Đường dây buôn lậu, chiếm đoạt hơn 500 tỷ đồng hoàn thuế được điều hành như thế nào?
Doanh nghiệp nộp hơn 1,4 tỷ đồng nợ thuế sau khi giám đốc bị hoãn xuất cảnh | |
Triệt phá nhiều đường dây buôn lậu quy mô lớn | |
Doanh nghiệp nợ hơn 1 tỷ đồng tiền thuế, giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh |
Các đối tượng sản xuất linh kiện điện tử giả, sau đó mua bán lòng vòng rồi xuất khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế. Ảnh: ST |
Đường dây phạm tội quy mô lớn
Vào tháng 9/2019, trong quá trình triển khai các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan tại địa bàn sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TPHCM), Đội Kiểm soát chống buôn lậu khu vực miền Nam (Đội 3, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan) phát hiện một số doanh nghiệp có số lượng hàng xuất khẩu và trị giá rất cao, có nhiều dấu hiệu bất thường, nghi vấn vi phạm pháp luật. Theo đó, Cục Điều tra chống buôn lậu đã chủ động chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiến hành thu thập hồ sơ, xác minh thông tin đối với các DN có nghi vấn. Từ đây, hàng loạt hành vi như buôn lậu, mua bán hàng hóa lòng vòng, đẩy giá hàng hóa lên cao để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT, giao dịch chuyển tiền trái phép qua biên giới… của nhiều DN dần lộ diện. Cục Điều tra chống buôn lậu đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) - Bộ Công an để mở rộng điều tra, qua đó lật tẩy một đường dây tội phạm có quy mô đặc biệt lớn.
Kết quả điều tra đã xác định, từ năm 2016 đến năm 2020, Trịnh Tiến Dũng (đang trốn truy nã) chỉ đạo việc thành lập, sử dụng nhiều DN ở trong và ngoài nước. Theo chỉ đạo, điều hành của Trịnh Tiến Dũng, các công ty trong nước mua bán hàng hóa với nhau để hợp thức việc nâng khống giá trị hàng hóa. Sau đó các công ty trong nước lập hồ sơ bán hàng đã được nâng khống giá trị cho các công ty ở nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ nước ngoài về Việt Nam hoặc lập hồ sơ mua hàng có giá trị cao của công ty nước ngoài để hợp thức việc chuyển tiền trái phép từ Việt Nam ra nước ngoài. Bằng thủ đoạn này, Trịnh Tiến Dũng và các đồng phạm đã vận chuyển hơn 1.760 tỷ đồng từ Việt Nam ra nước ngoài và ngược lại, thu lợi bất chính 5,3 tỷ đồng phí dịch vụ.
Để tạo nguồn hàng xuất khẩu, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo việc làm giả linh kiện điện tử có dung lượng, tốc độ cao từ các loại linh kiện dung lượng, tốc độ thấp hoặc không có nguồn gốc xuất xứ; làm giả đĩa CD, DVD chứa phần mềm Rom Adobe Creative Suite 6 Design & Wen Education Edition Academic ID required giả. Kết quả giám định xác định số hàng giả tương đương với lượng hàng thật có trị giá 986 tỷ đồng. Số hàng giả này hợp thức cho hàng hóa xuất khẩu cho các công ty khác nhau nhưng đều được vận chuyển đến Campuchia hoặc Hồng Kông sau đó quay vòng về Việt Nam (gửi lẫn với hàng hóa nhập khẩu khác hoặc thuê xe khách vận chuyển bằng đường bộ từ Campuchia).
Trịnh Tiến Dũng cư trú tại Mỹ từ năm 2019. Để chỉ đạo điều hành các đồng phạm ở trong nước, Dũng cho thành lập nhiều nhóm chat trên ứng dụng WhatsApp, có sự tham gia của Dũng. Các nhóm này gồm: Nhóm “Thẻ xanh” để trao đổi việc làm giả, công chứng các CMND giả, làm thủ tục thành lập Công ty, mở tài khoản tại ngân hàng...; nhóm “Mr Phi”, “QTQĐ”, “Giao hàng Satra”, “PO Satra” để trao đổi việc sử dụng công ty ở nước ngoài đặt hàng mua linh kiện điện tử của các Công ty Nhà Thủ Đức (Thuduc House), Sài Gòn Tây Nam, Hoàng Nam Anh, xác định giá trị hợp đồng, tỷ giá đồng USD và Việt Nam đồng để quy đổi.
Ngoài ra, còn có nhóm “Hillsound- CPL”, nhóm “XNK” để trao đổi về việc làm thủ tục nhập khẩu, chỉnh sửa hồ sơ nhập khẩu. Các nhóm phục vụ việc vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới như: “DV Chuyen tien” cập nhật thông tin khách hàng nhận tiền tại nước ngoài; nhóm “TTNN-All cty” cập nhật thông tin các khoản tiền mà công ty trong nước thanh toán với các công ty ở nước ngoài và ngược lại, nhóm khách hàng vận chuyển tiền (“THUY ST”, “Thuy OC-BOB”, “KHANH ZOTAC”, “KENHAI IPHONE”, “LE NGUYEN”, “CRYPTO”, “DL”, “NHI CHUYEN TIEN”) để nhận thông tin và cập nhật việc chuyển tiền.
Thủ đoạn chiếm đoạt hàng trăm tỷ tiền hoàn thuế
Trong thời gian từ đầu năm 2018 đến tháng 5/2020, Trịnh Tiến Dũng chỉ đạo các đồng phạm dùng thủ đoạn gian dối thông qua việc sản xuất, sử dụng hàng giả, hàng nhái, hàng đã qua sử dụng thực hiện mua bán lòng vòng, nâng giá lên nhiều lần. Các đối tượng còn làm, sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ không hợp pháp của cơ quan Nhà nước và việc thành lập, sử dụng các công ty ma thực hiện thủ tục mua bán, xuất khẩu hàng hóa, lập hồ sơ để các Công ty Nhà Thủ Đức, Công ty Sài Gòn Tây Nam và Công ty Hoàng Nam Anh mua linh kiện điện tử của các công ty do Dũng thành lập, chỉ đạo hoạt động ở trong nước sau đó xuất khẩu cho các công ty nước ngoài do Dũng điều hành.
Sau khi nhận được tiền hàng và 10% tiền thuế GTGT từ các công ty: Nhà Thủ Đức, Sài Gòn Tây Nam và Hoàng Nam Anh, Dũng chỉ đạo chuyển tiền lòng vòng qua các công ty "ma" để rút tiền mặt, sau đó cho các công ty ngừng hoạt động hoặc lập khống hồ sơ kê khai hàng hóa đầu vào để khấu trừ thuế, qua đó chiếm đoạt toàn bộ 538 tỷ đồng tiền thuế GTGT đã được hoàn của các thương vụ nói trên.
Từ tháng 8/2019 đến tháng 10/2020, Trịnh Tiến Dũng còn chỉ đạo các đồng phạm sử dụng pháp nhân của Công ty Indo Vian, Công ty Hà Giang (là 2 công ty do Dũng thành lập, điều hành) đứng tên mở tờ khai nhập khẩu, thay đổi tên hàng, khai báo giảm số lượng, giảm giá trị hàng hóa để nhập khẩu trái phép 39 lô hàng điện tử với tổng trị giá 72,6 tỷ đồng, thu lợi bất chính gần 5,3 tỷ đồng. Trong số này có 25 lô hàng trị giá 49,4 tỷ đồng, nhưng khai báo không đúng tên hàng, số lượng và trị giá hàng hóa, với tổng trị giá chỉ ở mức chưa tới 3 tỷ đồng; 14 lô hàng trị giá 25,4 tỷ đồng nhưng khai báo trị giá chỉ 2,2 tỷ đồng, giảm hơn 23 tỷ đồng so với thực tế.
Hiện Trịnh Tiến Dũng đã bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã và thông báo truy nã quốc tế của Interpol nhưng không có kết quả. Do đó, Cơ quan điều tra đã ra quyết định tách vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”, “Buôn lậu”, “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan tổ chức” và một số sai phạm khác liên quan đến Trịnh Tiến Dũng. Đồng thời ra quyết định tạm đình chỉ điều tra vụ án đối với bị can, quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi nào bắt được Trịnh Tiến Dũng sẽ phục hồi điều tra và xử lý.
Theo kế hoạch, từ ngày 6/6/2023, TAND TPHCM sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 67 bị cáo liên quan đến vụ án do Trịnh Tiến Dũng cầm đầu. Các bị cáo bị đưa ra xét xử về các tội: “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, “Sản xuất buôn bán hàng giả”, “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới”, “Vi phạm quy định về quản lý tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, “Buôn lậu”, “Nhận hối lộ”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan tổ chức” và “Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 10/7 với gần 250 người có quyền và nghĩa vụ liên quan và 55 luật sư tham gia bào chữa.
Tin liên quan
Tăng cường chống buôn lậu, vận chuyển trái phép lợn
09:46 | 18/11/2024 An ninh XNK
Giải đáp thắc mắc về khai bổ sung sau hoàn thuế
16:40 | 11/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
Biên phòng mở đợt cao điểm trấn áp tội phạm dịp cuối năm
09:56 | 07/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu cá vận chuyển 55.000 lít dầu DO trái phép
11:46 | 23/11/2024 An ninh XNK
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
08:16 | 23/11/2024 An ninh XNK
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
20:15 | 22/11/2024 An ninh XNK
Chuyến “xuất ngoại” không hẹn ngày về
08:16 | 22/11/2024 An ninh XNK
Hải quan kiểm soát chặt các chiêu trò trốn thuế trong nhập khẩu thép
20:17 | 21/11/2024 An ninh XNK
35 tấn đường lậu trên xe ô tô chạy tuyến Bắc- Nam
19:33 | 21/11/2024 An ninh XNK
Lĩnh án 3 năm tù vì vận chuyển sừng tê giác, vảy tê tê
16:32 | 21/11/2024 An ninh XNK
Hợp lực triệt phá nhiều đường dây tội phạm ma tuý lớn
16:15 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tổng kết Chuyên án A724p: Hiệu quả từ công tác hiệp đồng phối hợp
10:43 | 21/11/2024 An ninh XNK
Tạm giữ hơn 25 tấn vải may mặc không hóa đơn, chứng từ
09:28 | 20/11/2024 An ninh XNK
12 hành động cấp bách để bảo vệ động vật hoang dã
08:00 | 20/11/2024 An ninh XNK
Chống buôn lậu thuốc lá trong bối cảnh tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt
20:44 | 19/11/2024 An ninh XNK
Cảnh sát biển bắt giữ tàu vận chuyển trái phép khoảng 75.000 lít dầu DO
15:01 | 19/11/2024 An ninh XNK
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Mạnh tới 398 mã lực Range Rover Velar 2024 có giá từ 3,7 tỷ đồng
Quan hệ Việt Nam-Malaysia phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới
36 tỷ USD kinh tế internet
Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7 sẽ vinh danh 58 bộ sách, cuốn sách
Quốc hội yêu cầu sớm quy định về mức thuế cao với người nhiều nhà đất
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics