Giải ngân vốn chậm, đã đến lúc phải mạnh tay
TPHCM: Giải ngân vốn đầu tư công tăng 2 lần | |
4 tháng, Bộ Giao thông vận tải đã giải ngân được hơn 9.200 tỷ đồng vốn đầu tư công | |
Giải ngân vốn đầu tư công được 83,7 nghìn tỷ đồng |
Cần cắt giảm, điều chỉnh vốn từ dự án có tiến độ giải ngân chậm sang dự án có tiến độ tốt hơn. Ảnh: H.Vân |
Chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm
Đúc rút từ báo cáo của các bộ, ngành, địa phương về tiến độ giải ngân vốn đầu tư công có thể thấy, ngoài các nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ giải ngân đã báo cáo ở các kỳ trước đã xuất hiện thêm một vài nguyên nhân như: Ảnh hưởng của tết Nguyên đán, diễn biến của dịch bệnh Covid -19, tập trung giải ngân vốn kéo dài kế hoạch năm 2019, dự án đang hoàn thành nghiệm thu khối lượng chưa làm thủ tục thanh toán vốn ở KBNN, dự án mới chưa hoàn thành thủ tục hồ sơ theo quy định, việc thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư, công tác lựa chọn nhà thầu, giải phóng mặt bằng còn chậm.
Bộ Tài chính cho biết, một số dự án được bổ sung kế hoạch từ nguồn dự phòng trung hạn và 10 nghìn tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm của các dự án quan trọng quốc gia nhưng đến nay chưa được cấp có thẩm quyền giao kế hoạch đầu tư công trung hạn nên chưa đủ điều kiện giao kế hoạch năm 2020, do đó chưa có kế hoạch để giải ngân. Nguồn vốn nước ngoài giải ngân chậm do chưa hoàn thiện các thủ tục với nhà tài trợ, dẫn đến chưa thống nhất với nhà tài trợ; đối với các dự án giải ngân theo cơ chế hỗ trợ vốn của nhà tài trợ, việc thực hiện giải ngân vốn phụ thuộc vào tiến độ (tỉnh Thái Nguyên), việc phê duyệt thiết kế dự toán, ký kết hợp đồng phải chờ sự chấp thuận hoặc thư không phản đối của các nhà tài trợ và các ban quản lý dự án Trung ương (tỉnh Lạng Sơn).
Ngoài ra, kinh phí thực hiện một số chương trình, dự án (sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương) đang được rà soát để phân bổ chi tiết như: Vốn đối ứng các dự án ODA, chuẩn bị đầu tư, trả nợ quyết toán hoàn thành, ....Vốn ngân sách địa phương từ nguồn thu sử dụng đất, xổ số kiến thiết, tăng thu phí bến bãi các phương tiện khu vực cửa khẩu chưa đảm bảo theo kế hoạch, chỉ thực hiện nhập nguồn theo khả năng, tiến độ thực tế thu ngân sách (tỉnh Lạng Sơn).
Đặc biệt, một số chủ đầu tư chưa làm hết trách nhiệm, thiếu cương quyết trong việc chỉ đạo, đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án ngay từ đầu năm (tỉnh Lạng Sơn), năng lực của một số đơn vị chủ đầu tư còn hạn chế, chưa nắm bắt đầy đủ các thủ tục trong đầu tư xây dựng cơ bản (tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Kiên Giang).
Cho phép giải ngân điện tử
Tổng vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước được phép thực hiện trong năm 2020 là gần 700 nghìn tỷ đồng, gấp 2,2 lần số vốn thực giải ngân trong năm 2019 (312 nghìn tỷ đồng cả vốn trong nước và nước ngoài), bao gồm: 470,6 nghìn tỷ đồng trong dự toán NSNN năm 2020 và 225,2 nghìn tỷ đồng vốn năm 2019 chuyển sang. Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút thì việc phấn đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công trong năm 2020 sẽ góp phần quan trọng kích cầu đầu tư xã hội, duy trì đà tăng trưởng của nền kinh tế.
Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các địa phương tổ chức sáng 10/4, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã cam kết sẽ đảm bảo đủ nguồn đáp ứng đầy đủ, kịp thời theo tiến độ giải ngân nhiệm vụ đầu tư công như kế hoạch nói trên. Tuy nhiên, với sự chậm trễ như hiện tại, nhiều giải pháp đồng bộ cần phải được thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Tài chính đã kiến nghị các bộ, ngành và địa phương theo dõi chặt chẽ tình hình triển khai của từng dự án, ưu tiên bố trí vốn cho các dự án có tiến độ giải ngân tốt, các dự án cần đẩy nhanh tiến độ để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng; cho phép triển khai cơ chế giải ngân vốn vay nước ngoài trên môi trường điện tử, giải ngân không theo tỷ lệ cấp phát, cho vay lại.
Một vấn đề nữa cũng được Bộ Tài chính kiến nghị tới Chính phủ là tăng cường kỷ cương, kỷ luật trong chấp hành pháp luật về quản lý đầu tư; yêu cầu các chủ dự án, nhà thầu tập trung các nguồn lực, trang thiết bị để triển khai dự án ngay sau khi hoàn thành công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu và thực hiện giải ngân vốn theo chế độ quy định. Đặc biệt, quyết liệt chỉ đạo cắt giảm, điều chỉnh vốn từ dự án có tiến độ giải ngân chậm sang dự án có tiến độ tốt hơn.
Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung hết kế hoạch đầu tư công trung hạn cho các dự án sử dụng từ nguồn dự phòng trung hạn và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm của các dự án quan trọng quốc gia để các Bộ, ngành địa phương có cơ sở giao kế hoạch vốn năm 2020 theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19; thực hiện rà soát, tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh hoặc thu hồi kế hoạch vốn năm 2020 đối với các trường hợp chưa đủ điều kiện bố trí vốn (bao gồm cả số vốn đã bố trí năm 2020 cho Ủy ban Quản lý vốn nhà nước. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước hiện đang đề nghị hoàn trả lại ngân sách nhà nước 1,6 tỷ đồng).
Thống kê mới đây từ Bộ Tài chính cho thấy, ước giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 của các bộ, ngành Trung ương và địa phương đến hết tháng 4/2020 là hơn 89 nghìn tỷ đồng, đạt 18,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, cao hơn so với cùng kỳ (cùng kỳ đạt 16,45% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 17,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó, vốn trong nước giải ngân đạt hơn 85,7 tỷ đồng, vốn nước ngoài giải ngân đạt hơn 3,55 nghìn tỷ đồng. Có 8 bộ, ngành và 35 địa phương có số giải ngân đạt trên 20%, trong đó có 2 bộ, ngành và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân trên 30%, gồm: Ngân hàng phát triển (61,09%); Kiểm toán nhà nước (39,6%); Ninh Bình (58,64%); Thái Bình (38,48%); Hưng Yên (37,25%); Nam Định (35,80%); Bắc Giang (35,76%); Nghệ An (34,76%); Phú Thọ (33,16%); Lai Châu (31,21%); Bình Thuận (30,68%) và Hà Nam (30,26%). Tuy nhiên, vẫn còn có 32 bộ, ngành Trung ương và 5 địa phương có số giải ngân đạt dưới 10%. Trong đó, có 13 bộ, ngành gần như chưa giải ngân được kế hoạch vốn (tỷ lệ giải ngân đạt dưới 1%). Trong đó, nhiều ngành chưa giải ngân được đồng vốn nào như: Ủy ban dân tộc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam… 2 địa phương có số vốn cần giải ngân lớn như TPHCM (hơn 47 nghìn tỷ đồng) và Đồng Nai (hơn 13 nghìn tỷ đồng) mới giải ngân được dưới 10%. |
Tin liên quan
Còn 3 tháng để phấn đấu hoàn thành mục tiêu giải ngân 95% vốn đầu tư công
22:53 | 09/11/2024 Kinh tế
Giải ngân vốn đầu tư công tại TP Hồ Chí Minh mới đạt gần 22%
20:43 | 31/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
19:03 | 28/10/2024 Tài chính
Số liệu chính xác giúp quản lý hiệu quả tài sản công
16:42 | 22/11/2024 Tài chính
Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu
12:59 | 22/11/2024 Tài chính
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải
12:52 | 22/11/2024 Tài chính
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công
11:16 | 22/11/2024 Tài chính
Ra mắt sản phẩm trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế
16:27 | 21/11/2024 Thuế - Kho bạc
Ngành Thuế phấn đấu tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên tăng thêm dự toán 2025
16:20 | 20/11/2024 Thuế - Kho bạc
Các công ty chứng khoán sẵn sàng cho “sân chơi Non-Prefunding”
13:15 | 20/11/2024 Tài chính
Quản lý chặt chẽ nợ công, đảm bảo an toàn tài chính quốc gia năm 2025
08:39 | 20/11/2024 Tài chính
Học viện Tài chính tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
19:43 | 19/11/2024 Tài chính
Sửa tên gọi dự thảo 1 luật sửa 7 luật thuộc lĩnh vực tài chính
16:24 | 19/11/2024 Tài chính
Bộ Tài chính Mỹ tiếp tục xác định Việt Nam không thao túng tiền tệ
14:50 | 17/11/2024 Tài chính
Minh bạch thông tin giúp nâng cao vị thế của doanh nghiệp niêm yết
10:40 | 16/11/2024 Tài chính
Triệt để cắt giảm các nhiệm vụ chi không thực sự cấp bách để dành chi đầu tư phát triển
20:39 | 15/11/2024 Tài chính
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Cơ hội đột phá cho giáo dục khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics