Góc nhìn Đông Nam Á về xung đột Israel - Hamas
Hội đồng Bảo an LHQ bất đồng về cuộc xung đột Israel-Palestine Xung đột Hamas-Israel có thể gây rủi ro cho triển vọng kinh tế toàn cầu |
Những hình ảnh đau thương khi Israel và Hamas tuyên bố xóa sổ lẫn nhau |
Vốn là quốc gia có mối quan hệ chặt chẽ với Israel, Bộ Ngoại giao Singapore “lên án mạnh mẽ vụ phóng tên lửa và các cuộc tấn công khủng bố từ Gaza vào Israel, dẫn đến thương vong của nhiều thường dân vô tội”. Singapore kêu gọi “chấm dứt bạo lực ngay lập tức và kêu gọi tất cả các bên nỗ lực hết sức để bảo vệ sự an toàn và an ninh của người dân”.
Philippines cũng “lên án các cuộc tấn công”, đồng thời nhấn mạnh “quyền tự vệ của các quốc gia trước sự xâm lược từ bên ngoài đã được công nhận trong Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ)”.
Đa số các quốc gia khác có cách tiếp cận thận trọng hơn, phản ánh nhận thức rằng dù nghiêm trọng, nhưng cuộc xung đột ở cách khá xa các mối quan ngại của Đông Nam Á. Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Jakkapong Sangmanee đã gửi “lời chia buồn sâu sắc nhất tới Chính phủ và người dân Israel”. Dù thẳng thắn nói rằng “cuộc tấn công đẫm máu do Hamas chủ mưu nhằm vào Israel”, song ông Jakkapong khẳng định Bangkok có quan điểm “trung lập” và Thái Lan “ủng hộ một giải pháp cho phép Palestine và Israel cùng tồn tại”.
Chính phủ Việt Nam cũng có cách tiếp cận tương tự, kêu gọi bình tĩnh và kiềm chế, trong khi Bộ Ngoại giao Campuchia ra tuyên bố “lên án mọi hình thức bạo lực và hành động khủng bố”, đồng thời kêu gọi “tất cả các bên thực hiện kiềm chế tối đa và tìm cách giảm căng thẳng và ngừng bắn”.
Các quốc gia bày tỏ quan điểm cứng rắn về xung đột Gaza là 2 quốc gia có đa số dân theo đạo Hồi lớn nhất Đông Nam Á. Bộ Ngoại giao Indonesia tuyên bố: “Indonesia quan ngại sâu sắc trước sự leo thang xung đột giữa Palestine và Israel. Indonesia kêu gọi chấm dứt bạo lực ngay lập tức để tránh gây thêm thương vong về con người”. Bộ này cho rằng “căn nguyên của cuộc xung đột, cụ thể là việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ của người Palestine, phải được giải quyết, phù hợp với các giới hạn đã được LHQ tán thành”.
Tương tự, Chính phủ Malaysia “quan ngại sâu sắc về việc nhiều người thiệt mạng do sự leo thang mới nhất của các cuộc đụng độ trong và xung quanh Dải Gaza”, đồng thời kêu gọi tất cả các bên “kiềm chế tối đa và giảm leo thang”. Malaysia nêu rõ: “Chúng ta cần nhìn nhận nguyên nhân gốc rễ. Người Palestine đã phải chịu sự chiếm đóng, phong tỏa và đau khổ bất hợp pháp kéo dài, sự xúc phạm đến khu đền thờ Al-Aqsa, cũng như chính sách tước đoạt quyền sở hữu dưới bàn tay của kẻ chiếm đóng Israel”.
Chuyên gia Piotr Tsvetov của hãng tin Sputnik nhận định rằng cuộc xung đột này gây thương vong và tàn phá, không chỉ đối với người Arab và người Do Thái, mà còn cả công dân các nước Đông Nam Á đang ở vùng chiến sự. Hiện số người thiệt mạng là công dân các nước Đông Nam Á đã vượt quá 20 người.
Chuyên gia Piotr Tsvetov cho rằng các chính trị gia và cư dân bình thường ở các nước Đông Nam Á không thể dửng dưng trước các sự kiện ở Israel, cho dù họ có phản ứng khác nhau. Tuyên bố của các chính trị gia khu vực hàm chứa nguyện vọng chung, mong muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến tranh mới ở Trung Đông, người Palestine và người Israel phải ngồi vào bàn đàm phán và LHQ cũng cần đảm trách vai trò của mình trong vấn đề này.
Tin liên quan
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Israel đạt gần 2 tỷ USD
09:00 | 04/10/2024 Infographics
Yahya Sinwar - Tân thủ lĩnh chính trị Hamas
08:19 | 10/08/2024 Nhìn ra thế giới
Nguy cơ Trung Đông chìm trong xung đột
08:54 | 03/08/2024 Nhìn ra thế giới
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
08:15 | 23/11/2024 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Kiến nghị thay đổi thời gian áp dụng quy định mới về nhập khẩu vật liệu xây dựng
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics