Doanh nghiệp trong trường đại học - mô hình mới tạo bước đột phá
![]() |
Mô hình doanh nghiệp trong trường đại học được giới thiệu tại hội thảo |
Bốn doanh nghiệp trong trường đại học
Tại hội thảo "Phát triển mô hình doanh nghiệp trong trường đại học" do trường Đại học Nam Cần Thơ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn tổ chức ngày 30/7, các giáo sư, chuyên gia đã phân tích rõ hiệu quả mô hình này.
Doanh nghiệp trong trường học mô hình mới tạo bước đột phá của trường Đại học Nam Cần Thơ mà hiện nay chưa có nhiều trường áp dụng.
Theo các chuyên gia, mô hình này bắt nguồn từ việc giải quyết câu chuyện tìm nơi thực tập cho sinh viên và đồng thời cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho sinh viên học tập và thực hành nhằm nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Theo GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Đại học Nam Cần Thơ, cách giáo dục - đào tạo ở Việt Nam phần lớn chỉ dừng lại tại mức “hiểu”. “Học sinh và sinh viên được dạy để thi có điểm cao trong hệ phổ thông, chứ không biết “ứng dụng” kiến thức vào đâu. Còn trong hệ dạy nghề và đại học có hơn trung học một ít bằng những giờ hoặc giai đoạn thực tập chưa đạt quy chuẩn cao".
Cũng theo GS Võ Tòng Xuân, nhu cầu của các nhà tuyển dụng và sử dụng nhân lực lại cần những người được đào tạo đến bậc thang cuối, tức “sáng tạo”. Ở Việt Nam, phần lớn việc sắp xếp cho sinh viên đi thực tập do nhà trường phụ trách, trong khi ở các quốc gia như khối Liên minh châu Âu (EU), việc này mỗi người học được quyết định.
Ông Xuân cho biết, trường Đại học Nam Cần Thơ đã có sáng kiến tổ chức bốn doanh nghiệp đang hoạt động ngay trong nhà trường để khắc phục những bất cập hiện nay.
TS. Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Nam Cần Thơ cho biết, Trường Đại học Nam Cần Thơ được coi là trường tiên phong thực hiện mô hình phát triển doanh nghiệp trong trường đại học. Hiện nay, trường đang tiến hành tổng kết giai đoạn đầu phát triển mô hình các doanh nghiệp trong trường đại học để rút ra kinh nghiệm thành công và chưa thành công, từ đó sẽ đưa ra những chiến lược mới cho sự phát triển doanh nghiệp trong trường đại học.
“Do thời gian phát triển ngắn, số trường thành công chưa phổ biến, nên việc xây dựng mô hình doanh nghiệp trong trường đại học vẫn luôn là mới đối với Việt Nam cả lý luận và thực tiễn, nhất là sự bền vững của mô hình này. Theo đó, để mô hình được kiện toàn và phát triển tối ưu hơn cần những cơ sở pháp lý về phát triển, định vị được các mặt tích cực và thách thức sau qua trình triển khai. Đồng thời làm sao phải nhân rộng mô hình này hơn nữa trong các trường đại học ở Việt Nam một cách bền vững”, ông Dũng nhận định.
Chia sẻ về sự gắn kết trong quan hệ hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm, Trưởng khoa Kinh tế, Đại học Nam Cần Thơ, cho rằng cần thực hiện một số giải pháp như đẩy mạnh đặt hàng một số công nghệ, đặt hàng các đề tài mang tính ứng dụng cho các đơn vị khoa học và đào tạo, hạn chế nhập khẩu khoa học công nghệ.
Ngoài ra, ở tầm vĩ mô cần có chính sách cụ thể về miễn thuế, giảm thuế đối với các doanh nghiệp khoa học công nghệ, các doanh nghiệp trực thuộc sự quản lý của nhà trường.
“Mô hình doanh nghiệp trong trường đại học được triển khai như hiện nay được xem là tối ưu nhất cho nhằm tăng tính thực tiễn giảm tính hàm lâm trong đào tạo. Để mô hình này đạt hiệu quả, các Trường cần nghiên cứu các chính sách cụ thể, xây dựng hệ thống quản lý vận hành hoàn chỉnh; tuyển chọn các nhà quản lý có kinh nghiệm để quản lý và điều hành chính các doanh này trong nhà trường”, PGS.TS Nguyễn Tri Khiêm nhấn mạnh.
Khắc phục nghịch lý thừa- thiếu
Ông Nguyễn Du Hạ Long, đại diện Ban giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Nam Cần Thơ DNC cho biết có một nghịch lý đang tồn tại trong giáo dục đại học, đó là sinh viên ra trường không tìm được việc làm, trong khi các doanh nghiệp lại không tuyển được lao động sau đào tạo.
Nguyên nhân, theo ông Long, do việc đào tạo trong nhà trường chưa gắn với nhu cầu xã hội, sinh viên sau khi tốt nghiệp thiếu nhiều kỹ năng mềm. Do đó, phương pháp, giáo trình, tài liệu, cách kết nối của các trường phải thay đổi, trở thành nơi người học thu nhận, rèn luyện bổ sung kiến thức và cá nhân người học tự quyết định và cảm nhận, đặc biệt nâng cao các chương trình đào tạo về kỹ năng cho sinh viên- vốn là điều mà ngành du lịch Việt Nam đang rất cần.
Chia sẻ về chất lượng lao động, ông Nguyễn Phương Lam, Giám đốc VCCI - Chi nhánh Cần Thơ cho rằng, việc đào tạo được nhân sự tay nghề cao sẽ là cơ sở tốt nhất để phát triển cộng đồng doanh nghiệp tại ĐBSCL.
Mô hình doanh nghiệp trong nhà trường được nhìn nhận như một sự cần thiết để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, hiện nay cơ chế chính sách cho doanh nghiệp tham gia vẫn đang thiếu nên việc hoàn thiện vẫn chưa thể phát triển tối ưu.
Đứng ở góc độ nhà tuyển dụng, ThS Nguyễn Trung Trí, Phó giám đốc Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam cho biết, phát triển liên kết giữa doanh nghiệp trong trường đại học và doanh nghiệp bên ngoài xã hội là sự hợp tác giữa một bên là doanh nghiệp do trường đại học nắm phần vốn chi phối, hoạt động kinh doanh vì sự nghiệp giáo dục và một bên là doanh nghiệp từ nhiều thành phần kinh tế hoạt động theo từng lĩnh vực đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp của trường đại học có thêm điều kiện giúp nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo và cho “ra lò” những “sản phẩm” đã được “trải nghiệm” thực tiễn.
Về phía doanh nghiệp, sẽ tận dụng được nguồn nhân lực chất lượng cao, ổn định. Việc sự chủ động phát triển liên kết, doanh nghiệp có được nguồn nhân lực qua đào tạo tốt, tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo lại, giúp cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhập cho nhân viên, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.
Để cho “ra lò” những “sản phẩm” đã được “trải nghiệm” thực tiễn, GS Võ Tòng Xuân cho rằng, việc hình thành các doanh nghiệp trong trường đại học của trường Đại học Nam Cần Thơ vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu thực tập cho sinh viên. Vì vậy, cần phải thúc đẩy mối quan hệ giữa doanh nghiệp bên ngoài nhà trường để làm cầu nối cho sinh viên thực tập tốt hơn. Đây cũng nhằm hướng đến mục tiêu để sinh viên quen việc, chiếm ưu thế hơn và doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân lực không cần phải đào tạo lại - vốn là một cản trở rất lớn hiện nay của Việt Nam khi bàn đến chất lượng nhân lực.
Trường Đại học Nam Cần Thơ đã thành lập các doanh nghiệp để xây dựng mô hình doanh nghiệp trong trường học đại học, như: Tập đoàn Nam Miền Nam, Công ty TNHH MTV Bệnh viện đa khoa Nam Cần Thơ, Công ty TNHH MTV Thương mại Nam Cần Thơ DNC và Viện Nghiên cứu - Phát triển dược liệu trực thuộc trường, là các cơ sở tiến hành đầu tư các dự án vừa thực hiện hoạt động kinh doanh vừa là nơi giảng dạy thực hành, thực tập cho tất cả các ngành mà trường đang đào tạo. Đây là chiến lược dài hạn và rất phù hợp với chủ trương đổi mới quản lý giáo dục đào tạo hiện nay. |
Tin liên quan

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%
12:40 | 09/07/2025 Hải quan

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6
14:05 | 08/07/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Hải quan nỗ lực thực hiện 4 nghị quyết trụ cột
09:40 | 08/07/2025 Hải quan

Viettel "bắt tay" OPPO: Thúc đẩy phổ cập 5G và trải nghiệm AI tại Việt Nam
15:28 | 04/07/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet mở lối khám phá thung lũng Swan: Thiên đường cho kẻ mộng mơ và tín đồ ẩm thực
16:28 | 30/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Không có sự khác biệt nào giữa một tỷ phú với một bác tài Tuk tuk trong thế giới AI
14:19 | 26/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Binh đoàn 20 bàn giao công trình sửa chữa nhà đồng đội
17:26 | 25/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Top 10 công ty công nghệ uy tín năm 2025 sẵn sàng “vươn mình” cùng “bệ phóng” chính sách
16:32 | 22/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

“Mở khóa” dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
10:28 | 21/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Vietjet đồng hành cùng người hâm mộ đến K-Star Spark 2025 tại Hà Nội
20:46 | 20/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Từ số hóa đến cá nhân hóa: Gen Y và Gen Z đang tái định hình thị trường bảo hiểm Việt Nam
20:47 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

HDBank hợp tác BIDV triển khai nguồn vốn quốc tế thúc đẩy phát triển bền vững
11:20 | 13/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Thị trường bảo hiểm Việt Nam 2025: Tái thiết niềm tin, hướng tới phát triển bền vững
18:33 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Cần cơ chế “mở khóa” để nhà ở xã hội không bị đẩy lên cao
18:15 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Nhiều dự án khởi nghiệp xanh đã có sản phẩm xuất khẩu
14:29 | 12/06/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Ngành ngân hàng dẫn đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp
10:16 | 11/06/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Chuyên gia hiến kế xoá tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Hải quan khu vực XIX thu ngân sách đạt gần 56% trong nửa đầu năm

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Siết chất lượng hàng hóa trong môi trường số

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn

Hải quan khu vực XIX thu ngân sách đạt gần 56% trong nửa đầu năm

Sẵn sàng triển khai quy định về khấu trừ, nộp thay thuế

Mã hải quan của các đơn vị thuộc Chi cục Hải quan khu vực II

Nửa đầu năm, Hải quan khu vực XX thu NSNN đạt hơn 47%

Hải quan Phú Quốc: Đồng bộ giải pháp đón lượng khách tăng đột biến

Xây dựng Luật Quản lý thuế (thay thế) nhằm nâng cao hiệu quả quản lý

Năm 2025: VIMC đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất trên 20 nghìn tỷ đồng

Doanh nghiệp thành lập mới tăng mạnh trong tháng 6

Tân cảng Sài Gòn đạt giải Nhì Giải thưởng Sáng tạo TP. Hồ Chí Minh

Doanh nghiệp điện tử cần chủ động kịch bản ứng phó với các mức thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp xây dựng gặp khó khi giá nguyên vật liệu tăng cao

Ông Nguyễn Thanh Sơn được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc điều hành Vietjet

Không phải xuất trình Giấy chứng nhận kiểm dịch sầu riêng XK cho cơ quan Hải quan

Đính chính tỷ giá tính thuế do lỗi hệ thống

Hướng dẫn chính sách thuế dành cho nhà thầu nước ngoài

Khai sửa đổi, bổ sung trị giá hàng hóa nhập khẩu đã thông quan

Chính sách thuế TNCN đối với chi phí cách ly phòng, chống dịch Covid-19

Điều chỉnh lệ phí đăng ký, cấp biển số xe

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore

Trước hợp nhất, Bắc Giang vượt Bắc Ninh về xuất khẩu

10 nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất tháng 6/2025

Nghệ An: Xuất khẩu 6 tháng đạt 1,8 tỷ USD

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới

Thực hiện chính quyền 2 cấp: tháo “nút thắt” cho nhiều dự án bất động sản

Chủ đầu tư phải hoàn trả chênh lệch cho người mua nếu giá nhà thấp hơn quyết toán

Sản xuất công nghiệp kỳ vọng bứt phá vào cuối năm

Bất động sản chịu áp lực bởi chi phí xây dựng leo thang

Thu hút FDI 6 tháng đầu năm 2025 bùng nổ, cao nhất 15 năm
