Facebook Twitter youtube Tiktok

Doanh nghiệp thủy sản ứng phó với khó khăn nửa cuối năm

(HQ Online) - Xuất khẩu thủy sản trong nửa đầu năm 2022 tăng trưởng ấn tượng, đạt gần 6 tỷ USD. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang lo ngại khan hiếm nguồn nguyên liệu, chi phí tăng cao trong những tháng cuối năm.
Thận trọng với tỷ giá nửa cuối năm
Doanh nghiệp công nghiệp đối diện nhiều khó khăn nửa cuối năm
Xuất khẩu thủy sản: Sau tăng trưởng là khó khăn
Doanh nghiệp thủy sản ứng phó với khó khăn nửa cuối năm
Chế biến thủy sản xuất khẩu. Ảnh: T.H

Mỗi tháng thu về gần 1 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), trong 6 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu thủy sản tăng trưởng ấn tượng, đạt kim ngạch xấp xỉ 6 tỷ USD, tăng 40% so với nửa đầu năm 2021. Đây là tín hiệu tích cực cho thấy ngành thủy sản Việt Nam đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19 và tăng trưởng xuất khẩu trở lại. Với tốc độ tăng trưởng và bối cảnh cung – cầu hiện nay, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ đạt 9,5 – 10 tỷ USD trong năm nay.

Đứng trước sự tăng trưởng vượt bậc của ngành xuất khẩu thuỷ sản tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã nhanh chóng nắm bắt thời cơ thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu các loại thuỷ sản để có thể bứt phá, nâng cao lợi nhuận doanh nghiệp.

Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, công ty ước doanh thu 6 tháng đầu năm tăng 35% và lợi nhuận tăng 45% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân tốc độ tăng lợi nhuận mạnh hơn doanh thu là nhờ nuôi tôm nửa đầu năm khả quan, giá thành sản phẩm cuối cùng giảm trong khi giá bán ra tốt. Trong các tháng gần đây, Ấn Độ và Ecuador xuất khẩu tôm nhiều qua Mỹ. Trong bối cảnh lạm phát cao ở nền kinh tế lớn nhất thế giới này, người dân có xu hướng tiết kiệm thì tôm Ấn Độ và Ecuador có lợi thế giá rẻ tạo áp lực lớn cho tôm Việt Nam. Dự báo xuất khẩu sang Mỹ trong nửa cuối năm sẽ khó khăn, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng tìm đến sản phẩm rẻ tiền hơn trong khi tôm Việt vẫn có giá thành cao so với các nước bạn. Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều thị trường khác để khai thác như châu Âu, Nhật Bản, các thị trường này vẫn chưa xuất hiện yếu tố bất lợi cho tôm Việt.

Theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu thủy sản trong những tháng đầu năm tăng trưởng tốt thể hiện sự nhanh nhạy của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, biết chớp thời cơ để gia tăng xuất khẩu. Chẳng hạn, lạm phát và chiến sự Nga – Ukraine lại là cơ hội cho cá tra trong năm 2022. Nhiều thị trường lớn thiếu cá thịt trắng, nhất là cá tuyết, như thị trường EU, Mỹ, Anh do lệnh trừng phạt với Nga, nhiều nhà hàng ở các thị trường này đã phải bỏ cá tuyết ra khỏi thực đơn. Cá tra có cơ hội giành thị phần tại những thị trường này. Chính vì thế, xuất khẩu cá tra sang Anh nửa đầu năm nay tăng đột biến gấp 6 lần cùng kỳ, xuất khẩu sang Tây Ban Nha tăng gấp gần 3 lần, sang Pháp, Hà Lan, Đức, Bỉ đều có mức tăng 45-90%. Nửa đầu năm nay, xuất khẩu cá tra của cả nước đạt trên 1,4 tỷ USD, tăng 83% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 1/4 doanh số xuất khẩu thuỷ sản.

Nhiều phương án ứng phó

Theo phân tích từ các chuyên gia kinh tế, có khá nhiều thách thức cho xuất khẩu thủy sản trong nửa cuối năm. Trước hết là sự khan hiếm nguồn nguyên liệu đảm bảo cho sản xuất xuất khẩu, kế tiếp là sự gia tăng cước phí tàu biển và các chi phí đầu vào tăng. Tính đến nay, giá xăng đã tăng hơn 50% so với cuối năm 2021. Giá xăng dầu tăng đã kéo theo hàng loạt hệ lụy trong giai đoạn kích cầu tiêu dùng phục hồi kinh tế. Điều này cũng đồng nghĩa với rất nhiều ngành sản xuất đang đối mặt với khó khăn, nhất là những ngành tỷ lệ xăng dầu chiếm chi phí lớn trong tổng chi phí đầu vào như vận tải, chế biến thủy sản. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp vừa hoạt động vừa nhìn nhận thị trường để đưa ra những chính sách hợp lý để vừa tiết giảm chi phí sản xuất vừa giữ giá bán ở mức phù hợp nhất với đối tác.

Theo bà Lê Hằng, Phó Giám đốc Trung tâm đào tạo của VASEP, thiếu nguyên liệu cho chế biến nên đã ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu. Doanh số xuất tôm xuất khẩu trong tháng 6/2022 chỉ duy trì mức tăng trưởng khiêm tốn 7%, đạt 450 triệu USD. Luỹ kế nửa đầu năm 2022, xuất khẩu tôm đạt 2,3 tỷ USD, tăng 33% so với cùng kỳ và chiếm 40% tổng xuất khẩu thuỷ sản. Theo đại diện Công ty CP Thủy sản và Xuất nhập khẩu Côn Đảo, giá xăng tăng khiến chi phí một chuyến biển cũng tăng lên. Trung bình chi phí một chuyến biển đã tăng lên 1-1,5 tỷ đồng, chiếm 30-40% tổng chi phí nên ngư dân cho tàu nằm bờ không đi đánh bắt. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nguyên liệu cung cấp cho nhà máy chế biến thủy sản. Công ty tăng cường kiểm soát tất cả các khâu sản xuất để tiết giảm tối đa các khoản chi phí, đồng thời tìm kiếm các nguồn cung nguyên liệu thay thế nhằm giảm giá thành sản xuất.

Theo nhận định của lãnh đạo Công ty CP Thực phẩm Sao Ta, lạm phát khiến sức cầu không như ý và giá cả tiêu thụ khó cải thiện. Nguồn tôm nguyên liệu sẽ giảm mạnh vì người nuôi chùng tay thả nuôi vụ 2 do dịch bệnh còn tiềm ẩn. Sách lược ứng phó của Sao Ta là tăng cường tiêu thụ các thị trường phù hợp thế mạnh của công ty và có tỉ suất lợi nhuận tốt. Năm 2021, Sao Ta chỉ quản lý 270 ha đất nuôi. Đầu năm 2022, Sao Ta thêm 52 ha đất nuôi từ dự án do tỉnh Sóc Trăng giao cho công ty thành viên Khang An và cuối năm 2022, thêm 203 ha từ khu nuôi nói trên. Như vậy đến năm 2024, Sao Ta sẽ nuôi phủ kín hơn 520 ha đất nuôi do mình quản lý, hoàn tất chỉ tiêu trước một năm. Sao Ta mở rộng vùng nuôi, đồng thời cũng tăng chỉ tiêu sản lượng tôm chế biến, cho nên tự chủ 30-40% nguyên liệu.

Năm 2022, khá nhiều trang trại nuôi ở nhiều tỉnh đang vất vả vì dịch bệnh trên tôm nuôi, thậm chí có trang trại phải đóng cửa. Khu nuôi tôm của Sao Ta tôm cũng bị dịch bệnh. Tuy nhiên, do công tác an toàn sinh học ở đây được thực thi khá triệt để nên dịch bệnh tác hại trong phạm vi kiểm soát được. Lạm phát giá và thiếu nguyên liệu là một bài toán khó cho doanh nghiệp tôm trong giai đoạn hiện nay. Tôm chân trắng tươi, đông lạnh kích thước nhỏ vẫn được ưa chuộng trong giai đoạn khủng hoảng lạm phát này. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp thủy sản đã chọn giải pháp tăng tỷ lệ tôm chế biến giá trị gia tăng để xuất khẩu sang những thị trường cao cấp, như: Nhật Bản, Mỹ, EU nhằm khắc phục bối cảnh nguyên liệu khan hiếm...

Lê Thu

Tin liên quan

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

(HQ Online) - Các nhóm hàng như: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; dệt may… có đóng góp nhiều nhất vào tăng trường kim ngạch xuất khẩu.
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm

Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm

(HQ Online) - Deadline dồn dập cuối năm khiến dân văn phòng thường xuyên rơi vào trạng thái mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng làm việc. Để đảm bảo hiệu suất công việc giai đoạn này, họ đã chia sẻ cho nhau bí quyết nạp nhanh năng lượng, tăng “mood” làm việc ngay tức thì.
10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

10 tháng chi hơn 117 tỷ USD nhập hàng Trung Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, Trung Quốc tiếp tục là thì trường mà Việt Nam nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất.
(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(INFOGRAPHICS) Malaysia: Đối tác chục tỷ đô của Việt Nam ở Đông Nam Á

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Malaysia đạt gần 12 tỷ USD, theo thống kê của Tổng cục Hải quan. Malaysia là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Đông Nam Á.
(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(INFOGRAPHICS) Thương mại Việt Nam - Campuchia đạt hơn 8 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Campuchia đạt 8,35 tỷ USD, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

Giữa tháng 11, xuất nhập khẩu đạt hơn 681 tỷ USD bằng cả năm 2023

(HQ Online) - Đến giữa tháng 11/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 681,48 tỷ USD, bằng cả năm 2023.
Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

Nhập khẩu nguyên liệu dệt may da giày tăng mạnh

(HQ Online) - Kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng nguyên liệu ngành dệt may, da giày tăng mạnh, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chủ yếu.
(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(INFOGRAPHICS) 70 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 10/2024

(HQ Online) - Tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD, tăng 5,2%, tương ứng tăng 3,4 tỷ USD so với tháng trước, theo thống kê của Tổng cục Hải quan.
Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

Sắt thép nhập khẩu tăng mạnh vào nhóm chục tỷ đô

(HQ Online) - Nước ta chủ yếu nhập khẩu sắt thép từ các thị trường châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

Xuất khẩu dệt may có bị tác động từ chính sách Trump 2.0?

(HQ Online) - Đó là một trong những chủ đề được quan tâm tại họp báo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) diễn ra ngày 19/11.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

(HQ Online) - Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) đã thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tăng từ 35 tỷ euro vào năm 2019 lên tới hơn 48 tỷ euro vào năm 2023.
Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

Chi hơn 88 tỷ USD nhập khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử trong 10 tháng

(HQ Online) - Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tiếp tục duy trì là nhóm hàng nhập khẩu lớn nhât của nước ta.
(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(INFOGRAPHICS) Brazil đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam ở Nam Mỹ

(HQ Online) - Hết tháng 10/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Brazil đạt hơn 6 tỷ USD, theo thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần cán mốc 100 tỷ USD

(HQ Online) - Hết tháng 10, xuất khẩu sang Hoa Kỳ gần đạt 100 tỷ USD, tiếp tục là thị trường xuất khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu tăng hơn 88 tỷ USD

(HQ Online) - Thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 2 tháng 10/2024 (16-31/10) đạt 37,02 tỷ USD, tăng 16% (tương ứng tăng 5,09 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong kỳ 1 tháng 10/2024.
Xem thêm
cty-toan-phat-tu-1892024
peugeot-viet-nam
banner-hd-bank-hd-dai-han-den-31122024
cty-lien-thai-binh-duong-ippg-1-thang-dien-dan-hq-dn-tu-12-9-2024-den-12-10-2024-kt-300x250

Tin mới

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Quốc hội xem xét bổ sung, tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá, bia rượu

Trong phiên họp ngày 22/11/2024, theo chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, không ưu đãi cho các ngành nghề trùng lắp, dàn trải

Việc ban hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) sửa đổi là cần thiết, phù hợp, gắn với cơ cấu lại nguồn thu, mở rộng cơ sở thuế phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công

Nguồn thu tiền sử dụng đất chưa đạt, chưa đủ chi cho đầu tư công

Ước tính đến hết tháng 11/2024, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công mới đạt hơn 60% kế hoạch Thủ tướng giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Xuất khẩu tăng hơn 45 tỷ USD, ngành hàng nào đóng góp nhiều nhất?

Đến hết 15/11, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đạt 352,38 tỷ USD, tăng 14,8% (tương ứng tăng 45,54 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023.
Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Ô tô nhập từ Nhật Bản tăng đột biến trong tháng 10

Đáng chú ý, về thị trường, lượng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống mà Việt Nam nhập khẩu từ Nhật Bản trong tháng 10 tăng đột biến.
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024

(HQ Online) - Nhằm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan yêu cầu toàn Ngành tổ chức triển khai và thực hiện nghiêm túc các quy định liên quan đến kỷ luật, kỷ cương hành chính; tuân thủ quy định về thực thi chuyên môn, nghiệp vụ; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sử dụng hiệu quả trang thiết bị và tài sản công; đồng thời nâng cao tinh thần hợp tác giữa các đơn vị trong và ngoài ngành.
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp

Năm 2024, đánh dấu chặng đường 10 năm ngành Hải quan triển khai Chương trình phát triển quan hệ đối tác Hải quan-Doanh nghiệp ở 3 cấp Tổng cục, cấp cục hải quan và cấp chi cục hải quan.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024) có các tin chính sau:
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%

Số thu ngân sách tại 10 cục hải quan tỉnh, thành phố chiếm số thu lớn của toàn ngành Hải quan đạt 297.230 tỷ đồng, tăng 11,86% so với cùng kỳ năm 2023.
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10

Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong kỳ 1 tháng 10 (1-15/10/2024) đạt gần 32 tỷ USD.
Phiên bản di động