Hai "đầu tàu" kinh tế đều chậm giải ngân vốn vay nước ngoài do Covid-19
Ông Nguyễn Doãn Toản - Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội tham gia ý kiến. |
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Doãn Toản:
Năm 2020, Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch chi đầu tư cho thành phố Hà Nội 40.671,4 tỷ đồng, trong đó, vốn nước ngoài (ODA cấp phát) là 3.299,5 tỷ đồng. Tháng 5 vừa qua, thành phố đã điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn lần 1, theo đó tổng chi đầu tư phát triển là 44.918 tỷ đồng.
Đến hết tháng 5, toàn thành phố giải ngân được 8.121 tỷ đồng, đạt 18,1% kế hoạch giao.
Năm 2020, kế hoạch vốn được giao cho dự án ODA là 6.982 tỷ đồng, trong đó, kế hoạch năm 2020 giao 5.971,25 tỷ đồng (trong đó vốn ODA cấp phát là 3.299,5 tỷ đồng); kế hoạch năm 2019 kéo sang năm 2020 là 1.010,8 tỷ đồng.
Đến hết tháng 6, giá trị thực hiện kế hoạch năm 2020 ước 1.886,6 tỷ đồng, đạt 31,6% kế hoạch, trong đó, vốn ODA thực hiện 1.553,6 tỷ đồng, đạt 29,7% kế hoạch (vốn ODA cấp phát là 1.193,6 tỷ đồng, đạt 36,2% kế hoạch, vay lại là 360 tỷ đồng, đạt 18,6% kế hoạch).
Giá trị giải ngân kế hoạch năm đạt 24,1%; giá trị giải ngân kế hoạch năm 2019 kéo dài sang năm 2020 đạt 24,2% kế hoạch.
Để thúc đẩy việc giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có vốn ODA, Thành phố đã chủ động triển khai nhiều giải pháp ngay từ đầu năm, trong đó có giao kế hoạch đầu tư phát triển sớm ngay từ đầu tháng 12/2019, thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách, Luật Đầu tư công; rà soát lại các cơ chế chính sách…
Trong quá trình triển khai thực hiện các dự án ODA, Thành phố có một số vướng mắc. Đó là, dự án tuyến đường sắt đô thị 2, đoạn Nam Thăng Long-Trần Hưng Đạo còn vướng mắc về thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án (chưa thực hiện xong) và liên quan đến quy hoạch ga ngầm C9 (sát Hồ Hoàn Kiếm) nên không thi công được các gói thầu xây lắp. Dự án này không giải ngân được kế hoạch vốn ODA cấp phát đã giao.
Dự án tuyến đường sắt thí điểm đoạn Nhổn-ga Hà Nội còn một số vướng mắc về thủ tục tạm ứng gói thầu số 9-Hệ thống thẻ vé do chưa ký được Hiệp định vay bổ sung 20 triệu Euro với Chính phủ Pháp nên chưa ký được hợp đồng vay lại.
Dự án nhà máy xử lý nước thải Yên Xá còn vướng mắc về giá trị phát sinh hợp đồng tư vấn do phải thực hiện thủ tục đấu thầu lại gói thầu 3.
Hai dự án Trường nghề thuộc dự án “Tăng cường lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp” sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản chưa giải ngân được kế hoạch năm 2020 do còn vướng mắc về thủ tục ký hợp đồng vay lại.
Hà Nội kiến nghị Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính sớm hoàn thiện các quy định pháp luật để các dự án có thể hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để triển khai.
Bà Phạm Thị Hồng Hà, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM:
Hiện tại, TPHCM đang triển khai thực hiện 9 dự án sử dụng vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của nước ngoài. Tổng vốn đầu tư của 9 dự án này là 122.567 tỉ đồng, trong đó vốn ODA là 102.732 tỉ đồng, vốn đối ứng là 19.835 tỉ đồng. Các dự án này tập trung vào phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, chống ngập và cải thiện môi trường.
Tính đến tháng 6, lũy kế giải ngân vốn ODA đạt 1.601 tỉ đồng, chiếm 10,31% kế hoạch vốn giao. Tỷ lệ này thấp hơn tỉ lệ vốn đầu tư công nói chung.
Nguyên nhân chính do TPHCM đang trình Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, thẩm định điều chỉnh thiết kế cơ sở để làm thủ tục điều chỉnh dự án.
Các dự dự tuyến Metro số 1 và Metro số 2 mới được phê duyệt điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu, do vậy hai dự án này mới trong quá trình tổ chức đấu thầu và một số gói thầu đã bị hủy và tổ chức đấu thầu lại. Do thời gian thực hiện dự án kéo dài nên dẫn đến việc phải đàm phán hợp đồng đã ký để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đặc biệt, do ảnh hưởng bởi COVID-19 nên chưa thể hoàn tất các thủ tục cho các chuyên gia nước ngoài vào làm việc tại TPHCM, nhất là đối với các gói thầu ngắn hạn cần phải có sự tham gia của các chuyên gia châu Âu và Nhật Bản.
Dự kiến đến hết tháng 7, khi các kiến nghị được giải quyết thì TPHCM sẽ giải ngân vốn ODA vay lại được khoảng 53,76% kế hoạch.
TPHCM kiến nghị Bộ Tài chính tiếp tục hỗ trợ vận động nguồn vốn vay ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, cho phép dự án ưu tiên đầu tư vào các lĩnh vực phát triển cơ sở hạ tầng, giao thông môi trường có quy mô đầu tư lớn; tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định tổng mức vay và bội chi ngân sách thành phố hàng năm cho chi đầu tư phát triển phù hợp với tình hình thực tế của dự án ODA và tiến độ cam kết giải ngân với nhà tài trợ,…
Tin liên quan
TPHCM đặt mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững trong năm 2025
16:20 | 26/12/2024 Kinh tế
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
16:19 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Số vụ vi phạm qua thương mại điện tử tăng cao
10:58 | 26/12/2024 An ninh XNK
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
21:52 | 26/12/2024 Tài chính
Hoàn thuế GTGT năm 2024 tăng 4%
16:47 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Kiến nghị xử lý qua thanh tra, kiểm tra thuế 62.726 tỷ đồng
15:52 | 26/12/2024 Thuế - Kho bạc
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
16:19 | 25/12/2024 Tài chính
Thu nợ thuế năm 2024 tăng 33,2%
15:55 | 25/12/2024 Thuế - Kho bạc
Triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm để đầu tư công góp phần tăng trưởng kinh tế
15:02 | 25/12/2024 Tài chính
Ngành Thuế xử lý vi phạm về hóa đơn gần 182 tỷ đồng
14:01 | 25/12/2024 Tài chính
Kho bạc Nhà nước đổi mới trong công tác thanh tra, kiểm tra
10:11 | 25/12/2024 Tài chính
Hỗ trợ thực thi hiệu quả nhiều quy định mới về thẩm định giá
07:56 | 25/12/2024 Tài chính
Chính sách thuế tạo động lực mạnh mẽ cho phục hồi và phát triển
08:36 | 23/12/2024 Tài chính
Phát hành trái phiếu chính phủ đã đáp ứng vốn ngân sách với chi phí hợp lý
10:50 | 22/12/2024 Thuế - Kho bạc
KBNN đảm bảo thu - chi ngân sách kịp thời, điều hành ngân quỹ tập trung
20:30 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Bộ trưởng Bộ Tài chính yêu cầu KBNN khẩn trương sắp xếp, đảm bảo bộ máy mới hoạt động ngay
20:22 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan và Hải quan Tây Ninh hưởng ứng chương trình “xóa nhà tạm, nhà dột nát”
Tiếp tục cải cách, hiện đại hoá công tác tài chính doanh nghiệp
Hồi phục "sức khoẻ" doanh nghiệp nhà nước sau 6 năm về "siêu Ủy ban"
Hải quan Đồng Nai đề xuất được thí điểm sắp xếp lại bộ máy theo mô hình mới
Những thông tin hấp dẫn trên Tạp chí Hải quan số 104 phát hành ngày 27/12/2024
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics