Giải pháp nào tháo gỡ ách tắc nông sản tại Lạng Sơn?
Phó Thủ tướng chỉ đạo khắc phục tình trạng ùn tắc nông sản tại Lạng sơn | |
Ùn ứ khoảng 5.000 container hàng nông sản tại biên giới Lạng Sơn | |
Ùn ứ nông sản tại Lạng Sơn chưa thể giải quyết dứt điểm |
Lượng hàng hóa ùn ứ tại bến bãi, dọc quốc lộ ở khu vực cửa khẩu Tân Thanh ước tính lên tới trên 4.000 container. Ảnh: ST |
Lượng xe tăng lên mỗi ngày
Thống kê sơ bộ, đến thời điểm chiều 19/12, tại quốc lộ 1A từ thành phố Lạng Sơn lên khu vực cửa khẩu có hàng nghìn xe container chở hàng nông sản từ các tỉnh phía Nam đổ ra vẫn nối đuôi nhau ì ạch tiến đến các bãi trung chuyển, bãi kiểm hóa. Bãi xe Bản Liếp, Xuân Cương (huyện Cao Lộc), Bảo Nguyên và khu phi thuế quan cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng), Vĩnh Long, Tuấn Minh…. cửa khẩu Chi Ma (huyện Lộc Bình), đều trong tình trạng chật cứng xe hàng.
Mới đây, phía Trung Quốc có thông báo, nêu rõ: Do tình hình dịch bệnh ngày càng nghiêm trọng, vậy lái xe cửa khẩu cần về quê sớm để cách ly 21 ngày kịp đón năm mới với gia đình, dẫn đến việc xuất hàng sang Việt Nam sẽ phải dừng sớm hơn mọi năm. Hàng hóa về tới kho Bằng Tường trước ngày 31/12 sẽ được thông quan về Việt Nam trước tết Nguyên đán. Hàng hóa về tới kho Bằng Tường sau tết Dương lịch 1/1/2022 khả năng sẽ đợi sau khi kỳ nghỉ tết Nguyên đán mới thông quan tiếp.... |
Chỉ tính riêng tại khu vực cửa khẩu Tân Thanh, nơi được coi là đầu mối xuất khẩu nông sản lớn của cả nước, hiện vẫn tồn khoảng 3.000 xe hàng chưa được thông quan, chủ yếu là các mặt hàng nông sản như dưa hấu, thanh long, chuối xanh, mít, xoài. Trong đó, tồn ở bãi Bảo Nguyên 963 xe; tồn tại khu phi thuế quan 1.456 xe; tồn tại ngã ba đến khu vực B2 đường xuất nhập khẩu chuyên dụng 180 xe. Thậm chí lượng hàng nông sản dồn về cửa khẩu Tân Thanh chờ làm thủ tục xuất khẩu đã phải “lánh tạm” nằm chờ tại cửa khẩu Cốc Nam –gần 250 xe (nơi phía Trung Quốc dừng thông quan từ tháng 8 tới nay).
Còn tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe container hàng, chủ yếu là mít, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử... Cửa khẩu Chi Ma hiện đang tồn gần 700 xe với các mặt hàng chủ yếu là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm…
Số xe chở hàng hoá ùn ứ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng, trong khi năng lực thông quan mỗi cửa khẩu chỉ trên dưới 200 xe/ngày.
Theo bà Đoàn Thu Hà, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, thời gian vừa qua, do gia tăng mức độ phòng chống dịch Covid-19, lực lượng chức năng của Trung Quốc đã tăng cường một số biện pháp kiểm dịch đối với người và phương tiện nhập cảnh. Cùng với thời điểm cuối năm, lượng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu tăng cao, từ 1.500 - 1.700 phương tiện/ngày, khiến lượng phương tiện ùn ứ càng gia tăng.
Trong đó, ngày 8/12, phía Trung Quốc đã thực hiện tạm dừng hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua cặp cửa khẩu Chi Ma - Ái Điểm (huyện Ninh Minh, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc) do nghi phát hiện 3 ca nhiễm Covid-19 tại thị trấn Ái Điểm. Đặc biệt, do sự cố lỗi mạng nên phía Trung Quốc đang tạm dừng thông quan hàng hóa qua cửa khẩu Tân Thanh từ ngày 15 đến hết ngày 17/12 mở trở lại, nhưng đến ngày 19/12, phía Trung Quốc lại tiếp tục dừng thông quan. Ngoài ra, nhiều loại nông sản vào vụ thu hoạch, chuẩn bị hàng Tết.
Dù nguyên nhân nào thì tình trạng ùn ứ hàng hóa tại cửa khẩu đâu phải mới xảy ra mà nó đã trở thành “điệp khúc” khi đến mùa vụ, gần Tết hoặc khi Trung Quốc “chuyển trạng thái” thông quan.
Ngày 20/12, mọi hoạt động thông quan tại cửa khẩu Tân Thanh vẫn án binh bất động. Ảnh: Hải Âu |
Cần tháo gỡ từ đâu?
Trao đổi với phóng viên, một cán bộ thuộc Ban Quản lý Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn cho rằng: dường như năm nào khi “căn bệnh” tái phát, các bộ quản lý và địa phương cũng đã ngồi lại bàn và đưa ra giải pháp để triển khai. Và đã có rất nhiều giải pháp được áp dụng tức thời nhưng bài toán khó này cần một “lời giải” có tính khả thi! Bởi để giải quyết nút thắt này đâu phải là giải pháp trước mắt, ngắn hạn mà cần giải pháp lâu dài, căn cơ của nhiều ngành, thay đổi từ sản xuất, chế biến, vận tải, chuỗi cung ứng, lưu thông hàng hóa đến quản lý xuất nhập khẩu.
Để giải bài toán khó này phải là cuộc chuyển đổi về chất. Nông dân thậm chí phải thay đổi lối canh tác truyền thống, phải biết trồng cây trái vụ, tránh “đụng hàng”. Và ở khâu thương mại phải làm chuyên nghiệp, mua bán theo hợp đồng, phải có kho bảo quản, tạm trữ, chế biến... Phải xem hàng ngàn xe hàng hóa ùn tắc ở cửa khẩu là căn bệnh cần được ngành nông nghiệp, công thương trị dứt điểm. Thậm chí phải đưa ra lộ trình đến ngày nào đó phải chấm dứt điệp khúc “đến hẹn lại lên”, vị cán bộ thuộc Ban Quản lý KKT cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn nhấn mạnh.
Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có thời gian và không thể nói sáng thì chiều có thể triển khai được ngay. Trong khi đó, hiện tại với tình hình “nóng bỏng” ùn ứ nông sản ở biên giới thì lại cần phải có giải pháp ứng phó kịp thời. Do đó, để giải quyết tình thế, theo bà Đoàn Thu Hà, UBND tỉnh Lạng Sơn liên tục phát đi thông báo tới cộng đồng doanh nghiệp, Sở Công Thương, UBND các tỉnh, thành phố và có nhiều báo cáo gửi các bộ quản lý khuyến cáo địa phương lên phương án cân đối, chủ động bảo quản nông sản tại các kho lạnh; khuyến nghị doanh nghiệp chủ động điều tiết nhịp độ đưa hàng lên biên giới, phù hợp với năng lực thông quan của các cửa khẩu. Và quan trọng nhất là doanh nghiệp phải chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu theo đường chính ngạch, mua bán theo hợp đồng với các điều kiện giao dịch, giao nhận rõ ràng, giao hàng tại cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính...
“Ngoài ra, UBND tỉnh Lạng Sơn cũng như các cơ quan, ban ngành của tỉnh cũng đang tích cực điện đàm, trao đổi với phía Trung Quốc, đề xuất một số giải pháp để tăng thông quan cho các hàng hóa, nhất là nông sản...”, bà Đoàn Thu Hà cho biết thêm.
Cùng tích cực triển khai các giải pháp, Hải quan Lạng Sơn cũng đã và đang thường xuyên có văn bản hoặc điện đàm với các ngành hữu trách của phía Trung Quốc nhằm tháo gỡ tình trạng ùn ứ nông sản xuất khẩu ở cửa khẩu. Qua mỗi lần trao đổi, phía Trung Quốc đều đồng thuận, nhất trí, tuy nhiên, khi triển khai công việc vẫn diễn ra chậm.
Tin liên quan
Lạng Sơn: Thu giữ trên 2 tấn lòng bò không rõ nguồn gốc xuất xứ
23:33 | 25/12/2024 An ninh XNK
Tuân thủ quy định của từng thị trường để xuất khẩu rau quả thuận lợi
10:20 | 24/12/2024 Kinh tế
Cửa khẩu thông minh: Nền tảng kết nối thương mại hiện đại
09:10 | 24/12/2024 Kinh tế
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
16:04 | 22/01/2025 Xuất nhập khẩu
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
16:22 | 21/01/2025 Xuất nhập khẩu
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
13:43 | 21/01/2025 Kinh tế
Nét nổi bật về xuất nhập khẩu năm 2024
17:14 | 20/01/2025 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) Kỷ lục hơn 205 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Trung Quốc
10:52 | 15/01/2025 Infographics
Khó khăn, thách thức có thể trở thành “áp lực tích cực” để cải cách kinh tế
07:47 | 15/01/2025 Kinh tế
Thương mại với Trung Quốc đạt kỷ lục 200 tỷ USD, thâm hụt của Việt Nam ngày càng lớn
15:49 | 14/01/2025 Xuất nhập khẩu
Kim ngạch tăng đột biến, tạo cơ hội lớn xuất khẩu cá tra sang Mỹ
14:56 | 14/01/2025 Kinh tế
TPHCM: Đảm bảo nguồn cung và chất lượng hàng hóa phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
14:23 | 14/01/2025 Kinh tế
Cần đảm bảo hài hoà lợi ích khi xây dựng, áp dụng bảng giá đất mới
21:16 | 10/01/2025 Kinh tế
Chính sách mới của Hoa Kỳ tác động thế nào đến thương mại và đầu tư
14:24 | 08/01/2025 Kinh tế
Tín dụng cả năm 2024 tăng hơn 15%, nỗ lực hơn nữa để giảm lãi suất cho vay
17:23 | 07/01/2025 Kinh tế
TPHCM đột phá xúc tiến thương mại, thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng 2 con số
08:04 | 07/01/2025 Kinh tế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics