Châu Âu đối mặt với bóng ma khủng hoảng di cư mới
‘Hành trình’ Afghanistan của 4 đời Tổng thống Mỹ | |
Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc họp phiên đặc biệt về Afghanistan | |
Nguyên nhân “bóng ma” Covid-19 trở lại châu Á |
Người dân Afghanistan chầu chực tại sân bay Kabul để chờ được giải cứu. |
Trên thực tế, không phải EU mà chính Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đứng ra điều phối các hoạt động giải cứu tại thủ đô Afghanistan. Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết: “Các nước đồng minh đang làm việc không mệt mỏi để duy trì hoạt động tại sân bay Kabul. Khoảng 800 người làm việc cho NATO vẫn đảm bảo các chức năng quan trọng, bao gồm không lưu, quản lý nhiên liệu và thông tin liên lạc bên cạnh các binh sĩ Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Pháp và những nước khác có mặt tại đó”. Tuy nhiên, vẫn còn câu hỏi đặt ra cho số phận của những nhân viên người Afghanistan còn kẹt lại "Vương quốc Hồi giáo Afghanistan" - như những chủ nhân mới tại Kabul đã đổi tên - và của những người muốn chạy trốn khỏi nơi này. Tất nhiên, mọi ánh mắt đều đổ dồn về Brussels và nhìn chung, người ta đều được nghe những giọng điệu ủng hộ.
Trong một tuyên bố chung với 40 quốc gia khác, đã có 25 thành viên EU bày tỏ sự "sẵn sàng giúp đỡ" người dân Afghanistan, những người "xứng đáng được sống trong an toàn, an ninh và phẩm giá". Tuy nhiên, báo chí EU khẳng định thông điệp này "không phải là lời mời người dân Afghanistan đến với châu Âu". Thực chất nó không che đậy được nỗi lo sợ trong tâm can các nước châu Âu: lo sợ nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng di cư có thể xảy ra trong tương lai cận kề.
Nước Pháp cho rằng "bối cảnh cực kỳ tồi tệ ở Kabul đòi hỏi phải có sự phối hợp của châu Âu", đồng thời nhấn mạnh các nước phải có "trách nhiệm lường trước các làn sóng di cư có thể xảy ra". Rõ ràng châu Âu từ chối để xảy ra tình trạng tương tự như năm 2015-2016, khi 2,6 triệu người Syria và Iraq tìm cách tị nạn ở châu Âu.
Chuyên gia thuộc Viện quan hệ quốc tế Pháp (IFRI) Mathieu Tardis nhận định nỗi sợ hãi của EU phần nhiều là do các thành viên không thể thống nhất với nhau trong vấn đề cải cách chính sách tị nạn và di cư của liên minh, cũng như chưa thể điều chỉnh khả năng tiếp nhận của mình. Hơn nữa, những chia rẽ năm 2016 vẫn chưa được giải quyết và không ai muốn khơi lại vấn đề này.
Vì vậy, không quốc gia nào muốn mở biên giới. Điều này đặc biệt đúng đối với các quốc gia thuộc tuyến đầu phải bất đắc dĩ nghênh đón những dòng người di cư. Bộ trưởng Bộ Di trú Hy Lạp Notis Mitarachi đã kêu gọi EU cần đưa ra một chính sách ứng phó chung và tuyên bố thẳng thừng: “Chúng tôi sẽ không và không thể là cửa ngõ vào châu Âu cho những người tị nạn và di cư cố tìm cách đến EU”.
Tuy vậy, vẫn có những ý kiến khẳng định cánh cửa đón tiếp không đóng lại hoàn toàn đối với những người di cư. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết: “Trong lần thứ hai, chúng tôi có thể suy nghĩ xem liệu những người đặc biệt dễ bị tổn thương có thể đến châu Âu một cách có kiểm soát và có sự hỗ trợ hay không”.
Brussels hy vọng sẽ thuyết phục được các quốc gia thành viên tăng số địa điểm tái định cư cho những người Afghanistan đang tìm kiếm sự bảo vệ của quốc tế. Tuy nhiên, trọng tâm hiện nay là tiến hành các hoạt động trợ giúp dưới hình thức viện trợ nhân đạo. Mục đích là trước tiên phải đưa sự hỗ trợ này đến được Afghanistan, trong khi EU kêu gọi Taliban cho phép tiếp cận các nhân viên cứu trợ bản địa. Và trên hết, hoạt động hỗ trợ cũng phải được đưa đến các quốc gia láng giềng sẽ chào đón người tị nạn, đặc biệt là Iran, Pakistan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, ngoài lời nói, cho đến nay vẫn chưa có bất cứ quyết định chính thức nào được đưa ra.
Tin liên quan
Khủng hoảng di cư "rình rập" các nước phát triển
08:00 | 08/05/2024 Nhìn ra thế giới
Mỹ tái khẳng định quan điểm đánh giá Taliban dựa trên hành động
09:15 | 11/10/2021 Nhìn ra thế giới
Liên hợp quốc: Khủng hoảng nhân đạo ngày càng trầm trọng ở Afghanistan
09:17 | 07/10/2021 Nhìn ra thế giới
Điểm nổi bật của Hội nghị Công nghệ WCO năm 2024 tại Brazil
09:38 | 22/11/2024 Hải quan thế giới
Lãnh đạo hai nước Nga-Iraq điện đàm thảo luận về hợp tác thương mại
09:17 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tín hiệu đáng khích lệ cho ngành bán lẻ Trung Quốc
08:22 | 22/11/2024 Nhìn ra thế giới
Brazil và Trung Quốc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược
09:01 | 21/11/2024 Nhìn ra thế giới
Nga phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi với nhiều yếu tố mới
09:31 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
BRICS PAY - thách thức của mạng lưới SWIFT
08:42 | 20/11/2024 Nhìn ra thế giới
1.000 kg methamphetamine giấu trong lô hàng ớt
07:51 | 20/11/2024 Hải quan thế giới
Tỷ lệ thanh toán bằng đồng ruble trong hoạt động thương mại của Nga tăng kỷ lục
09:20 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Đồng USD dưới thời Donald Trump 2.0 - vấn đề nan giải cho phần còn lại của thế giới
07:51 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
Tác dụng ngược từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:49 | 19/11/2024 Nhìn ra thế giới
(INFOGRAPHICS) Hội nghị thượng đỉnh G20: Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững
10:01 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
Lạm phát tại Anh có khả năng tăng vượt mục tiêu 2% của BoE
09:08 | 18/11/2024 Nhìn ra thế giới
APEC 2024: Hàn-Mỹ-Nhật nhấn mạnh cam kết tăng cường hợp tác
09:04 | 17/11/2024 Nhìn ra thế giới
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics