Doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường để tránh phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ
![]() |
Các chuyên gia chia sẻ về cơ hội và thách thức của doanh nghiệp trước tác động của chính sách thuế quan và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu. Ảnh: T.D |
Cơ hội trong khó khăn
Theo kết quả khảo sát Global Trade Pulse 2025 của HSBC vừa được công bố mới đây cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam đã phải đối mặt với tình trạng chi phí tăng cao hơn hẳn so với mức trung bình toàn cầu và dự kiến sẽ phát sinh thêm chi phí ngắn hạn do bất ổn thương mại.
Cụ thể, 80% doanh nghiệp Việt Nam tham gia khảo sát đã phải đối mặt với tình trạng chi phí gia tăng do biến động thuế quan và thương mại. Họ có thể sẽ phải đối mặt với chi phí tăng cao hơn trong ngắn hạn (82%) và tăng nhẹ thêm nữa trong dài hạn (75%). Tác động lên doanh thu bình quân đối với doanh nghiệp Việt Nam do chậm trễ/gián đạn chuỗi cung ứng cao hơn mức trung bình toàn cầu 2 điểm phần trăm.
Ông Surajit Rakshit, Giám đốc Toàn quốc Khối Giải pháp Thương mại Toàn cầu của HSBC Việt Nam nhận định: “Bối cảnh thuế quan và thương mại bất định trong hiện tại mang đến nhiều thách thức không nhỏ cho doanh nghiệp toàn cầu nhưng bản thân doanh nghiệp lại cho thấy sự kiên cường và khả năng thích ứng linh hoạt trong hoạt động kinh doanh”.
Bên cạnh đó, bản đồ thương mại châu Á sẽ có nhiều thay đổi lớn nếu tình hình thương mại bất ổn còn tiếp diễn, trong đó, 38% doanh nghiệp châu Á sẽ gia tăng hoạt động thương mại với Nam Á, 36% gia tăng hoạt động thương mại với châu Âu, 33% gia tăng hoạt động thương mại với Trung Đông nhưng 28% giảm hoạt động thương mại với Bắc Mỹ.
Hiện tại, vấn đề đáng quan ngại nhất với doanh nghiệp châu Á là chi phí gia tăng do thuế quan và các yếu tố liên quan đến thương mại. 34% nhóm doanh nghiệp châu Á đã điều chỉnh giá để phản ứng tình hình chi phí tăng cao, trong khi 51% có kế hoạch sẽ triển khai trong tương lai.
Thông tin tại hội thảo chuyên đề “Thuế quan Hoa Kỳ và sự dịch chuyển của chuỗi cung ứng sản xuất: Tác động tới Việt Nam” tổ chức ngày 29/5, bà Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp Điện tử Việt Nam (VEIA) cho biết, chính sách thuế quan của Hoa Kỳ đã tác động đến chi phí sản xuất, logistics và thị trường xuất khẩu của Việt Nam.
Đặc biệt, thuế quan từ Hoa Kỳ đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều công ty đa quốc gia đã chuyển một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia khác, bao gồm Việt Nam, để tránh thuế quan. Điều này tạo cơ hội cho Việt Nam phát triển các ngành công nghiệp xuất khẩu, nhưng cũng đặt ra thách thức về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực và quản lý chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp tự tin và chủ động ứng phó
Để ứng phó với bất ổn thương mại, các doanh nghiệp Việt Nam đã mang hoạt động sản xuất về lại Việt Nam (42%), dịch chuyển trọng tâm sang thị trường trong nước (41%) và gia tăng hoạt động phân tích dữ liệu (41%).
Nhìn về tương lai, các công ty Việt Nam vẫn tự tin về tăng trưởng quốc tế và nhiều doanh nghiệp tham gia khảo sát cho rằng bất ổn thương mại đã khuyến khích họ phát triển và tìm kiếm cơ hội mới. Mặc dù vậy, hơn một nửa doanh nghiệp cho biết họ cần sự hỗ trợ bên ngoài trong việc lập kế hoạch đối phó với khủng hoảng và củng cố sức bền cho doanh nghiệp.
Theo bà Hương, doanh nghiệp cần tận dụng khoảng thời gian hiện nay khi mức thuế nhập khẩu vẫn đang được duy trì ở mức 10% để tăng tốc xuất khẩu, nhất là với các đơn hàng đã ký. Ưu tiên giao hàng sớm để tránh rủi ro thuế tăng. Đồng thời, doanh nghiệp được khuyến nghị nên đàm phán ký thêm các hợp đồng ngắn hạn giao trong vòng 60–90 ngày tới. Việc tối ưu chi phí logistics như hợp tác với hãng tàu lớn, sử dụng cảng trung chuyển giá rẻ cũng là cách để giảm áp lực chi phí đầu vào.
Tuy nhiên về lâu dài, theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, tránh phụ thuộc vào thị trường Hoa Kỳ. Ví dụ như ngành dệt may vốn chịu rủi ro lớn nhất từ việc Mỹ áp thuế có thể dịch chuyển đơn hàng sang EU, nơi hàng Việt đang có lợi thế rõ rệt. Ngành điện tử có thể hướng đến Hàn Quốc, ASEAN, những thị trường quen thuộc nhưng còn nhiều dư địa.
Mặt khác, thay vì đơn độc chống chọi, doanh nghiệp Việt cần tăng cường hợp tác với các đối tác nhập khẩu từ Mỹ, cùng chia sẻ chi phí và rủi ro thuế quan. Việc vận động hành lang thông qua các hiệp hội doanh nghiệp Mỹ (như AmCham), hoặc phối hợp với các tập đoàn Mỹ tại Việt Nam để trở thành nhà cung ứng nội địa, sẽ giúp doanh nghiệp thoát dần phụ thuộc vào xuất khẩu trực tiếp.
Việc chuyển đổi sang sản xuất xanh, sử dụng nguyên liệu thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo… không chỉ đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng khắt khe của Mỹ, mà còn là cách để nâng cao hình ảnh thương hiệu.
Song song đó, đầu tư vào sản phẩm công nghệ cao như linh kiện bán dẫn, thiết bị y tế, sản phẩm AI... Những lĩnh vực Mỹ đang ưu tiên hợp tác với Việt Nam sẽ mở ra cánh cửa mới cho doanh nghiệp.
Tối ưu chuỗi cung ứng nội địa để tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm lệ thuộc nguyên liệu từ Trung Quốc, cũng giúp Việt Nam tránh cáo buộc “chuyển tải hàng hóa”.
Ngoài thuế, doanh nghiệp Việt còn có nguy cơ bị điều tra vì cáo buộc gian lận xuất xứ, vi phạm sở hữu trí tuệ, thao túng tiền tệ… Đó là lý do doanh nghiệp cần tăng cường tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về quy tắc xuất xứ, minh bạch nguồn nguyên liệu, chuẩn bị hồ sơ kiểm toán sẵn sàng.
Việc đảm bảo sản phẩm không vi phạm bản quyền, tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế sẽ giúp doanh nghiệp tránh “vấp ngã” trước các biện pháp kiểm tra kỹ thuật từ Mỹ.
Tin liên quan

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp
16:12 | 02/07/2025 Diễn đàn

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế
16:27 | 02/07/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hải quan Hà Nam đối thoại, gỡ vướng cho doanh nghiệp
09:03 | 01/07/2025 Hải quan

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch
21:00 | 02/07/2025 Xu hướng

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?
20:49 | 02/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu tại Nghệ An tăng trưởng tích cực nửa đầu năm
16:29 | 02/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Khởi công 2 công trình thuộc Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh
14:33 | 01/07/2025 Xu hướng

“Cửa sáng” cho nông sản Việt vào Nhật
13:49 | 30/06/2025 Xu hướng

Thông tư 40 mở đường tiết giảm chi phí cho doanh nghiệp xuất khẩu
13:40 | 30/06/2025 Cần biết

Giá mủ lập đỉnh: Cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt
12:30 | 28/06/2025 Xu hướng

Tìm giải pháp logistics tối ưu thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa bền vững
10:22 | 28/06/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp xuất khẩu vay vốn tăng hơn 50%
15:49 | 27/06/2025 Cần biết

Doanh nghiệp chọn “lối thoát” xuất khẩu cá ngừ
11:02 | 27/06/2025 Xu hướng

Nam Á – thị trường xuất khẩu giàu tiềm năng cho doanh nghiệp Việt
20:52 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Chưa hết nửa năm, nhập khẩu gần 100.000 ô tô
14:47 | 26/06/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Cơ hội bứt phá của cá tra Việt khi Hoa Kỳ áp mức thuế 0%
14:13 | 26/06/2025 Xu hướng
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chú trọng nâng cao năng lực chế biến sâu và bảo quản nông sản sau thu hoạch

Kịch bản nào cho xuất khẩu thủy sản nửa cuối năm?

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế
Sửa đổi Luật Thuế TNCN: Tham vấn toàn diện, đảm bảo mục tiêu trình luật đúng hạn

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

(INFOGRAPHICS): Kế hoạch hành động của Cục Thuế để phát triển kinh tế tư nhân
08:59 | 30/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Lưu ý khi làm thủ tục định danh điện tử cho doanh nghiệp, tổ chức
09:00 | 29/06/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 7 chính sách thuế nổi bật có hiệu lực từ 1/7/2025
09:17 | 27/06/2025 Infographics
Cải cách quản lý thuế hộ kinh doanh: Phân loại theo doanh thu, tăng ngưỡng chịu thuế
Sửa đổi Luật Thuế TNCN: Tham vấn toàn diện, đảm bảo mục tiêu trình luật đúng hạn

Hải quan khu vực VIII phát hiện nhiều sai phạm qua "hậu kiểm"

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng số định danh cá nhân của người đại diện làm mã số thuế

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Tài chính từ ngày 1/7/2025

Cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tái cấu trúc

Doveco: Tiên phong sản xuất xanh, khai mở tầm nhìn bền vững cho nông sản Việt

Viettel khởi công biểu tượng công nghệ mới bên sông Hàn

Batdongsan.com.vn được vinh danh là nền tảng công nghệ bất động sản số 1 Việt Nam

Hai nhà máy AI của FPT lọt TOP 500 siêu máy tính mạnh nhất thế giới

Doanh nghiệp SME siêu nhỏ được tái cấp hạn mức hoàn toàn tự động trên BIZ MBBANK

Hoá đơn trên 5 triệu đồng phải thanh toán không dùng tiền mặt mới được khấu trừ thuế

Bài 4: Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ APA: Bước tiến cải cách, kỳ vọng rút ngắn thời gian và tăng tính chủ động cho doanh nghiệp

Máy móc, thiết bị của DN chế xuất không lưu giữ tại kho thuê ngoài

Hải quan triển khai thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính

Giảm thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025 đến hết 31/12/2026

Người khai hải quan được khai bổ sung thông tin về chứng từ chứng nhận xuất xứ

Sơn La tăng tốc, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử

HanoiPrintPack 2025 quy tụ hơn 150 gian hàng

Hàng loạt thủ tục thương mại điện tử được giao về địa phương giải quyết

Thanh Hóa kiểm soát chuỗi giá trị, mở rộng thị trường số

Khuyến nghị tích hợp truy xuất nguồn gốc trực tuyến trên nền tảng thương mại điện tử

Quảng Ngãi: 300/350 sản phẩm OCOP có mặt trên sàn thương mại điện tử

Thêm một loại hình mới giúp giảm áp lực giá bất động sản vùng đô thị

Các đại dự án bất động sản: Cú hích mới cho thị trường phát triển

C.P. Việt Nam không vi phạm quy định về an toàn thực phẩm khi cung cấp thịt heo, thịt gà

Chủ động ứng phó khi thị trường xăng dầu biến động

Sản phẩm kem massage của Hàn Quốc bị đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc
