Gỡ khó quy định khống chế lãi vay tại Nghị định 20 về giao dịch liên kết
Nghị định 20 đã "điểm trúng huyệt" các doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng báo lỗ triền miên. Ảnh: Thuỳ Linh. |
Vướng mắc với việc khống chế chi phí lãi vay
Nghị định 20 quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết có hiệu lực từ 1/5/2017, được đánh giá đã "điểm trúng huyệt" các doanh nghiệp FDI liên tục mở rộng kinh doanh nhưng báo lỗ triền miên...
Theo thống kê của Tổng cục Thuế, ngay từ khi Nghị định 20 ra đời, số lượng doanh nghiệp tự nguyện kê khai giao dịch liên kết đã tăng lên qua các năm. Đến nay, các đơn vị đã có sự chuyển biến, thay đổi rõ rệt về nhận thức, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ trong việc kê khai về đối tượng áp dụng và lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết. Tại kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra từ năm 2017 đến nửa đầu năm 2019, toàn ngành đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và truy thu trên 41.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ gần 5.000 tỷ đồng, giảm lỗ 86.000 tỷ đồng. Đặc biệt công tác thanh tra, kiểm tra xác định lại giá giao dịch liên kết đã phát huy hiệu quả, truy thu trên 1.400 tỷ đồng, giảm lỗ trên 13.700 tỷ đồng và điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế gần 12.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, quy định về khống chế lãi vay tại Nghị định này đang gặp một số vướng mắc đến từ nhiều doanh nghiệp trong nước. Theo đó, tại khoản 3 Điều 8 của Nghị định 20 quy định: Tổng chi phí lãi vay được khấu trừ cho mục đích tính thuế không vượt quá 20% chỉ số EBITDA (lợi nhuận thuần trước thuế và lãi). Theo phản ánh của một số doanh nghiệp, quy định này sẽ tạo ra nhiều khó khăn, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế tư nhân với mô hình công ty mẹ, công ty con.
Trước những ý kiến này, nhiều chuyên gia về lĩnh vực thuế cho rằng, việc khống chế chi phí lãi vay đối với hoạt động giao dịch liên kết là phù hợp với thông lệ quốc tế. Quy định này là nhằm tránh tình trạng chuyển giá, chuyển lợi nhuận. Ngay từ khi xây dựng Nghị định 20, nhằm mục tiêu ngăn chặn hành vi chuyển giá thông qua chi phí lãi vay cũng như các khoản chi phí có tính chất tương tự, OECD và G20 đã khuyến nghị áp dụng quy định khống chế chi phí lãi vay đối với các tập đoàn, công ty mẹ con, doanh nghiệp có giao dịch liên kết với ngưỡng giới hạn nằm trong khoảng từ 10% - 30% EBITDA. Đối với Việt Nam, quy định khống chế ở mức 20% là phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội tư vấn thuế Việt Nam (VTCA), qua nghiên cứu và tiếp nhận ý kiến phản ánh của doanh nghiệp, quy định khống chế chi phí lãi vay tại Nghị định 20 ở mức dưới 20% đúng là còn một số vướng mắc đối với doanh nghiệp nội.
“Hiện nay đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Nghị định 20 không gây khó khăn, vướng mắc hay tác động tới tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng đối với các doanh nghiệp Việt Nam lại có vướng mắc phát sinh trong quá trình khai quyết toán thuế năm, trong đó có yếu tố loại trừ chi phí lãi vay theo mức trần khống chế làm tăng thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, rõ nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh nhà ở xã hội. Lĩnh vực này đang được hưởng ưu đãi về chính sách thuế”, bà Cúc nhận định.
Chủ tịch VTCA lấy ví dụ, thực tế các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản có thể có nhiều chi nhánh, hoặc hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Khi công ty mẹ điều hành công ty con trong cùng hệ thống, sẽ có giao dịch liên kết. Khi đã có giao dịch liên kết thì bất cứ khoản vay nào, kể cả vay của cổ đông, vay dưới hình thức phát hành trái phiếu, vay tín dụng… đều bị khống chế 20%. Trong khi đó, các doanh nghiệp kinh doanh nhà ở xã hội đang có chính sách ưu đãi thuế (hưởng mức thuế Thu nhập doanh nghiệp 10%), được vay nguồn vay ưu đãi của Chính phủ thông qua ngân hàng.
Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà đầu tư dự án nhà ở xã hội có vốn mỏng, nên họ vay từ các nguồn vay ưu đãi để triển khai dự án, để bán giá thấp cho người dân. Khi vay, thì tỷ lệ lãi vay sẽ vượt trần 20%. Số vượt trần này, theo quy định Nghị định 20, cơ quan Thuế phải loại trừ khỏi chi phí tính thuế. Điều này có nghĩa doanh nghiệp vay thực, chi phí thực, nhưng không được tính chi phí đầu vào để xác định giá trị tính thuế.
Sẽ có Nghị định thay thế Nghị định 20?
Trước một số phản ánh của doanh nghiệp về quy định liên quan đến khống chế chi phí lãi vay, Tổng cục Thuế đã thực hiện rà soát, đánh giá kỹ các khoản chi phí lãi vay của các doanh nghiệp thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 20 để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chính sách. Đối tượng thuộc diện rà soát như: Các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình tập đoàn, tổng công ty… Qua rà soát cho thấy, chỉ có hơn 4.000 doanh nghiệp trên tổng số hơn 700.000 doanh nghiệp đang hoạt động thuộc diện phải kê khai theo Nghị định 20. Trong số này có khoảng 10% số doanh nghiệp kê khai không có lãi (đang lỗ). Tổng cục Thuế sẽ xác định tính xác thực trong phản ánh của các doanh nghiệp trong thời gian vừa qua, từ đó sẽ báo cáo trực tiếp với Bộ Tài chính, qua đó Bộ Tài chính sẽ báo cáo, đề xuất Chính phủ có sửa đổi cho phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tế của Việt Nam.
Ông Đặng Ngọc Minh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, từ nay đến cuối năm 2019, Tổng cục Thuế sẽ tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật thi hành Luật Quản lý thuế 2019, trong đó, riêng đối với Nghị định 20, thực hiện Chỉ thị số 09/CT-TTg ngày 1/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã thực hiện tổng kết 2 năm thực hiện Nghị định 20 và tiến hành rà soát, đánh giá tính phù hợp của quy định về giới hạn chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế Thu nhập doanh nghiệp với các quy định, thông lệ quốc tế và thực tiễn công tác quản lý thu thuế. Tổng cục Thuế sẽ ghi nhận ý kiến đóng góp của các hiệp hội, ngành hàng, các doanh nghiệp về Nghị định 20 nói chung và Khoản 3 Điều 8 nói riêng, sẽ báo cáo Chính phủ và xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 20 hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế 2019.
Góp ý cho Nghị định này, bà Nguyễn Thị Cúc cho rằng, nên nghiên cứu lại cơ sở tính, mức khống chế lãi vay. Trên cơ sở học tập kinh nghiệm của các nước trên thế giới cũng cần nghiên cứu kỹ hơn, cần lấy thêm ý kiến của các chuyên gia, các công ty tư vấn thuế, tài chính quốc tế… để có cơ sở tính thuế, tỷ lệ khống chế lãi vay cho phù hợp.
“Chính sách thuế cần đồng bộ, bình đẳng, công bằng với mọi đối tượng. Nghị định 20 hiện nay chỉ khống chế lãi vay đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết, trong khi các doanh nghiệp không có giao dịch liên kết thì Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp hiện nay chưa quy định mức khống chế. Trong tương lai, Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung quy định khống chế lãi vay đối với tất cả các doanh nghiệp, đảm bảo bình đẳng về thuế, chứ không chỉ áp dụng đối với giao dịch liên kết”, bà Cúc nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Thuế, hiện có hơn 37.000 doanh nghiệp FDI là các công ty con của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam, tuy nhiên hiện nay chưa có một văn bản kiến nghị nào của các doanh nghiệp FDI về Nghị định 20. |
Tin liên quan
Sửa đổi quy định thực hiện thủ tục hành chính theo Cơ chế một cửa quốc gia
20:36 | 29/10/2024 Hải quan
Hải quan Việt Nam tích cực tham gia đàm phán, ký kết các quy định, hiệp định liên quan đến hải quan
11:13 | 31/05/2024 Hải quan
Nghiên cứu, hoàn thiện chính sách thuế đối với hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử
15:46 | 22/05/2024 Hải quan
FTSE Rusell và Morgan Stanley làm việc với Uỷ ban Chứng khoán về nâng hạng thị trường
21:13 | 04/11/2024 Chứng khoán
Thu ngân sách nhà nước năm 2024 sắp cán đích dự toán
15:49 | 04/11/2024 Tài chính
Sửa đổi quy định để công chức thuế chủ động, trách nhiệm hơn
08:42 | 04/11/2024 Tài chính
Đề xuất nhiều giải pháp nhằm rút ngắn thời gian hoàn thuế
17:24 | 03/11/2024 Tài chính
Sàn thương mại điện tử Temu đã đăng ký thuế tại Việt Nam
09:57 | 03/11/2024 Thuế - Kho bạc
Hiệu quả từ xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực Kho bạc Nhà nước
07:31 | 03/11/2024 Tài chính
Cuối tháng 10/2024, còn hơn 2% vốn đầu tư công chưa được phân bổ
12:51 | 02/11/2024 Tài chính
Hoàn thiện pháp luật về thuế xuất nhập khẩu theo hướng miễn giảm đúng đối tượng
09:31 | 02/11/2024 Hải quan
Nhà đầu tư cá nhân được quyền đầu tư trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ
17:41 | 01/11/2024 Chứng khoán
Tăng tính chủ động, phân quyền mạnh hơn khi sửa đổi 7 luật về tài chính
08:57 | 01/11/2024 Tài chính
Kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo an toàn nợ công quốc gia năm 2024
07:52 | 01/11/2024 Tài chính
Còn áp lực lên mặt bằng giá, phấn đấu CPI bình quân không vượt quá 4%
21:37 | 30/10/2024 Tài chính
Chuyển quyền cho Chính phủ miễn, giảm, xử lý tiền phạt chậm nộp thuế là phù hợp
20:41 | 29/10/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
"Bức tranh" lợi nhuận ngân hàng 9 tháng năm 2024
Hải quan chủ trì phá 98 vụ án ma túy
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK