Giao thông công cộng bền vững thiếu quỹ đất để phát triển
Phát biểu tại hội thảo “Giao thông đô thị bền vững-Chia sẻ kinh nghiệm giữa Việt Nam và Thụy Điển” do Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và Đại sứ quán Thụy Điển tổ chức chiều 25-11, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho biết: Tại Việt Nam hiện nay mỗi ngày trung bình có khoảng 24 người chết vì tai nạn giao thông, chủ yếu là tai nạn giao thông đường bộ.
Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (WB), mỗi năm Việt Nam thiệt hại khoảng 50 nghìn tỷ đồng do tai nạn giao thông đường bộ.
Trong giai đoạn 2011-2015, công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông và ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM đã có nhiều biến chuyển. Số người chết do tai nạn giao thông đã giảm mạnh, tuy nhiên tình trạng tai nạn giao thông vẫn diễn biến khá phức tạp.
“Phát triển giao thông công cộng là một giải pháp quan trọng nhằm góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo cơ hội cho phép người dân có thể di chuyển dễ dàng hơn, giảm ùn tắc giao thông, tăng cường mức độ an toàn giao thông”, Thứ trưởng Lê Đình Thọ nhấn mạnh.
Theo ông Trần Bảo Ngọc, Vụ trưởng Vụ Vận tải (Bộ Giao thông vận tải): Hiện nay, các phương tiện giao thông gia tăng khá nhanh, tập trung chủ yếu tại các đô thị, nhất là Hà Nội và TP. HCM.
Tại TP. HCM hiện có khoảng 7,2 triệu phương tiện (khoảng trên 659 nghìn ô tô và trên 6,5 triệu mô tô). Tại Hà Nội, hiện có trên 5,5 triệu phương tiện (khoảng 543 nghìn xe ô tô và trên 5 triệu xe mô tô, xe gắn máy).
Về vận tải hành khách công cộng, cả nước hiện có khoảng 10.000 phương tiện xe buýt, gần 500 tuyến xe buýt với lượng vận hành là 31.000 lượt/ngày. Điều này góp phần tích cực giảm ùn tắc giao thông và tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Ông Trần Bảo Ngọc đánh giá, hiện nay hệ thống giao thông đô thị còn tồn tại không ít bất cập, điển hình là thiếu sự gắn kết giữa quy hoạch đô thị và giao thông đô thị.
Chính điều này đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển hệ thống giao thông công cộng mang tính bền vững, thể hiện cơ bản đó là thiếu quỹ đất dành cho giao thông. Tỷ lệ đất dành cho giao thông chưa đảm bảo theo yêu cầu đối với sự phát triển giao thông công cộng bền vững. Lòng đường, hè phố bị lấn chiếm sử dụng; thiếu quy hoạch hệ thống bến xe, bãi đỗ phương tiện.
Theo định hướng phát triển giao thông công cộng, đến năm 2020, tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng của Hà Nội đáp ứng khoảng 25% nhu cầu đi lại, trong đó đường sắt đô thị chiếm 2-3%; của TP. HCM đáp ứng khoảng 20% nhu cầu đi lại, đường sắt đô thị chiếm 4-5%.
Ông Ngọc cho rằng, để có thể phát triển giao thông công cộng bền vững, điều quan trọng là cần đầu tư nâng cấp các trạm trung chuyển vật tải hành khách công cộng bảo đảm sự kết nối giữa vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị, taxi, trước mắt tập trung tại Hà Nội, TP. HCM và Đà Nẵng.
Bên cạnh đó, xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, giảm thiểu trợ giá từ Ngân sách Nhà nước; hoàn thiện cơ chế khuyến khích, ưu đãi cho hoạt động đầu tư phát triển vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải hành khách công cộng. Tập trung ưu đãi đầu tư phát triển xe buýt, đặc biệt là xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch…
Liên quan tới vấn đề xã hội hóa mạnh mẽ hoạt động vận tải hành khách công cộng, Thứ trưởng Lê Đình Thọ khẳng định, Bộ Giao thông vận tải đang tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách để tham mưu cho Chính phủ nhằm thu hút hơn nữa đầu tư nước ngoài về cả vốn và công nghệ tiên tiến vào hạ tầng giao thông tại Việt Nam.
Bộ Giao thông vận tải rất hoan nghênh các nhà đầu tư nước ngoài tham gia hợp tác đầu tư hạ tầng giao thông tại Việt Nam, trong đó có đầu tư giao thông công cộng bền vững, nhất là các nhà đầu tư Thụy Điển. Bởi, Thụy Điển là quốc gia được thế giới ghi nhận là rất thành công trong việc xây dựng, thực thi chính sách liên quan tới an toàn giao thông, phát triển giao thông công cộng bền vững.
Tại Thụy Điển, từ năm 1990, phát thải đã giảm khoảng 9% trong khi GDP đã tăng gần 50%. Ngoài ra, số lượng tai nạn giao thông đã giảm một nửa từ năm 2000 đến 2013, khoảng 30 vụ/1 triệu dân một năm, mức thấp nhất thế giới.
Theo Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, tính tới tháng 11 (từ ngày 16-12-2014 đến 15-11-2015), toàn quốc xảy ra 20.628 vụ tai nạn giao thông, làm chết 7.971 người, làm bị thương 18.883 người. So với cùng kỳ năm 2014 giảm 2.628 vụ (11,30%), giảm 301 người chết (3,64%), giảm 3.551 người bị thương (15,83%). Trong 11 tháng năm 2015, lực lượng Cảnh sát giao thông toàn quốc đã kiểm tra, lập biên bản 3.871.114 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ; phạt tiền 2.495,49 tỷ đồng; tạm giữ 35.352 xe ô tô và 465.787 mô tô; tước 318.554 giấy phép lái xe. |
Tin liên quan
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
16:20 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có gì mới?
15:01 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nâng cao chất lượng lao động xuất khẩu đáp ứng nhu cầu mới
09:00 | 25/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phấn đấu GDP vượt 8%
08:20 | 25/12/2024 Người quan sát
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
16:29 | 24/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Phát hiện lô thuốc lá, rượu, bia có dấu hiệu nhập lậu tại Bắc Ninh
Bắt giữ 1 container hàng cấm tại cảng Hải Phòng
Đổi mới phương thức xúc tiến thương mại cho các sản phẩm đặc sản địa phương
Yêu cầu điều hành và bình ổn giá, tránh biến động bất thường trong dịp Tết 2025
Thu thuế thương mại điện tử ước đạt 116 nghìn tỷ đồng
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics