EU chật vật với cuộc khủng hoảng di cư
EU nhấn mạnh sự cần thiết của việc di cư an toàn và hợp pháp Châu Âu trước nỗi ám ảnh mới về người di cư Châu Âu đối mặt với bóng ma khủng hoảng di cư mới |
Dòng người di cư đến châu Âu |
Các quốc gia như Pháp, Áo, Hà Lan và Anh đang nỗ lực ngăn chặn những người di cư bằng các biện pháp cứng rắn. Anh thậm chí cảnh báo thuê Rwanda xử lý đơn xin tị nạn. Anh đã ký một thỏa thuận với Rwanda để chuyển người nhập cư trái phép sang quốc gia Đông Phi này với mục đích làm mất động cơ của những người vượt biên trái phép chỉ nhằm được định cư ở Anh.
Đan Mạch thất bại trong nỗ lực mở một trung tâm tị nạn ở Rwanda, tuy nhiên Chính phủ nước này đã thực hiện các thủ tục xin tị nạn hạn chế hơn trong những năm gần đây. Đan Mạch cũng duy trì kiểm tra biên giới với Đức trong nhiều năm.
Do vị trí địa lý, người di cư có xu hướng đến các nước EU đầu tiên như Italy, Hy Lạp, Malta, Cyprus, Croatia và gần đây là Ba Lan. Các nước này đang tìm cách áp các quy định khó khăn nhất đối với người di cư khi nhập cảnh vào nước đầu tiên. Một số biên giới bên ngoài EU đã bị đóng cửa. Điều này đồng nghĩa với việc chỉ còn duy nhất con đường biển nguy hiểm để đến EU hoặc cố tình vào khối bằng máy bay với thị thực thật hoặc giả. Đóng cửa khối theo cách này được gọi là “bảo vệ biên giới bên ngoài của EU” và được các Bộ trưởng Nội vụ EU ủng hộ.
Nhằm ngăn dòng người di cư đổ về qua ngả Địa Trung Hải, Italy buộc phải từ chối các tàu cứu hộ tư nhân đưa những người mắc kẹt đến các cảng của nước này. Nhưng hiện Italy vẫn đang vật lộn với làn sóng di cư bất chấp nguy hiểm, vượt biển vào quốc gia cửa ngõ EU này. Đây cũng là lý do Chính phủ Italy muốn Tunisia ngăn người di cư lên các tàu tới EU ngay từ đầu. Số người tìm cách từ Tunisia đến Italy tăng gấp 10 lần trong năm nay.
Trong khi đó, lực lượng biên phòng Hy Lạp, Croatia và Ba Lan đang dùng đến các biện pháp trục xuất để đẩy lùi những người di cư mới đến. Những người bị bắt sẽ bị buộc phải trở lại nước mà họ đến từ đó. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng bác bỏ việc thực hiện các hành vi trên, cho rằng những biện pháp này bị cấm theo luật pháp châu Âu và quốc tế.
Năm 2022, Cơ quan Bảo vệ Biên giới và Bờ biển châu Âu (Frontex) ghi nhận khoảng 330.000 lượt vượt biên trái phép, mức cao nhất kể từ năm 2016, thời điểm khối này đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng người di cư. Năm 2023, Frontex dự đoán số người vượt biên trái phép có thể tăng cao hơn nữa do lượng người di cư qua tuyến đường Địa Trung Hải đến Italy tăng gấp ba lần vào mùa Xuân năm nay. Do đó, một số quốc gia thành viên EU và các thành viên cũ như Anh đang nỗ lực áp dụng các luật, quy định và thủ tục tị nạn chặt chẽ hơn để ngăn chặn dòng người di cư đến những nước này.
Tin liên quan
Doanh nghiệp châu Âu kỳ vọng thủ tục hành chính đơn giản hoá nhờ sắp xếp, tinh gọn bộ máy
09:53 | 09/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dịch cúm mùa Đông lan rộng khắp châu Âu, hàng chục nghìn ca mắc bệnh
08:50 | 06/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hy vọng nào giúp “Lục địa già” chuyển mình
06:29 | 01/01/2025 Nhìn ra thế giới
Tổng thống Trump tuyên bố bắt đầu kỷ nguyên vàng cho nước Mỹ
10:23 | 21/01/2025 Nhìn ra thế giới
Ông Trump cam kết “thay đổi lịch sử” ngay ngày đầu nhậm chức
08:55 | 20/01/2025 Nhìn ra thế giới
“Trung-Nhật đang ở giai đoạn then chốt trong tiến trình cải thiện quan hệ”
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Mỹ: Lạm phát cao, Fed có thể hãm phanh lộ trình hạ lãi suất
15:12 | 16/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hai kịch bản kinh tế khác biệt cho ông Donald Trump
11:14 | 15/01/2025 Nhìn ra thế giới
Chuyên gia Mỹ đánh giá tổn thất của Ukraine khi ngừng trung chuyển khí đốt Nga
09:25 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Cuba và Bolivia chính thức trở thành các quốc gia đối tác của BRICS
09:13 | 03/01/2025 Nhìn ra thế giới
Biến đổi Khí hậu và AI là ưu tiên của Brazil khi đảm nhận chức chủ tịch BRICS
09:07 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Nga ngừng trung chuyển khí đốt qua Ukraine: Ba Lan, Slovakia phản ứng trái chiều
09:06 | 02/01/2025 Nhìn ra thế giới
Hải quan Hoa Kỳ thu giữ lô hàng giả giá trị 18 triệu USD
17:18 | 31/12/2024 Hải quan thế giới
Kinh tế thế giới năm 2025 được dự báo tiếp tục có nhiều thách thức
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Tổng Thư ký Liên hợp quốc gửi thông điệp đoàn kết trong Năm mới 2025
11:07 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
LNG - quân bài trong tranh chấp thương mại quốc tế
09:27 | 31/12/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
Chi 380 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa, Trung Quốc chiếm hơn 1/3
Xuất khẩu lập đỉnh hơn 400 tỷ USD, nhóm hàng nào đóng góp nhiều nhất?
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
Cơ hội nào cho xuất khẩu cá tra sang EU năm 2025?
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics