Đưa hàng Việt vươn xa bằng công cụ quyền sở hữu trí tuệ
Ông có đánh giá như thế nào về vấn đề sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam hiện nay?
Sở hữu trí tuệ hiện đang là vấn đề nóng không chỉ ở trong nước mà cả thị trường quốc tế, nhất là đối với các sản phẩm nông sản. Vấn đề bảo hộ pháp lý là công cụ để tiến xa hơn và xây dựng được thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Do đó, cần tránh tình trạng “mất bò mới lo làm chuồng”, DN cần có biện pháp đăng ký, bảo hộ và có biện pháp quản lý, khai thác cũng như bảo vệ quyền một cách thích hợp. Đặc biệt, câu chuyện cà phê Buôn Ma Thuột bị đăng ký trước ở Trung Quốc, hay cà phê Trung Nguyên bị đăng ký ở thị trường Mỹ, kẹo dừa Bến Tre tại thị trường Thái Lan… là những bài học đã từng xảy ra đối với nông sản Việt Nam.
Với trong nước, chúng tôi rất quan tâm tới sở hữu trí tuệ vì đây là những tài sản có giá trị lớn. Có những thương hiệu được định giá khá cao như Viettel khoảng 2,6 tỷ USD, Vinamilk khoảng 1,8 tỷ USD… thì chắc chắn phải có những biện pháp đầy đủ để bảo vệ được quyền sở hữu các thương hiệu này đồng thời sử dụng và khai thác nó như những công cụ quảng bá và truyền thông tốt để những thương hiệu của Việt Nam có thể vươn xa, đi vào tâm trí, niềm tin của người tiêu dùng.
Có nhiều sản phẩm chất lượng tốt, nhưng vì sao số lượng đăng ký sở hữu trí tuệ để có thể xuất khẩu ra thị trường nước ngoài của Việt Nam còn ít?
Một trong những nguyên nhân chính là nhận thức của DN về sở hữu trí tuệ. Vì sở hữu trí tuệ vẫn bị coi là một vấn đề mới và hơi xa vời nên DN chưa đầu tư, chưa có bộ phận chuyên trách và cũng chưa có những chiến lược về xây dựng thương hiệu, phát triển tài sản trí tuệ dựa trên các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ.
Một nguyên nhân nữa là khả năng về tài chính của DN. DN hiện còn đang phải quan tâm rất nhiều khía cạnh khác nhau, từ quản lý điều hành, lương cho công nhân và những khó khăn khác. Trong khi việc đăng ký ở nước ngoài cũng khá tốn kém, nhất là tại các thị trường lớn như cộng đồng châu Âu hay Mỹ và cả thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… thì chúng ta cũng phải đầu tư khá nhiều chi phí. Ngôn ngữ cũng là một trong những hàng rào dẫn tới hạn chế trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ tại nước ngoài.
Với thực tế như vậy, DN Việt Nam cần thực hiện những bước như thế nào để có thể xây dựng được thương hiệu cho sản phẩm của mình?
Thứ nhất là, chúng ta cần có một chiến lược xây dựng phát triển thương hiệu đối với nông sản một cách bài bản. Chiến lược xây dựng thương hiệu phải xuất phát từ chiến lược sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường của DN và có một tầm nhìn xa.
Thứ hai là, phải có bộ phận chuyên trách về xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ để có thể tìm hiểu các thông tin thị trường, quy định pháp lý và thực hiện các biện pháp quản trị cần thiết để đăng ký.
Thứ ba là, trong xây dựng phát triển thương hiệu, chúng ta luôn quan tâm tới chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm sẽ quyết định giá trị cốt lõi của thương hiệu khi đưa ra thị trường. Với từng thị trường, DN phải có tiêu chí về chất lượng phù hợp với thị trường nước ngoài. Khi có chất lượng rồi DN mới có thể quảng cáo và truyền thông, sử dụng những hệ thống nhận diện để quảng cáo truyền thông liên tục và bài bản thì sẽ đi nhanh vào tâm trí người tiêu dùng hơn.
Ngoài ra, DN cũng cần lưu ý về thông tin của từng thị trường để xác định được nhu cầu của từng thị trường, từ đó có thể thấu hiểu thị trường và tìm ra những phương án đi nhanh, đột phá, ít tốn chi phí và bền vững.
Thưa ông, mối liên kết 4 "nhà" có vai trò như thế nào trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sản phẩm nông nghiệp?
Liên kết 4 nhà, gồm nhà nông- nhà DN- nhà quản lý - nhà khoa học có vai trò rất quan trọng. Vì chúng ta bắt buộc phải giải quyết được những khó khăn vướng mắc, khó khăn của nông sản Việt Nam như chất lượng không ổn định, chưa đầu tư cơ giới hóa nhiều, chưa tự động hóa được trong sản xuất nông nghiệp và những sản phẩm đặc thù của thị trường theo những tiêu chuẩn chất lượng khá ngặt nghèo. Đặc biệt với những biến đổi của thị trường cũng như biến đổi của tự nhiên thì chắc chắn phải có sự tham gia của các nhà khoa học. Việc liên kết 4 nhà sẽ giúp có được các điều kiện tốt từ môi trường chính sách vĩ mô, đồng thời cũng sẽ có được sự đầu tư cần thiết, bài bản từ phía các DN và các nhà nghiên cứu giúp chúng ta có sản phẩm chuẩn, có thị trường tiêu thụ, tức là có cả đầu ra và đầu vào giúp các nhà nông yên tâm áp dụng theo đúng quy trình, đúng chuẩn để đi ra thị trường trong nước cũng như quốc tế.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
15:57 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vedan Việt Nam trao tặng hơn 1.000 phần quà cho người dân có hoàn cảnh khó khăn
12:03 | 23/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
SHB dành hơn 13 tỷ đồng ưu đãi cho khách hàng mở mới và sử dụng tài khoản
17:45 | 22/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Khách hàng cá nhân hưởng lãi vay ưu đãi từ BAC A BANK dịp đầu năm 2025
16:04 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vận tải xanh và Logistics xanh mang lại lợi ích kinh tế toàn diện
10:25 | 21/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Hoa Sen Home: Dấu ấn hành trình kiến tạo hạnh phúc
08:07 | 20/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Đổi mới sáng tạo nâng tầm thương hiệu cho doanh nghiệp Việt
17:02 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Sớm khởi công nhà máy lớn, cụ thể hoá chuỗi sản xuất toàn cầu tại HANSSIP
17:01 | 19/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
ABBANK thành lập Ủy ban Chiến lược phát triển bền vững ESG
19:02 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel ra mắt gói cước 5G giá chỉ 50.000đ đáp ứng trọn vẹn nhu cầu Tết
16:45 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
BAC A BANK khai xuân với ưu đãi lãi suất dành cho khách hàng doanh nghiệp
15:19 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân Hiệp Phát mang Xuân yêu thương đến với trẻ em tỉnh Bình Dương
15:10 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel AI lọt Top 10 giải thưởng Make in Viet Nam 2024
14:35 | 16/01/2025 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan đảm bảo an ninh, an toàn trong dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ
ABBANK phát động gây quỹ 100.000 cây xanh cho người dân tỉnh Yên Bái
Giá xăng giảm nhẹ trong kỳ điều hành ngày 23/1/2025
Tạp chí Hải quan 35 năm chung sức, chung lòng với Tổng cục Hải quan
Tạp chí Hải quan 35 năm góp sức xây dựng hình ảnh Hải quan Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics