Gặp khó vì gia tăng tình trạng đối tác lừa đảo, phá sản do Covid-19
Nhập khẩu máy vi tính sản phẩm điện tử tăng gần 5 tỷ USD | |
PNJ đóng góp gần 850 triệu đồng ủng hộ miền Trung đẩy lùi dịch Covid- 19 | |
Bắt 3 nghi phạm điều hành hàng trăm trang web lừa đảo |
Tốn kém và rắc rối
Công ty RTW Retailwinds – DN sở hữu gần 400 cửa hàng New York&Co tại Mỹ đã nộp đơn xin phá sản do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Đáng chú ý, RTW Retailwinds là đối tác lớn nhất của Công ty Cổ phần May Sông Hồng. Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 của DN này cho thấy có khoản phải thu của New York&Co lên tới hơn 219 tỷ đồng, chiếm gần 31% tổng khoản phải thu. Hiện May Sông Hồng đang thuê luật sư bên Mỹ để thu hồi công nợ. Vụ việc trên đã ảnh hưởng đáng kể đến doanh thu và lợi nhuận của DN này 6 tháng đầu năm 2020, giảm so với cùng kỳ (tương ứng giảm 12% và 44%). Theo lý giải của May Sông Hồng, các hợp đồng và đơn hàng FOB (giao nhận lên tàu) của khách hàng đã bị dừng xuất hoặc hủy.
Bà Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Vụ trưởng Vụ 1 Nghiệp vụ, Tổng cục Thi hành án dân sự:
Tòa án và trọng tài thương mại đều là những hình thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại. Thủ tục của hai cơ quan này đều căn cứ trên những nguyên tắc chung như tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo sự độc lập của người tài phán. Tuy nhiên, cơ chế tố tụng của hai cơ quan này có những sự khác biệt cơ bản về tính chất pháp lý, thẩm quyền, điều kiện thụ lý, nguyên tắc xét xử… Trọng tài được thành lập nhằm cung cấp cho các nhà kinh doanh một cơ chế giải quyết tranh chấp nhanh chóng, đơn giản, thuận tiện, phù hợp với tâm lý của doanh nghiệp. |
Thực tế là không chỉ đến khi Covid-19 bùng phát, mà trước đấy, nhiều DN trong nước đã “gặp hạn” vì đối tác phá sản, thậm chí là lừa đảo.
Cách đây không lâu, thương vụ Việt Nam tại Pakistan, Algeria, Maroc… liên tiếp đưa ra cảnh báo đối với DN Việt Nam khi thanh toán xuất nhập khẩu, nhất là thiếu kinh nghiệm khi sử dụng phương thức thanh toán Thư tín dụng (L/C). Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Pakistan, L/C là phương thức thanh toán quốc tế an toàn nhất cho các DN xuất khẩu, nhưng đòi hỏi DN phải có nhân viên thanh toán quốc tế được đào tạo cơ bản và có kinh nghiệm.
Vị này lấy ví dụ, Công ty A. tại tỉnh Thừa Thiên-Huế ký hợp đồng xuất khẩu cao su sang Pakistan, với thỏa thuận sử dụng phương thức thanh toán L/C. Sau khi giao hàng, Công ty A. làm thủ tục thanh toán, nhưng ngân hàng từ chối thanh toán với lý do bộ chứng từ không phù hợp với các quy định của L/C. Không còn cách nào khác, Công ty A. buộc phải liên hệ trực tiếp với khách hàng đề nghị chấp nhận thanh toán. Vào thời điểm đó, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới, làm cho giá cao su trên thị trường rơi xuống rất thấp, nên khách hàng Pakistan đã từ chối chấp nhận thanh toán. Công ty A. cố gắng tìm cách bán lại lô hàng cho khách mới nhưng không thành công. Công ty quyết định chuyển lô hàng về lại Việt Nam nhưng cũng không thành công, do luật pháp Pakistan quy định việc tái xuất một lô hàng nhập khẩu đã mở tờ khai hải quan phải có sự chấp thuận của khách hàng cũ, mà khách hàng cũ lại đang tìm mọi cách gây khó khăn để công ty A. buộc phải bán rẻ lô hàng. Công ty A. đứng trước nguy cơ thua lỗ, thậm chí mất lô hàng.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”
Luật sư Trần Thanh Tùng, Công ty Luật TNHH Global Vietnam Lawyers cho hay, hậu quả pháp lý của dịch Covid-19 đương nhiên, bởi đây là tác động ảnh hưởng toàn cầu. Trong quan hệ với đối tác, nhiều DN bị dừng hợp đồng với các đối tác do ba yếu tố: tác động khách quan, bất khả kháng và không thể khắc phục. Tuy nhiên, việc giải quyết như thế nào còn phụ thuộc vào tính chất vụ việc cũng như các quy định pháp lý trên các văn bản làm việc, hợp đồng giao dịch.
Nói về hoạt động pháp lý của DN, ông Chu Văn Trọng, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Khoáng sản Hà Nam cho biết, Công ty đã thiết lập được mối quan hệ thân thiết với khách hàng và họ có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên trong quá trình hợp tác kinh doanh chưa gặp phải rủi ro gì. Hơn nữa, các hợp đồng của Công ty được soạn theo những điều khoản có sẵn của Luật Thương mại quốc tế, dù có thêm những điều khoản riêng nhưng cũng không gây nhiều ảnh hưởng. Theo Luật sư Trần Thanh Tùng, các DN thường hay sao chép các hợp đồng mẫu. Điều này là tốt song cần lưu ý thay đổi cho phù hợp với điều kiện của DN. Đặc biệt, các DN cần phải có tầm nhìn xa hơn nữa với chính sách mua sắm, lựa chọn đối tác, nhà cung cấp… để được chủ động hơn trong việc xây dựng hợp đồng.
Trước những khó khăn và “rắc rối” nêu trên, nhiều DN đã chia sẻ cách thức làm ăn, giao dịch với đối tác để nắm quyền chủ động trong mọi giao dịch, phòng ngừa rủi ro. Một chuyên viên chuyên thực hiện giao dịch với đối tác nước ngoài của một DN dệt may cho biết, để phòng ngừa rủi ro khách hàng khó khăn không trả tiền, lừa đảo, việc thanh toán hợp đồng đã có sự thay đổi từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Nếu như trước đây, khách hàng và DN thanh toán với nhau qua L/C (Thư tín dụng), hoặc sử dụng các khoản đặt cọc trước để giao hàng, đến khi nhận được hàng mới thanh toán trong vòng 30-45 ngày, thì hiện nay, đa phần DN bắt buộc đối tác thanh toán TT (Telegraphic Transfer – phương thức thanh toán quốc tế, bên mua hàng yêu cầu ngân hàng chuyển một khoản tiền cho bên bán hàng bằng phương tiện chuyển tiền) trước khi nhận được hàng.
Liên quan đến phương thức thanh toán với khách hàng, đại diện Thương vụ Việt Nam tại Algeria khuyến cáo, DN nên sử dụng L/C không hủy ngang có xác nhận của ngân hàng uy tín châu Âu hoặc châu Mỹ. Đề nghị khách hàng trả trước (đặt cọc) ít nhất là 40-50% giá trị tiền hàng, không chấp nhận phương thức trả chậm. Tuyệt đối không nên sử dụng hình thức thanh toán D/A (nhờ thu chấp nhận chứng từ) bởi một khi khách hàng đề nghị hình thức thanh toán này, rất có thể DN xuất khẩu sẽ bị mất hàng.
Cha ông ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, do vậy, DN cần thực hiện biện pháp theo dõi và nghiên cứu kỹ về đối tác trước khi hợp tác, làm ăn. Thực tế nhiều DN vẫn rất thờ ơ và gần như không biết gì về Luật Thương mại quốc tế hay dựa vào luật sư để soạn thảo hợp đồng. Hơn nữa, khi ký kết hợp đồng với đối tác, đặc biệt là DN nước ngoài, nhiều DN còn không đọc kỹ hợp đồng hoặc không hiểu thuật ngữ quốc tế mà họ sử dụng, dẫn đến dễ bị thua kiện trong các vụ tranh chấp. Do đó, các DN được khuyến cáo là nên có đội ngũ tư vấn pháp luật chuyên nghiệp để hỗ trợ.
Về vấn đề này, ông Phạm Xuân Pha, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất XNK Phương Thanh (DN chuyên XK hàng thủ công mỹ nghệ) chia sẻ, chi phí để thuê luật sư theo sát các hợp đồng của DN là không nhỏ. Vì thế, Công ty chỉ thuê kiểm soát và hướng dẫn trong thời gian đầu hoạt động, sau đó những người thực hiện trong Công ty sẽ tự trau dồi kiến thức để giao dịch với DN nước ngoài. Theo vị này, điều quan trọng là DN phải làm ăn chân chính, thực hiện từng bước theo đúng hợp đồng và quy định pháp luật, không vì lợi ích trước mắt mà ảnh hưởng đến cả quá trình hoạt động sau này. Tuy vậy, các DN cũng đồng tình quan điểm cho rằng, có luật sư đứng ra đảm bảo, cộng thêm hệ thống khách hàng thân thiết lâu năm thì DN cũng yên tâm phần nào trước sự phức tạp của vấn đề tranh chấp thương mại quốc tế.
Tháng 8/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định về hỗ trợ pháp lý cho DN nhỏ và vừa. Theo đó, DN siêu nhỏ được hỗ trợ 100% chi phí tư vấn pháp luật, nhưng không quá 3 triệu đồng/năm; DN nhỏ được hỗ trợ tối đa 30% chi phí, nhưng không quá 5 triệu đồng/năm; DN vừa được hỗ trợ tối đa 10% chi phí, nhưng không quá 10 triệu đồng/năm... Đến nay, hoạt động này đã có những kết quả nhất định, giúp các DN có thêm điều kiện để đối phó với những rủi ro trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, lại đang chịu ảnh hưởng từ tình hình đại dịch. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, DN Việt Nam rất cần sự đồng hành và hỗ trợ của các tổ chức chuyên môn như ngân hàng, vận tải, bảo hiểm… để hoạt động an toàn và thành công trên thị trường thế giới đầy thách thức. |
Tin liên quan
Interpol cảnh báo các băng đảng tại châu Mỹ mở rộng sang lừa đảo trực tuyến
07:55 | 13/03/2024 Nhìn ra thế giới
Covid-19 là bệnh truyền nhiễm nhóm B: Bộ Y tế hướng dẫn thanh toán chi phí điều trị
10:00 | 02/11/2023 Sự kiện - Vấn đề
Học viện Tài chính giành giải Nhất cuộc thi ESG Challenge 2023
10:16 | 04/12/2023 Chứng khoán
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
11:28 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
09:59 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel nâng băng thông internet cáp quang lên tới 50%
09:16 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Bùng nổ" bán lẻ hàng không với những dịch vụ mới
00:00 | 08/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bổ nhiệm bà Trần Minh Huệ giữ chức Phó Tổng Biên tập Tạp chí Reatimes
20:01 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hàng hóa qua cảng Chu Lai lập đỉnh trong tháng 10/2024
15:40 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
5 năm liên tiếp, SHB trong TOP 50 doanh nghiệp lợi nhuận xuất sắc Việt Nam
15:26 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nhiều đơn hàng, may Sông Hồng thu lãi kỷ lục
09:00 | 07/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences: 3 giá trị sống tạo hấp lực với khách mua
16:12 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Gần 8,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng 10/2024
15:46 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Nestlé Việt Nam được vinh danh là “Nhà quảng cáo của năm”
15:13 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hệ thống Tập đoàn GELEX có 4 Thương hiệu quốc gia 2024
09:14 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
IPPG “bắt tay” với Tập đoàn Miễn thuế Trung Quốc hút khách mua sắm
08:53 | 06/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Doanh nghiệp Đài Loan và Việt Nam mở rộng cơ hội phát triển bền vững ngành nước
Một doanh nghiệp chào bán hơn 1 tấn khô bò “bốn không”
Ngành Thuế thu ngân sách tăng 16%
BAC A BANK tài trợ 6 dự án truyền tải điện của EVN NPT
Hé lộ hình ảnh lô xe Omoda C5 đầu tiên nhập khẩu vào Việt Nam
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK