh nghiệp trong Hiệp hội kêu ca, phàn nàn kiến nghị với Hiệp hội để có kiến nghị gửi các cơ quan chức năng trong năm qua chỉ có duy nhất 1 văn bản. Như vậy có thể thấy rằng đó là sự tiến bộ rất lớn của ngành Hải quan trong việc cải cách, cắt giảm các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trong đó đặc biệt là Nghị định 15/2018/NĐ-CP đã đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong kiểm tra chuyên ngành đối với thực phẩm nhập khẩu xuất khẩu, tạo điều kiện giúp lưu thông hàng hóa được thuận lợi. Hiện việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm được quy định tại điểm 1, Điều 16 nghị định 15 là kiểm tra hồ sơ tối đa 5% trên tổng số lô hàng nhập khẩu trong vòng 1 năm do cơ quan Hải quan lựa chọn ngẫu nhiên nhưng một số cơ quan Hải quan cũng còn nhiều lúng túng khi xác định 5% lô hàng. Để giúp các thành viên của Hiệp hội sữa Việt Nam được thực hiện kiểm tra chuyên ngành theo đúng quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, Hiệp hội Sữa Việt Nam đề nghị Tổng cục Hải quan sớm có văn bản hướng dẫn tới các Cục Hải quan địa phương để thống nhất việc áp dụng phương thức kiểm tra giảm đối với các lô hàng, mặt hàng nhập khẩu theo đúng quy định hiện hành. X.Thảo (lược ghi)
|
Tin liên quan
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics