Duy trì cải cách trong Covid-19, nhưng doanh nghiệp vẫn còn bị "phiền hà"
Nhiệt kế về niềm tin kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân qua các kỳ điều tra PCI. |
Giải quyết thủ tục hành chính hiệu quả hơn
Về môi trường kinh doanh, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận xét, kết quả phân tích dữ liệu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 nhìn chung cho thấy hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính tiếp tục đã được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây. Cụ thể, 87% doanh nghiệp đồng ý rằng “cán bộ giải quyết công việc hiệu quả”; 75% doanh nghiệp đồng tình với nhận định “doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần để hoàn tất thủ tục.”
Nói cụ thể hơn về vấn đề này, ông Thân Đức Việt, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần May 10 cho hay, các địa phương cũng như nhiều cơ quan bộ, ngành đã có nhiều cải thiện về thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Trong đó, các thủ tục về thuế, hải quan đã có nhiều cải thiện nhất, với chính sách về thuế đơn giản hơn khi đã thực hiện hóa đơn điện tử; các thủ tục thông quan cũng được đẩy nhanh, nhất là khi Công ty May 10 đã được cơ quan Hải quan công nhận là doanh nghiệp ưu tiên gần 10 năm qua, giúp doanh nghiệp không chỉ giảm thời gian mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí về nhân lực, vận chuyển…
“Trước kia, trung bình một lô hàng mất từ 1-3 ngày để được thông quan thì nay chỉ còn mất khoảng vài giờ. Vì thế, những cải cách của ngành Hải quan đã giúp sức rất nhiều cho doanh nghiệp Việt Nam nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng cũng như kịp thời về nguyên phụ liệu cho sản xuất”, ông Thân Đức Việt nhấn mạnh.
Tuy nhiên, một số thủ tục hành chính còn gây phiền hà, khó khăn cho việc tuân thủ của doanh nghiệp như thủ tục trong các lĩnh vực về đất đai, xây dựng, phòng chống cháy nổ... Nguyên nhân có thể là do các cơ quan chính quyền phải tập trung để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nên nguồn lực và năng lực bị phân tán trong thời gian dịch bệnh.
“Chỉ 38,9% doanh nghiệp không gặp khó khăn gì khi thực hiện thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện và 43,4% doanh nghiệp cho biết thời gian giải quyết thủ tục không kéo dài hơn so với quy định”, ông Đậu Anh Tuấn nêu rõ.
Vì thế, các doanh nghiệp kiến nghị, các chính quyền tỉnh, thành phố cần phải tiếp tục cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính đặc biệt là các thủ tục cấp phép kinh doanh, thủ tục hành chính về đất đai và sự thuận lợi trong tiếp cận đất đai. Trong bối cảnh mới, chính quyền các tỉnh cần tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn các doanh nghiệp khai thác cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế cũng như có chương trình hỗ trợ hiệu quả các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Doanh nghiệp tư nhân đang cảm thấy bất an hơn
Năm 2021, các doanh nghiệp Việt Nam cũng như nền kinh tế đã bị tổn thương nghiêm trọng do những làn sóng mới của đại dịch Covid-19. Vì thế, điều tra PCI 2021 cho thấy, 5 vấn đề khó khăn lớn nhất mà các doanh nghiệp gặp phải bao gồm: tìm kiếm khách hàng, tiếp cận vốn, biến động thị trường, tìm kiếm nhân sự thích hợp và tìm kiếm đối tác kinh doanh.
Do vậy, tỷ lệ doanh nghiệp có ý định mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh chỉ ở mức 34%, tiếp tục giảm so với giá trị tương ứng 41% của năm 2020. Kết quả này tương đương với năm 2012 và chỉ cao hơn 2 điểm phần trăm so với năm 2013 – năm mà mức độ lạc quan của doanh nghiệp Việt Nam xuống thấp nhất trong vòng hơn một thập kỷ qua. Cũng trong năm 2021, lần đầu tiên có đến 16,59% doanh nghiệp báo cáo dự định giảm quy mô kinh doanh hoặc đóng cửa doanh nghiệp. Đây là mức cao nhất trong lịch sử 17 năm tiến hành PCI.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, Covid-19 là thách thức đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong năm 2021 khi gần 120.000 doanh nghiệp tư nhân trong nước rút khỏi thị trường - tỷ lệ cao hơn 17,8% so với năm 2020.
Nguồn: PCI 2021 |
Trong khi đó, điều tra PCI đã chỉ ra những tác động đến từng nhóm doanh nghiệp khác nhau. Cụ thể, các doanh nghiệp xuất khẩu cho biết gặp nhiều khó khăn hơn trong việc quản lý và tham gia vào chuỗi cung ứng cũng như tiếp cận khách hàng quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu cũng có khó khăn trong việc duy trì nhân sự.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có nhiều quan ngại về thiếu hụt dòng tiền, nhưng tập trung nhiều hơn ở các doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ít bị ảnh hưởng hơn do họ thường có khối lượng bán hàng cao hơn, cơ sở khách hàng đa dạng hơn và có khả năng tiếp cận các nguồn vốn và tài chính thay thế.
Từ thực trạng này, báo cáo PCI đưa ra nhận định, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cảm thấy bất an hơn đáng kể so với doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp xuất khẩu dường như đang phục hồi nhanh hơn và lạc quan hơn về tương lai, song các doanh nghiệp tư nhân xuất khẩu có thể cần được hỗ trợ bởi các chương trình hỗ trợ được thiết kế phù hợp hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cần “tự thân vận động” để tăng cường các cơ hội, trong đó cần chú trọng về chuyển đổi số, tự động hóa.
Với năm 2022, theo ông Đậu Anh Tuấn, việc Việt Nam đã chính thức chuyển chính sách phòng chống dịch sang “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19” với trọng tâm khôi phục lại các hoạt động huyết mạch của nền kinh tế như lưu thông, vận chuyển hàng hóa, hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… Những chuyển động chính sách này đã bắt đầu phát huy hiệu quả, cho phép chúng ta có thể dự báo nhiệt kế doanh nghiệp PCI trong năm tiếp theo sẽ có sự khởi sắc đáng kể.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Thẻ tín dụng quốc tế SHB được vinh danh “Sản phẩm với phong cách sống nổi bật”
13:41 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hơn 100 ca mổ não, tủy sống bằng Robot AI thành công tại Việt Nam
10:25 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Triển khai dịch vụ xác thực điện tử qua VNeID trên ứng dụng Agribank Plus
09:09 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất nhập khẩu xác lập kỷ lục mới
08:54 | 24/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
14:18 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
13:40 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sau châu Á, Viettel High Tech tiếp tục mở rộng tại thị trường châu Mỹ
11:24 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024
10:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Agribank quyết liệt đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu dân cư theo Đề án 06
08:46 | 23/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Xuất khẩu dừa bước vào chu kỳ tăng tốc
09:52 | 22/12/2024 Kinh tế
Ngân hàng vẫn “loay hoay” tìm công cụ xử lý nợ xấu
09:52 | 22/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Quản lý hiệu quả thuế, kiểm toán và thủ tục hải quan trong bối cảnh chuyển đổi số
08:40 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vinh danh các sản phẩm, công trình hiệu quả năng lượng năm 2024
21:40 | 20/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Năm 2025, mục tiêu sản xuất công nghiệp tăng khoảng 9-10%
TP Hồ Chí Minh tìm giải pháp phát triển nguồn nhân lực AI
Hải quan Hà Nội: 92% hồ sơ kiểm tra sau thông quan phát hiện vi phạm
Nguy cơ người nước ngoài câu kết sản xuất ma túy ở nước ta rất cao
Đảng bộ cơ quan Tổng cục Hải quan hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics