Hải quan đã triển khai nhiều biện pháp tạo thuận lợi thương mại theo TFA
Cơ hội đẩy mạnh XNK
Chính thức có hiệu lực từ ngày 22/2/2017, TFA được coi là cơ hội giúp các DN đẩy mạnh XNK hàng hóa bằng cách đơn giản hóa các thủ tục hành chính, thủ tục hải quan, tạo thuận lợi cho việc thông quan và giải phóng hàng, đồng thời tăng cường sự hợp tác giữa hải quan các nước tham gia Hiệp định thông qua việc hỗ trợ kĩ thuật.
Theo ông Phạm Minh Đức, chuyên gia kinh tế cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, việc giảm chi phí thương mại của TFA sẽ làm gia tăng khả năng cạnh tranh XK. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với một nước tăng trưởng dựa trên XK như Việt Nam. Bên cạnh đó, việc giảm chi phí thương mại cũng sẽ góp phần quan trọng cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vì hiện nay các thủ tục cửa khẩu ở các nước đang phát triển có thể tăng từ 10% đến 15% chi phí đưa hàng hóa ra thị trường.
Theo nhận định của ông Phạm Minh Đức, Việt Nam đang có gánh nặng tuân thủ lớn. Cụ thể, việc tuân thủ các quy định hành chính cấp phép, xác nhận chuyên ngành và quản lý biên mậu tại Việt Nam đang chiếm khoảng 76% thời gian NK, trong đó việc chuẩn bị các giấy tờ cấp phép chiếm 57%, kiểm tra và thông quan chiếm 19%, vận chuyển, xếp dỡ tại cảng chiếm 14% và vận chuyển xếp dỡ nội địa chiếm 10%.
Ngoài các thủ tục thông quan hải quan các DN phải thực hiện các biện pháp và thủ tục chuyên ngành như hàng rào kĩ thuật trong thương mại, các biện pháp kiểm dịch động thực vật, các biện pháp xuất khẩu, kiểm tra chất lượng, quy tắc xuất xứ và chính sách cạnh tranh.
Do số lượng các quy định phải thực hiện quá nhiều nên nếu chỉ tiến hành cải cách hải quan sẽ không thúc đẩy mạnh mẽ được việc cải thiện hiệu quả tạo thuận lợi thương mại. Giờ là lúc cần có một cách tiếp cận tổng thể và tích hợp nhằm phối hợp giữa các cơ quan quản lí chuyên ngành và hải quan, cải cách thủ tục hành chính trước và tại cửa khẩu. Điều này đòi hỏi sự lãnh đạo quyết liệt của Chính phủ, cam kết của các cơ quan quản lí, tiếng nói của các DN và một cơ chế điều phối liên ngành hiệu quả.
Đánh giá về mức độ tuân thủ TFA tại Việt Nam, ông Âu Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Giám sát quản lí về hải quan, Tổng cục Hải quan cho biết, phần lớn yêu cầu trong TFA đã được quy định trong pháp luật Việt Nam do Việt Nam đã thực hiện Công ước Kyoto về thủ tục hải quan mà Việt Nam là thành viên với nội dung gần tương tự.
Bên cạnh đó, công cuộc cải cách hành chính và minh bạch hệ thống pháp luật với các kết quả về pháp lý khá cao. Quá trình đàm phán TFA kéo dài với nhiều nhượng bộ để phù hợp với tình hình ở các nước có trình độ phát triển khác nhau. Các lĩnh vực Việt Nam đã tuân thủ bao gồm; Công khai, minh bạch; khiếu nại, khiếu kiện; phí và lệ phí hải quan; thủ tục hải quan áp dụng chung; cải cách thủ tục hành chính; tự do quá cảnh, hợp tác hải quan.
Một số lĩnh vực chủ yếu mà Việt Nam chưa tuân thủ gồm minh bạch hóa theo thực chất và hiệu quả (tham vấn công khai các thông tin bất thường/ tiền lệ); cơ chế một cửa; các thủ tục hải quan áp dụng riêng cho một số nhóm hàng hóa và thủ tục kiểm tra chuyên ngành; các thủ tục liên quan đến hợp tác với cơ quan quản lí chuyên ngành; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hải quan.
Nhiều giải pháp
Theo ông Âu Anh Tuấn, hiện cơ quan Hải quan đã thực hiện nhiều biện pháp tạo thuận lợi thương mại liên quan đến thủ tục hải quan như: hoàn thiện, phổ biến, tuyên truyền hệ thống văn bản pháp luật; áp dụng các thủ tục thông quan đơn giản trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin như: triển khai hệ thống VNACC/VCIS trên toàn quốc, triển khai vận hành thí điểm hệ thống giám sát tại cảng biển kết nối Hải quan với kho bạc, ngân hàng; mua sắm, lắp đặt trang thiết bị hiện đại.
Về đơn giản hóa thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan đã bãi bỏ 19 thủ tục hành chính, đơn giản hóa 46 thủ tục, giảm nhiều chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan và đã cho phép DN nộp toàn hộ hồ sơ điện tử. Bên cạnh đó đã minh bạch và giảm thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Về thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, hiện cũng đã có 11 bộ, ngành tham gia với nhiều thủ tục đã được triển khai trên hệ thống một cửa. Tổng cục Hải quan cũng đã triển khai chương trình DN ưu tiên và thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại 34/34 Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Về hồ sơ hải quan đã giảm yêu cầu chứng từ đối với hàng hóa XNK. Ngoài ra,cơ quan Hải quan cũng đã có nhiều nỗ lực trong việc tạo thuận lợi thương mại thông quan việc phối hợp kiểm tra tại cửa khẩu trong kiểm tra chuyên ngành, sử dụng mã vạch trong giám sát hải quan, giảm thời gian thực hiện thủ tục hải quan, bãi bỏ một số thủ tục về quản lý hàng gia công, sản xuất, XK...
Theo ông Âu Anh Tuấn, để thực thi TFA, với cam kết mạnh mẽ của Chính phủ về cải cách thủ tục hành chính, môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia với các chỉ tiêu: tối thiểu bằng các nước ASEAN 4 về tất cả các chỉ tiêu: khởi nghiệp, hải quan, thuế; Giảm giấy tờ, thời gian, chi phí về các thủ tục liên quan đến XNK hàng hóa từ 90 giờ đối với hoạt động NK và 70 giờ đối với hoạt động XK trong năm 2017 xuống còn 41 giờ đối với hoạt động NK và 36 giờ đối với hoạt động XK vào năm 2020.
Trong thời gian tới, trách nhiệm của các bộ, ngành là phải giảm tỉ lệ các lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành tại khâu thông quan từ 30-35% như hiện nay xuống còn 15%; chuyển thời điểm trước thông quan sang sau thông quan (trừ kiểm dịch); Điện tử hóa các thủ tục kiểm tra thông quan cơ chế một cửa quốc gia.
Về phía cơ quan quản lí hải quan, cùng với việc sửa các văn bản hướng dẫn Luật Hải quan sẽ hoàn thiện hệ thống thông quan điện tử thông qua việc nâng cấp các tính năng của hệ thống VNACC/VCIS để có thể nộp các chứng từ thông qua hệ thống và giảm tỉ lệ luồng Vàng và luồng Đỏ xuống không quá 30% (hiện nay là 47%) và khắc phục các lỗi liên quan đến hệ thống.
Bên cạnh đó, thực hiện trao đổi thông tin về hàng hóa XNK đã làm thủ tục hải quan như thủ tục cấp C/O, thủ tục hoàn thuế, thanh toán ngân hàng, kiểm tra chứng từ lưu thông hợp pháp, thủ tục giao nhận tại cảng biển. Việc thực hiện cơ chế một cửa quốc gia sẽ triển khai đề án nâng cao hiệu quả kiểm tra chuyên ngành để đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, cấp phép, áp dụng quản lí rủi ro, công nhận kết quả kiểm tra lẫn nhau; triển khai cơ mở rộng cơ chế một cửa về thủ tục cấp phép, thông báo kết quả kiểm tra điện tử.
Đối với việc giám sát hải quan tại cảng sẽ thực hiện trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) với các DN kinh doanh cảng biển, cảng hàng không về thông tin hàng đủ điều kiện đưa ra khỏi khu vực cảng, xếp lên tàu, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra, theo đó DN chỉ làm việc với DN kinh doanh cảng, không phải xuất trình chứng từ cho cơ quan hải quan trừ trường hợp phải niêm phong hải quan./.
Tin liên quan
Ngành Hải quan triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2024
16:10 | 04/11/2024 Hải quan
Chấm dứt Đề án thí điểm nhập khẩu dược liệu qua cửa khẩu Chi Ma
15:24 | 04/11/2024 Hải quan
Tăng 3 làn phục vụ xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Kim Thành, Lào Cai
13:57 | 04/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 1 tháng 11/2024 (từ ngày 28/10 đến 3/11/2024)
09:39 | 04/11/2024 Multimedia
Kết quả thu ngân sách 10 tháng của ngành Hải quan bằng 92,3% dự toán
09:35 | 04/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Tĩnh thu ngân sách đạt 73,14% dự toán, giảm 1,03%
19:41 | 03/11/2024 Hải quan
Hải quan Hà Nam Ninh số hóa hồ sơ, thủ tục hành chính trong hoạt động nghiệp vụ
14:58 | 02/11/2024 Hải quan
Chính phủ điều chỉnh thuế xuất nhập khẩu một số mặt hàng
12:52 | 02/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Đồng Nai: Cục trưởng trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với doanh nghiệp hàng tháng
09:26 | 02/11/2024 Hải quan
Hải quan Bình Dương: Gỡ vướng cho DN trong XNK hóa chất, tiền chất công nghiệp
08:33 | 02/11/2024 Hải quan
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 3 tháng 10/2024
20:09 | 01/11/2024 Hải quan
Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp thực chất, bền vững
13:30 | 01/11/2024 Hải quan
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK