Gian nan xóa đại dịch HIV/AIDS
Chất chồng khó khăn
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, mục tiêu mà Việt Nam đặt ra cho tới năm 2020 là 90-90-90 (90% người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của bản thân, 90% người nhiễm HIV được chẩn đoán được điều trị bằng thuốc ARV, 90% người điều trị ARV có tải lượng HIV dưới ngưỡng ức chế); tiến tới xóa bỏ đại dịch HIV vào năm 2030, song hiện nguồn nhân lực, vật lực và tài lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu này còn quá nhiều khó khăn do thiếu kinh phí. |
Theo ông Lường Minh Tuấn- Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thuận Châu, Sơn La, hiện trên địa bàn huyện, tình trạng người dân không có kiến thức, không hiểu HIV là gì vẫn tồn tại, do vậy công tác phòng chống HIV trên địa bàn còn muôn vàn khó khăn.
Minh chứng rõ hơn cho thực tế này, chị Quàng Thị Phiên, bản Păn Nà, Thuận Châu, Sơn La nói, do không biết chồng bị nhiễm HIV nên sau khi cưới chị vẫn sinh con bình thường mà không biết các biện pháp để phòng lây truyền cho con. Một lần khi con bị ốm chị mang con lên bệnh viện huyện để khám, các bác sỹ xét nghiệm máu mới hay cháu dương tính với HIV. Khi đó các bác sỹ cũng đồng thời tiến hành xét nghiệm cho hai vợ chồng chị, kết quả cả nhà cùng dương tính với HIV.
“Thật sự tôi cảm thấy rất đau khổ khi mình quá thiếu kiến thức về HIV, nếu tôi biết được được chồng mình mắc HIV cũng như được trang bị các kiến thức dự phòng biết đâu con tôi sẽ không bị nhiễm HIV”, chị Phiên bùi ngùi.
Còn chị Lò Thị Toán, Thuận Châu, Sơn La tâm sự, chị bị lây nhiễm HIV từ người chồng nghiện ma túy nhưng hoàn toàn không hay biết do nhà chị ở cách trung tâm thành phố tới 60km, đi lại khó khăn nên chị không có điều kiện đi xét nghiệm, khám sức khỏe thường xuyên.
“Sáu năm sau khi chồng chết vì ma túy, tôi thấy cơ thể mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, lo sợ tôi mới đi khám và phát hiện mình có HIV”, chị Toán tâm sự.
Được biết, trong bản của chị Phiên, chị Toán, nhiều phụ nữ khác cũng chung hoàn cảnh như chị, bị lây nhiễm HIV qua người chồng nghiện ma túy, song tất cả đều không hay biết, đến khi sức khỏe suy kiệt, đi khám mới phát hiện.
Do HIV là bệnh lây truyền qua đường máu, quan hệ tình dục và di truyền từ mẹ sang con, do vậy muốn thực hiện mục tiêu khống chế được đại dịch HIV vào năm 2030, các chuyên gia y tế cho rằng, gốc rễ của vấn đề chính là việc khống chế được tỷ lệ người dân sử dụng ma túy, người nghiện ma túy được điều trị cai nghiện bằng Methadone, quan hệ tình dục an toàn và thực hiện tốt dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Tuy nhiên để thực hiện tốt những việc này là cả một hành trình gian nan.
Theo số liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có hơn 200.000 người nghiện ma túy cùng với đó là hơn 220.000 người nhiễm HIV được phát hiện. Tuy nhiên, đây chỉ là số được phát hiện và xác nhận, con số thực tế trong đời sống có thể còn lớn hơn nhiều.
Ông Nguyễn Hoàng Long- Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế cho rằng, công tác phòng chống HIV đang gặp nhiều khó khăn. Hiện mức độ bao phủ của các dịch vụ phòng chống HIV còn thấp, bao cao su chỉ mới đáp ứng được 50% nhu cầu, song thời gian tới lại bị cắt giảm do kinh phí hạn hẹp.
Bên cạnh đó, số người nghiện ma túy cần được điều trị cai nghiện bằng Methadone chỉ đạt khoảng hơn 30.000 người trong tổng số 80.000 cần được điều trị (chiếm khoảng 47%).
Đó còn chưa kể, hiện số bệnh nhân HIV được điều trị ARV (thuốc kháng vi rút HIV nhằm can thiệp giảm thiểu tác hại của bệnh) chỉ khoảng 100.000 người trong số hơn 200.000 người (chiếm khoảng 45% số người cần điều trị).
Một khó khăn khác trong việc phòng chống HIV hiện nay là do người dân có kiến thức, hiểu biết về HIV còn quá hạn chế nên việc áp dụng các biện pháp dự phòng để tránh cho việc lây truyền từ mẹ sang con hầu như không được thực hiện.
Mở lòng với người nhiễm HIV
Theo ông Đàm Văn Hưởng, Giám đốc Trung tâm Phòng, chống HIV tỉnh Sơn La, hiện trong công tác phòng chống HIV trên địa bàn còn nhiều khó khăn, đặc biệt hiện nhận thức của cấp ủy, chính quyền ở các cơ sở xã về công tác phòng chống HIV/AIDS còn nhiều hạn chế.
Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác phòng chống HIV/AIDS còn chưa đồng bộ, rộng khắp mà chỉ mới chỉ tập trung ở một số xã có dự án, việc kiểm tra, giám sát thực hiện chưa thường xuyên.
“Đa số cán bộ tham gia phòng chống HIV/AIDS là cán bộ kiêm nhiệm do vậy thời gian dành cho công tác phòng chống HIV/AIDS còn hạn chế, chế độ đãi ngộ với cán bộ chuyên trách tuyến huyện chưa thực sự hợp lý do vậy hoạt động phòng chống HIV/AIDS trong cộng đồng còn gặp khó khăn”, ông Hưởng cho biết thêm.
Cùng chia sẻ khó khăn trong phòng chống HIV giai đoạn hiện nay, ông Lường Minh Tuấn nói, hiện công tác phối kết hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể tại một số địa phương được thể hiện trên văn bản, hội nghị, nhưng trong quá trình triển khai thực tế về các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng thì chưa được các cấp, các ngành thật sự quan tâm và phối kết hợp triển khai thực hiện.
“Bên cạnh đó, về phía người bệnh, họ vẫn chưa thấy được hiệu quả của điều trị ARV là nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe, còn ngại tiếp xúc với cán bộ y tế, sợ người thân và gia đình biết nên việc tiếp cận thuốc điều trị của bệnh nhân rất khó khăn. Mặt khác, nhiều đối tượng nhiễm HIV là người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo, lại sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa đi lại rất khó khăn; điều này đã làm hạn chế việc tiếp cận cũng như tuân thủ điều trị”, ông Lường Minh Tuấn nói.
Theo ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS- Bộ Y tế, việc tiếp cận sớm và tuân thủ điều trị ARV là một trong những giải pháp quan trọng nhất để tiến tới mục tiêu kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030.
Trung bình mỗi năm, Việt Nam có khoảng 800 đến 1.000 bệnh nhân HIV/AIDS cần điều trị bằng thuốc ARV. Trong số đó, 95% tiền chi trả cho thuốc ARV là từ viện trợ của các tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đến hết năm 2017, các khoản viện trợ sẽ chấm dứt hoàn toàn, đồng nghĩa người bệnh sẽ phải bỏ chi phí điều trị nếu không có BHYT.
“Do vậy đây cũng là một trở ngại lớn cho công tác điều trị người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS bởi nguy cơ không có thuốc điều trị sẽ dẫn đến tình trạng bỏ điều trị và kháng thuốc”, ông Cảnh lo lắng.
Không chỉ vậy, trong phòng chống HIV, theo ông Hoàng Đình Cảnh thách thức không nhỏ mà ngành Y đang phải đối phó còn rất lớn. “Trong đó, phải nói đến tình trạng phân biệt và kỳ thị đối với người nhiễm HIV vẫn còn rất nặng nề”, ông Cảnh nêu.
Sự kỳ thị của cộng đồng xã hội khiến người nhiễm HIV/AIDS càng cảm thấy mặc cảm, tự ti. Nhiều trường hợp do lo sợ bị kỳ thị nên giấu bệnh, từ đó không biết cách phòng tránh bệnh dẫn đến việc lây nhiễm bệnh cho người thân trong gia đình và những người xung quanh. Chưa kể một số trường hợp bi quan, chán nản dẫn đến những hành động tiêu cực.
Do vậy để phòng chống đại dịch HIV lây lan, những người đang trăn trở với công việc phòng chống tác hại HIV luôn mong muốn mọi người hãy có cách nhìn nhân văn hơn với người nhiễm HIV, vì trước khi là bệnh nhân họ cũng là một con người có trái tim, biết buồn vui đau khổ. Bên cạnh đó họ cũng là một người lao động đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Tin liên quan
Bền vững cho bất động sản
07:26 | 08/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
15:25 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại sứ Việt Nam tại Peru: Việt Nam đóng góp tích cực, chủ động cho Diễn đàn APEC
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo Nhân Dân đoạt giải Vàng, Giải thưởng Truyền thông Châu Á, WAN-IFRA
08:39 | 07/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Đảng
21:02 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đảm bảo không phát sinh bất công giữa các đối tượng tham gia Bảo hiểm y tế
19:52 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Sửa Luật Đầu tư công: Chính phủ linh hoạt hơn, Quốc hội vẫn đảm bảo kiểm soát
14:29 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
CPI tháng 10 tăng 0,33%
10:51 | 06/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ điểm nghẽn
08:07 | 06/11/2024 Người quan sát
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh-Gọn-Mạnh-Hiệu năng-Hiệu lực-Hiệu quả
21:02 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc: Đã rất tiết kiệm chi thường xuyên
16:06 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc
08:49 | 05/11/2024 Sự kiện - Vấn đề
Đại biểu Quốc hội đề nghị gỡ khó cho điều nhập khẩu, cải thiện hạ tầng cho xuất khẩu
16:23 | 04/11/2024 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Tổng cục Hải quan ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của Hiệp hội Logistics Việt Nam
TP Hồ Chí Minh “tiếp sức” doanh nghiệp công nghiệp và logistics
40 doanh nghiệp Việt mang hàng sang Thái Lan tìm đối tác
Cần đưa quy định xuất nhập khẩu tại chỗ về đúng bản chất của thực tiễn
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ tác động ra sao sau bầu cử Mỹ?
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK