Giảm chi thường xuyên: Nhiều kết quả khả quan nhưng chưa hết áp lực
Quản lý chặt chẽ chi NSNN. Ảnh: ST. |
Giảm hơn 7% trong 5 năm
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Tài chính, 9 tháng năm 2019, tổng chi NSNN đạt 63,1% dự toán, trong đó chi thường xuyên đạt 73,4%. Như vậy, cả năm 2019, tổng chi cũng như chi thường xuyên sẽ cơ bản đạt dự toán. Về dự toán ngân sách năm 2020, Chính phủ lập dự toán chi thường xuyên là 1.056,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 60,5% tổng chi NSNN. Với mục tiêu này, chi thường xuyên đã giảm dần qua các năm.
Phát biểu tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho rằng, quá trình cơ cấu lại chi NSNN đã và đang được triển khai một cách hiệu quả và thiết thực. Trong sự tích cực đó có việc giảm chi thường xuyên. Nhìn lại cả giai đoạn có thể thấy, tỷ trọng dự toán chi thường xuyên (không bao gồm chi tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương) đã giảm dần qua các năm. Cụ thể: Năm 2016 là 63,3%, năm 2017 là 64,9%, dự toán năm 2018 là 61,8%, năm 2019 là 61,2%, năm 2020 dự kiến là 60,5%. Tính trung bình cả giai đoạn, tỷ trọng chi thường xuyên trong tổng chi ngân sách đạt dưới 64%, đúng như mục tiêu đã đặt ra tại Kế hoạch Tài chính 5 năm Quốc hội đã phê duyệt. Như vậy, chi thường xuyên đã được giảm dần so với thời điểm cuối nhiệm kỳ trước là 67,7% năm 2015.
Một điểm đáng mừng mà người đứng đầu ngành Tài chính đề cập là dù chi thường xuyên giảm nhưng vẫn bảo đảm nguồn thực hiện cải cách tiền lương tăng khoảng 7%/năm theo Nghị quyết của Quốc hội và các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, chính sách an sinh xã hội cấp thiết khác... Có được kết quả trên là trong giai đoạn 2016 - 2020, dự toán NSNN hàng năm trình Quốc hội đã bám sát các mục tiêu về cơ cấu lại chi theo tinh thần Nghị quyết 07-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết 25/2016/QH14 của Quốc hội. Theo đó, cơ cấu chi ngân sách đã có những bước chuyển dịch hết sức tích cực, cơ bản vượt các chỉ tiêu của Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016 - 2020. Dự toán chi thường xuyên cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã được xây dựng trên cơ sở yêu cầu sắp xếp lại tổ chức bộ máy, giảm biên chế, đẩy mạnh tự chủ đơn vị sự nghiệp, qua đó, cơ cấu lại nguồn để ưu tiên bố trí cải cách tiền lương và các chính sách an sinh xã hội. Lũy kế 5 năm dự kiến giảm chi khoảng 27 - 28 nghìn tỷ đồng.
Vẫn còn dư địa
Chia sẻ với những nỗ lực giảm chi, quyết tâm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… của Chính phủ, ông Nguyễn Đức Hải – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhận thấy, về cơ bản, những tồn tại trong chi thường xuyên vẫn chưa được khắc phục triệt để. Đơn cử, tại một số địa phương, tỷ trọng chi thường xuyên có xu hướng giảm chậm. Vẫn còn nhiều địa phương chưa cân đối được ngân sách, nhất là nơi có số thu NSNN khó khăn, nguồn thu thấp thì chi thường xuyên vẫn còn cao, nguồn lực dành cho chi đầu tư phát triển rất hạn chế. Cũng theo ông Hải, vẫn có tình trạng mua sắm, sử dụng tài sản công chưa đúng quy định của pháp luật; nhiều lễ hội, hội nghị, kỷ niệm ngày thành lập, tái thành lập, các lễ khởi công, khánh thành có tính chất hình thức, gây lãng phí ngân sách, chưa thực sự tiết kiệm. Những dẫn chứng trên để thấy tỷ lệ giảm chi thường xuyên vẫn còn dư địa để có thể tiếp tục giảm hơn nữa.
Khách quan đánh giá, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, cơ cấu lại NSNN là một chủ trương hoàn toàn đúng, cần thiết và cấp bách. Thời gian qua, Chính phủ đã rất nỗ lực chỉ đạo cắt giảm các nhiệm vụ chi thường xuyên không cần thiết, cùng với tinh giản biên chế, để có thể cơ cấu lại nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo mức sống tối thiểu cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, bên cạnh việc đẩy mạnh thực chất hơn nữa nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cắt giảm các nhiệm vụ chi không cần thiết, lãng phí, thì trên thực tế việc đẩy mạnh giảm chi thường xuyên còn gặp nhiều khó khăn. Ví dụ, trong tổng chi thường xuyên hiện nay, phần lớn (trên 70%) vẫn là chi cho con người, trong đó một số lĩnh vực như giáo dục - đào tạo thì tỷ lệ này còn cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, một số lĩnh vực chi phải đảm bảo tỷ lệ chi so với tổng chi NSNN theo quy định của Trung ương, Quốc hội như chi cho giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, y tế; duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng kinh tế như hệ thống đường bộ, đường sắt,... đã đặt thêm “áp lực” lên công tác tinh giản bộ máy và siết các khoản chi không cần thiết.
Chia sẻ vấn đề này, ông Võ Thành Hưng, Vụ trưởng Vụ NSNN, Bộ Tài chính cho biết: Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành Luật NSNN, Luật Kiểm toán Nhà nước, Luật Thanh tra, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí…, trong đó đã quy định rõ trách nhiệm của các ngành, các cấp và đơn vị trong quản lý ngân sách. Công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó có lĩnh vực NSNN đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, trong lĩnh vực chi NSNN, vẫn còn tình trạng chi sai quy định, vượt tiêu chuẩn định mức…
Để khắc phục tình trạng này, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục đề xuất thực hiện các giải pháp mạnh mẽ hơn như: Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ định mức chi tiêu ngân sách; quản lý chặt chẽ chi NSNN, đảm bảo chỉ được chi khi có dự toán được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm toán, thanh tra; xử lý nghiêm các sai phạm về quản lý tài chính ngân sách và quản lý tài sản của Nhà nước; thu hồi đầy đủ vào NSNN đối với các khoản chi sai chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi. Bên cạnh đó, cần làm tốt công tác tuyên truyền; công khai, minh bạch hoạt động tài chính – NSNN; tăng cường sự kiểm tra, giám sát của đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp và giám sát của cộng đồng.
Ông Phạm Minh Chính - Trưởng ban Tổ chức Trung ương: Với 1 triệu tỷ đồng từ tổng chi thường xuyên của ngân sách, chỉ cần giảm 1% thôi, chúng ta cũng có thêm 10.000 tỷ đồng để chi cho đầu tư phát triển. Chúng ta không thể để bộ máy cồng kềnh như hiện nay. Năm 2017 chi thường xuyên chiếm 64% tổng chi ngân sách. Nếu giảm được chi tiêu thường xuyên sẽ tăng chi tiêu cho đầu tư phát triển. Việc này là hiệu quả và rất cần thiết trong điều kiện ngân sách của chúng ta còn hạn hẹp. (Phát biểu tại phiên họp tổ ngày 29/10) |
Tin liên quan
Bức tranh tài chính khả quan của GELEX
15:14 | 15/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Yêu cầu không tra cứu, sử dụng 6 thông báo kết quả xác định trước mã số mặt hàng
09:53 | 07/07/2024 Chính sách và Cuộc sống
Người khai được sử dụng kết quả xác định mã số lô hàng trước cho lô hàng tiếp theo
08:05 | 10/05/2023 Chính sách và Cuộc sống
Dự kiến phát hành 500.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ trong năm 2025
16:55 | 15/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt trên 81%
13:58 | 15/01/2025 Tài chính
5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà đất
07:42 | 15/01/2025 Tài chính
Nhiều bộ, ngành, địa phương có khối lượng đối tượng kiểm kê lớn
20:28 | 14/01/2025 Tài chính
Cải cách hành chính, hiện đại hóa góp phần nâng cao năng lực quản lý của KBNN
09:44 | 14/01/2025 Thuế - Kho bạc
TPHCM: Giải ngân gần 700.000 tỷ vốn cho sản xuất
10:38 | 13/01/2025 Tài chính
Vì sao lạm phát ở Việt Nam ở mức thấp trong 10 năm qua?
20:49 | 09/01/2025 Tài chính
Ngành Tài chính thi đua hoàn thành thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025
19:16 | 08/01/2025 Tài chính
Bộ trưởng Tài chính: Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số
19:15 | 08/01/2025 Tài chính
Ngưỡng nợ thuế bị cấm xuất cảnh đang được đề xuất là phù hợp
21:32 | 07/01/2025 Thuế - Kho bạc
Báo chí: Nguồn thông tin quan trọng giúp người dân, doanh nghiệp nắm bắt kịp thời chính sách tài chính
21:31 | 07/01/2025 Tài chính
10 sự kiện nổi bật của ngành Thuế năm 2024
20:42 | 03/01/2025 Thuế - Kho bạc
Kỳ vọng thị trường chứng khoán năm 2025 sẽ phát triển đột phá cả về quy mô, chất lượng
16:44 | 02/01/2025 Chứng khoán
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics