Facebook Twitter youtube Tiktok

Giả mạo thương hiệu nông sản tạo hệ lụy mất lòng tin

Tình trạng giả mạo thương hiệu nói chung, nông sản nói riêng đang diễn ra khá phức tạp, gây mất lòng tin vào các trang web mua sắm trực tuyến.

Tràn lan tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản

Điển hình có thể kể tới là sản phẩm yến sào Khánh Hòa của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa.

Theo bộ phận sở hữu trí tuệ của Công ty này, năm 2024 đã phát hiện trên 30 đơn vị sao chép mẫu mã, bao bì, thành phần sản phẩm; 15 công ty ở TP Hồ Chí Minh sử dụng tên “Yến sào Khánh Hòa" để đặt nhãn hiệu sản phẩm; 10 website chứa tên miền "Yensaokhanhhoa".

Giả mạo thương hiệu nông sản tạo hệ lụy mất lòng tin
Một mẫu trưng bày sản phẩm yến sào giả - thật

Tất cả những điều này đều nhằm làm cho người tiêu dùng lầm tưởng đó là sản phẩm chính hãng của Công ty TNHH Nhà nước MTV Yến sào Khánh Hòa để trục lợi bán hàng kém chất lượng.

Hay như đối với sản phẩm cam Cao Phong, hiện nay vẫn có rất nhiều đơn vị, địa phương bày bán “cam Cao Phong” nhưng thực chất nguồn gốc, xuất xứ như thế nào thì không rõ, giá cả lại thấp hơn những đơn vị bán cao Cao Phong đảm bảo chất lượng ở Hòa Bình. Thực tế, chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa “mua cam Cao Phong” là cho ra hàng trăm người bán đặc sản này.

Thực tế hiện nay, người tiêu dùng có nhu cầu tìm bất kỳ đặc sản vùng miền nào chỉ cần lên mạng xã hội gõ từ khóa là sẽ cho ra hàng trăm kết quả. Tuy nhiên, trong hàng trăm người bán đó, không ai có thể biết được có bao nhiêu đặc sản “fake”, có bao nhiêu đặc sản chuẩn.

Để tạo ra một sản phẩm hàng hóa có chất lượng đảm bảo và có thương hiệu trên thị trường là cả quá trình dài của các nhà sản xuất hay hợp tác xã. Tình trạng hàng hóa giả mạo, khiến những đơn vị làm ăn chân chính khó cạnh tranh vì đầu ra quá nhiều. Trong khi không ít người tiêu dùng vẫn không quá chú trọng đến chất lượng và xuất xứ mà lựa chọn những hàng hóa có giá rẻ hơn.

Theo các chuyên gia, vấn đề quản lý, xử lý hàng hóa giả mạo hiện nay vẫn còn chưa có hồi kết vì tình trạng bán hàng, kiểm soát hàng hóa online vẫn còn nhiều lỗ hổng.

Ông Nguyễn Thành Trung, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường nông sản Hà Nội, nhận định hàng giả, hàng nhái vẫn có chỗ đứng trên thị trường là bởi nhiều hợp tác xã, doanh nghiệp sản xuất ra hàng hóa, sản phẩm nhưng chưa chú trọng nhiều đến khâu bảo vệ hàng hóa.

Ngay như việc đăng ký sở hữu trí tuệ về sản phẩm, về bao bì sản phẩm, về ảnh đại diện thương hiệu cũng chưa được quan tâm.

Giải pháp?

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và yêu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, truy xuất nguồn gốc trở thành xu thế tất yếu trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Như vậy, để tránh bị thiệt hại bởi tình trạng này, mỗi nhà sản xuất chân chính cần nâng cao ý thức bảo vệ hàng hóa, thương hiệu của chính mình. Cách cụ thể nhất ở đây là các doanh nghiệp, hợp tác xã cần đăng ký mã vạch cho từng loại sản phẩm tại Bộ Khoa học và Công nghệ để khẳng định sản phẩm đó là của mình. Trên thị trường quốc tế, mã vạch chính là “căn cước sản phẩm” khi đưa ra thị trường.

Hiện nay, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2024 đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong công tác quản lý truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam; mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Giải pháp cho tình trạng giả mạo thương hiệu nông sản
Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia chính thức đi vào hoạt động từ tháng 10/2024

Đến nay, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc sản phẩm, hàng hóa quốc gia đã có hàng nghìn đơn vị, doanh nghiệp và địa phương tham gia kết nối dữ liệu. Cùng với đó là sự tham gia của các ngành hàng chủ lực, như: nông sản, thực phẩm, dược phẩm, thiết bị y tế… cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của hệ thống này trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam.

Nhìn chung, việc vận hành của Cổng thông tin đã mang đến nhiều lợi ích cho cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Đối với doanh nghiệp, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia tạo nền tảng kết nối dữ liệu truy xuất nguồn gốc tập trung, giúp doanh nghiệp dễ dàng công bố và quản lý thông tin sản phẩm. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bởi hàng hóa có thông tin truy xuất nguồn gốc rõ ràng sẽ dễ dàng được chấp nhận tại thị trường quốc tế; đáp ứng yêu cầu pháp lý do nhiều thị trường, như: EU, Mỹ yêu cầu sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc đầy đủ.

Đối với người tiêu dùng, Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia giúp người tiêu dùng dễ dàng kiểm tra nguồn gốc sản phẩm bằng mã QR; gia tăng niềm tin vào sản phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm, dược phẩm và hàng tiêu dùng; bảo vệ quyền lợi bởi nếu xảy ra vấn đề về chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể tra cứu thông tin để đưa ra quyết định phù hợp…

Đối với cơ quan quản lý nhà nước, thông qua Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia có thể theo dõi, kiểm soát và xử lý các vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm; thu thập và phân tích dữ liệu về sản phẩm, phục vụ cho việc xây dựng chính sách và quy định.

Vì vậy, song song với việc vận hành Cổng thông tin truy xuất nguồn gốc quốc gia, thì công tác tuyên truyền, đào tạo về truy xuất nguồn gốc cần được đẩy mạnh, giúp doanh nghiệp, địa phương hiểu rõ lợi ích và phương thức triển khai truy xuất nguồn gốc một cách hiệu quả.

Ngoài ra, về phía người tiêu dùng, cần nâng cao nhận thức, sử dụng công nghệ để xác minh nguồn gốc sản phẩm và thận trọng trước khi mua hàng. Đặc biệt, tâm lý "ham rẻ" chính là yếu tố khiến hàng giả, hàng kém chất lượng tiếp tục tồn tại.

Cùng với đó, người tiêu dùng nên có những phản ứng mạnh mẽ hơn như yêu cầu đổi trả hàng hoặc tố giác lên các đơn vị phân phối, cơ quan chức năng khi phát hiện sản phẩm vi phạm chất lượng. Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân mà còn góp phần tạo môi trường kinh doanh minh bạch và các doanh nghiệp chân chính.

Lê Vân

Tin liên quan

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Truy xuất nguồn gốc: “hộ chiếu số” bắt buộc trong thương mại điện tử

Giữa làn sóng chuyển đổi số toàn diện, tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) mạnh mẽ, xác thực và truy xuất nguồn gốc trở thành yêu cầu bắt buộc, là bước đi không thể thiếu để bảo vệ niềm tin người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, Bộ Công Thương Khuyến nghị tích hợp công cụ truy xuất trực tuyến ngay trên các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT), nhằm đảm bảo tính minh bạch, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận và kiểm chứng xuất xứ hàng hóa.
EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

EU siết quy định bền vững: Cảnh báo khẩn với hàng Việt từ Bắc Âu

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa phát đi cảnh báo khẩn về các quy định mới của Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là tại các nước Bắc Âu – nơi nổi tiếng với sự kiểm soát nghiêm ngặt. Không chỉ ngành ca cao, các mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam như cà phê, hồ tiêu, điều, trái cây, thủy sản và cả hàng chế biến có thành phần nông sản đều đang đứng trước nguy cơ bị ảnh hưởng, nếu không đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về tính bền vững và truy xuất nguồn gốc.
Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Xu hướng tiêu dùng chuyển dịch từ số lượng sang chất lượng

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2025 tăng 9,3% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố giá thì tăng 7,2%. Đây là một kết quả tích cực của kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức.
6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

6 tháng đầu năm Hà Nội xử lý 2.068 vụ vi phạm trong lĩnh vực quản lý thị trường

Thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm, lực lượng QLTT đã thực hiện tổng cộng 2.176 vụ kiểm tra, trong đó có 53 vụ kiểm tra định kỳ, 2.066 vụ kiểm tra đột xuất và 57 vụ kiểm tra chuyên đề.
Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Hơn 95% hàng hóa Việt Nam hiện diện trong hệ thống phân phối hiện đại

Với mẫu mã và chất lượng đảm bảo, hơn 95% hàng hóa của Việt Nam được hiện diện tại hệ thống phân phối hiện đại Central Retail Việt Nam.
Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Xăng RON95-III tiếp tục giảm 1.210 đồng/lít, giá tối đa 19.906 đồng/lít

Trong kỳ điều chỉnh ngày 3/7, Liên Bộ Công Thương - Tài chính không thực hiện trích lập và không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với tất cả các mặt hàng.
Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Yêu cầu ngừng kinh doanh, sử dụng 7 sản phẩm dưỡng da của Công ty Toàn Cầu Đông Nam

Cục Quản lý Dược cho biết lý do thu hồi 7 sản phẩm dưỡng da này có công thức không đúng so với hồ sơ đã công bố.
Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

Thu hồi 2 loại kem đánh răng Aquafresh của Nhật

2 loại kem đánh răng gồm Aquafresh Soft Mint và Aquafresh Clear mint có xuất xứ Nhật Bản do Công ty TNHH Phát Anh Minh chịu trách nhiệm công bố và đưa ra thị trường.
8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

8 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ của 4 công ty bị thu hồi

Ngày 2/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã ban hành 4 quyết định thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký sản phẩm của một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc

Cục Quản lý Dược vừa thông báo đình chỉ lưu hành và thu hồi sản phẩm DÉSEMBRE DERMA SCIENCE HIGH FREQUENCY CREAM PROFESSIONAL, kem massage tần sóng cao của Hàn Quốc.
Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh

Bộ Y tế cảnh báo người dân không sử dụng sản phẩm thực phẩm An vị Mộc Linh

Tại thời điểm kiểm tra không thấy bảng hiệu Công ty Dược mỹ phẩm A-M, công ty trách nhiệm về sản phẩm An vị Mộc Linh và không có hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đăng ký.
Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm

Phát hiện 17 cơ sở có các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm

Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, trong tháng cao điểm đã phát hiện nhiều sai phạm trong lĩnh vực dược và mỹ phẩm.
Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố mỹ phẩm với nhiều nhãn hiệu nổi tiếng

Ngày 25/6, thông tin từ Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết, Cục này vừa ra quyết định thu hồi 32 số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm do Cục này cấp cho Công ty TNHH JP-Bùi Đặng (phường Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội) chịu trách nhiệm đưa ra thị trường.
Thuốc chống phù nề và kháng viêm của Dược phẩm Cửu Long bị thu hồi

Thuốc chống phù nề và kháng viêm của Dược phẩm Cửu Long bị thu hồi

Yêu cầu Công ty Dược phẩm Cửu Long phối hợp với nhà phân phối thuốc tiến hành thu hồi toàn bộ lô thuốc chống phù nề và kháng viêm, dùng trong điều trị phù nề sau chấn thương, bỏng, sau phẫu thuật không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Tháng cao điểm, phát hiện và xử lý nhiều sai phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm đã đề nghị Shopee và Lazada Việt Nam rà soát, ngừng kinh doanh, gỡ bỏ thông tin các sản phẩm không có Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm.
Xem thêm
cong-ty-co-phan-thuong-mai-va-dau-tu-dai-phuc
cong-ty-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-lifetech

Tin mới

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Sự thành công của kế hoạch kinh doanh năm 2025 đặt nền móng giúp VIMC giữ vai trò dẫn dắt trong lĩnh vực hàng hải và dịch vụ logistics của Việt Nam.
Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Từ ngày 1/7/2025, nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử, nền tảng số có trách nhiệm khấu trừ, kê khai và nộp thay thuế cho hộ, cá nhân kinh doanh.
Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Việc đồng thời triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập đơn vị hành chính mở ra những thay đổi mang tính nền tảng cho thị trường bất động sản.
Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Đó là trả lời của Cục Hải quan đối với đề nghị của Công ty TNHH TS Food liên quan đến bảo vệ mã chứng nhận của Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đối với mặt hàng sầu riêng đông lạnh XK sang Trung Quốc.
Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 sản phẩm nhập lậu tại Quảng Ninh

Qua vụ việc cho thấy thủ đoạn buôn lậu ngày càng tinh vi, núp bóng các nền tảng mạng xã hội và hệ thống phần mềm xuyên biên giới nhằm tránh bị truy vết.
(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi

Hiện nay, hộ, cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) có thể nộp thuế qua các kênh sau:
(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội

Trong 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội, thì có 7 doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất toàn thị trường tính đến ngày 30/6/2025.
(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tạo tài khoản định danh điện tử, Cục Thuế đã chỉ ra một số điểm cần lưu ý.
(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025

Từ ngày 1/7/2025, cơ cấu tố chức mới của cơ quan thuế bao gồm 34 Thuế tỉnh, thành phố; 350 Thuế cơ sở đồng bộ với mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Được, Tổng Giám đốc Công ty TNHH kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín với phóng viên Tạp chí Kinh tế - Tài chính khi bàn về vấn đề phân cấp, phân quyền trong công tác quản lý thuế.
Phiên bản di động