Facebook Twitter youtube Tiktok

Doanh nghiệp thủy sản thay đổi chiến lược giữ đơn hàng xuất khẩu

(HQ Online) -Trong bối cảnh xuất khẩu (XK) giảm, các doanh nghiệp thủy sản đang xoay xở thay đổi chiến lược để tìm cách giữ đơn hàng xuất khẩu, duy trì sản xuất, kinh doanh.
Doanh nghiệp thủy sản thay đổi chiến lược giữ đơn hàng xuất khẩu
Chế biến thủy sản tại Công ty TNHH Thông Thuận. Ảnh DN cung cấp

Chế biến sâu, gia tăng giá trị hàng XK

Ông Trương Hữu Thông, Giám đốc Công ty TNHH Thông Thuận cho biết, vừa đi qua đại dịch, lại xảy ra chiến tranh, nền kinh tế thế giới suy giảm nhiều, đặc biệt là thị trường châu Âu, Nhật Bản và Mỹ. Đối với Thông Thuận thì 3 thị trường này chiếm tới hơn 90% thị phần. Ba thị trường này đều ảnh hưởng rất trầm trọng bởi lạm phát, lãi suất Fed lên cao và chính sách thắt chặt tiền tệ của châu Âu và Mỹ. Trong năm 2023, XK sẽ suy giảm, riêng với Thông Thuận đang bị giảm hơn 20% về đơn hàng XK so với năm 2022, tuy nhiên vẫn duy trì được công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên và dòng tiền.

Trong đó, Thông Thuận đổi mới cách bán hàng, tiết kiệm và cắt giảm chi phí, tìm phương án nuôi tôm thích ứng với giá thành thấp hơn. Bối cảnh kinh tế hiện nay, các ngành nghề khác như da giày, dệt may, đồ gỗ đều giảm sâu, tuy nhiên thủy sản vẫn là ngành hàng thiết yếu, nên vẫn có xu hướng tích cực hơn. Điều kiện của năm nay, doanh nghiệp phải linh hoạt, nhìn vào thực trạng của thị trường để tìm ra giải pháp thích ứng, chống chọi với khó khăn. Tình hình sản xuất và lượng công nhân của công ty vẫn được ổn định, duy trì đơn hàng XK do công ty đã chuyển sang làm hàng giá trị gia tăng như sushi, tẩm bột, tempura…

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về XK cá tra, trong 5 tháng đầu năm 2023, XK cá tra của Công ty CP Vĩnh Hoàn giảm khá sâu, trong đó có những thị trường truyền thống. Bà Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vĩnh Hoàn cho biết, các doanh nghiệp XK cá tra đã mở rộng thị trường XK đến hơn 140 quốc gia.

Tuy nhiên, theo bà Khanh, ngành chế biến cá tra còn sử dụng nhiều lao động phổ thông, đây sẽ là thách thức trong tương lai. Nên việc sử dụng máy móc, công nghệ trong sản xuất để giảm các khâu sử dụng nhiều lao động sẽ là giải pháp để ngành vượt qua mối nguy này. Ngành cá tra cần đầu tư cho công nghệ, vượt qua thách thức yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về môi trường và an sinh xã hội, cơ chế linh hoạt, thông thoáng và quyết tâm của nhà nước cũng là yếu tố cần để tạo cú hích cho doanh nghiệp tăng tốc thực hiện các chương trình phát triển XK sản phẩm chế biến sâu.

Chia sẻ cách làm của doanh nghiệp mình, ông Đoàn Văn Đông, Giám đốc Công ty TNHH Xuất Nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ cho biết, bối cảnh khó khăn năm 2023 có thể sẽ kéo dài đến hết năm 2024 như nhận định của nhiều người. Do vậy, doanh nghiệp phải tự tìm cách tồn tại, nhận định được những thách thức, khó khăn, cũng như những tình huống cụ thể để vượt qua. Nếu trước đây doanh nghiệp mở rộng mặt hàng, thì bây giờ chỉ tập trung những cái đang có, đang làm, đi sâu hơn về chất lượng và chi phí sản xuất cho tốt hơn. Các mặt hàng GTGT từ tôm của Việt Nam gần như đã bão hòa. Do đó, DN nên tập trung những mặt hàng đang có, chú trọng cải tiến chất lượng, bao bì, mẫu mã, không mở rộng thị trường và khách hàng mới, tập trung giữ khách hiện có, truyền thống, cải tiến trang thiết bị máy móc, nhà xưởng hiện đại hơn, chăm chút cho công nhân, tăng lương để giữ công nhân có tay nghề, đảm bảo lao động ổn định, nâng cao tay nghề, nỗ lực ổn định sản xuất vượt qua giai đoạn này.

Cơ cấu lại thị trường

Trước những khó khăn do đơn hàng giảm sút tại các thị trường chủ lực, doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đang đổi mới sản phẩm, xúc tiến thương mại, cơ cấu lại thị trường.

Ông Phạm Hoàng Việt, Tổng Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Sao Ta (FIMEX VN), để bù đắp lại lượng sụt giảm tại các thị trường lớn như Mỹ và EU, nhiều doanh nghiệp đã phải chuyển hướng XK sang các thị trường khác, trong đó có Nhật Bản. Thị trường Nhật thì lượng tồn kho không nhiều nên sức mua vẫn tốt, nhưng do lạm phát nên lượng tiêu thụ cũng hạn chế vì người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu. Tuy nhiên, để thâm nhập được vào thị trường này, phải đảm bảo nguồn cung ổn định, chất lượng và truy xuất nguồn gốc tốt.

“Dự kiến, thị trường từ giờ tới cuối năm rất ảm đạm. Sức mua tại thị trường Mỹ sẽ vẫn thấp vì lượng tồn kho lớn. Doanh nghiệp muốn duy trì được phải tìm những thị trường khác. Những thị trường nhỏ như tại khu vực châu Á, như Hồng Kông, Đài Loan… sức mua tốt hơn do không có lượng tồn kho nên họ mua bán thường xuyên hơn.”- ông Việt đánh giá.

Ông Trần Thiện Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thủy sản Minh Hải (SEA MINH HAI), hiện nay, có rất nhiều thách thức mới đặt ra với ngành tôm Việt Nam. Những lợi thế của Việt Nam trước đây là có nhiều nhà máy chế biến, có công nghệ chế biến tương đối, tay nghề chế biến cao, làm thị trường khá tốt… Nhưng hiện nay cái mà chúng ta nghĩ là chúng ta có thế mạnh thì các nước xung quanh, các nước đối thủ đã làm được hết. Điểm yếu của chúng ta hiện nay chính là lĩnh vực nuôi. Nghề nuôi tôm ở Việt Nam còn rất manh mún. Trong khi đó, nuôi tôm lại là thế mạnh của các nước xung quanh như Ấn Độ, Bangladesh hay Ecuador. Khi đã nhận định rõ vấn đề này, muốn doanh nghiệp Việt Nam phát triển trong những năm tới, cần xem xét lại.

“Nếu như trước đây đặt vai trò của người chế biến thủy sản là trọng tâm trong chuỗi giá trị thì hiện nay chúng ta nên đặt vai trò của người nuôi là trọng tâm trong chuỗi giá trị”- ông Hải nhấn mạnh.

Chia sẻ về các giải pháp giữ thị trường XK, ông Lê Văn Quang, Tổng Giám đốc Tập đoàn Minh Phú so sánh giá thành sản xuất tôm giữa 3 đối thủ cạnh tranh là Việt Nam, Ecuador, Ấn Độ thì giá thành nuôi tôm cỡ 50 con/kg của Ecuador chỉ từ 2,2-2,4 USD/kg, Ấn Độ từ 3,4-3,8 USD/kg trong khi Việt Nam từ 4,8-5,0 USD/kg. Tôm Ấn Độ, Ecuador dù giá bán thấp, nhưng họ vẫn có lời vì giá thành sản xuất của họ thấp.

Trước thực tế trên, doanh nghiệp chế biến của Việt Nam phải xoay xở để giá mua tôm nguyên liệu không bị thấp quá vì lo ngại nếu mua giá quá thấp, bà con sẽ không nuôi tôm nữa. Doanh nghiệp phải tìm cách sản xuất hàng giá trị gia tăng, tiện lợi để nâng giá bán mới mong thu được đồng lời.

Ông Võ Văn Phục, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Thủy sản Sạch Việt Nam cho rằng, ngành tôm Việt Nam đang phải đối mặt với 2 thách thức. Một là, nền kinh tế đang co lại do ảnh hưởng của lạm phát khiến cho sức tiêu thụ giảm. Hai là, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt, cụ thể là nguồn cung tôm giá rẻ hơn từ Ấn Độ, Ecuador và Indonesia. Cuộc khủng hoảng trên thế giới chưa biết bao giờ sẽ dừng lại. Do đó, thị trường tiêu thụ sẽ khó khăn, cộng thêm thách thức chiến lược về nguồn cung tôm giá rẻ, trong khi cung vượt cầu làm cho giá tôm thành phẩm xuống thấp, thậm chí còn thấp hơn giá nguyên liệu.

Lê Thu

Tin liên quan

Ngân hàng với bài toán thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Ngân hàng với bài toán thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

(HQ Online) - Ước tính đến cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt gần 4,5%. Con số này còn cách rất xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14-15%.
Hải quan Đắk Lắk tăng thu hàng chục tỷ đồng từ doanh nghiệp mới

Hải quan Đắk Lắk tăng thu hàng chục tỷ đồng từ doanh nghiệp mới

(HQ Online) - Trong bối cảnh công tác thu ngân sách vẫn đối mặt nhiều khó khăn, Cục Hải quan Đắk Lắk đã tăng cường các giải pháp cải cách hành chính, tạo thuận lợi thương mại nhằm thu hút doanh nghiệp mới. Qua đó đã mang lại kết quả tích cực.
Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc gặp khó do giá giảm

Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc gặp khó do giá giảm

(HQ Online) - Dự đoán từ tháng 6 đến tháng 9 năm nay, tôm từ Việt Nam xuất vào Trung Quốc sẽ không tăng, thậm chí giảm.
Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

Cơ hội cho xuất khẩu cá tra khi có FTA Việt Nam - Mercosur

(HQ Online) - Việt Nam đang trong quá trình thúc đẩy đàm phán Hiệp định thương mại tự do (FTA) với khối Thị trường chung Nam Mỹ, để đưa FTA này thành động lực khai thác thị trường xuất khẩu khu vực Mỹ Latinh.
(Infographics) 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ đô giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(Infographics) 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu tỷ đô giữa Việt Nam và Hàn Quốc

(HQ Online) - Hết tháng 5/2024, có 7 nhóm hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hàn Quốc đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD trở lên, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan. Trong đó, hàng xuất khẩu của Việt Nam có 4 nhóm tỷ đô.
Hàn Quốc đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

Hàn Quốc đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam

(HQ Online) - Nhiều năm qua, Hàn Quốc duy trì vai trò là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam với kim ngạch song phương hàng chục tỷ USD/năm.
(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(Infographics) Hơn 336 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tính đến 15/6

(HQ Online) - Từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 336,48 tỷ USD, tăng 16,2% (tương ứng tăng 46,81 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2023, theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng

Giá giảm, xuất khẩu thuỷ sản bị ảnh hưởng

(HQ Online) - Yếu tố thị trường đang chi phối giá xuất khẩu và giá nguyên liệu thủy sản của Việt Nam.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 336 tỷ USD

Xuất nhập khẩu đạt hơn 336 tỷ USD

(HQ Online) - Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2024 (1-15/6/2024) đạt 31,13 tỷ USD, giảm 4,9% (tương ứng giảm 1,61 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2024.
Xuất nhập khẩu đạt hơn 31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 6

Xuất nhập khẩu đạt hơn 31 tỷ USD trong nửa đầu tháng 6

(HQ Online) - Theo số liệu thống kê mới nhất vừa được Tổng cục Hải quan công bố, nửa đầu tháng 6 (1-15/6), kim ngạch xuất nhập khẩu tiếp tục duy trì ở mức cao.
Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Việt - Nga đạt 2 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024

(HQ Online) - 5 tháng qua, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Liên bang Nga đều có tăng trưởng khá và cán cân thương mại ở mức tương đối cân bằng.
(Infographics) 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(Infographics) 4 nhóm hàng xuất khẩu chục tỷ đô

(HQ Online) - Hết tháng 5/2024, cả nước có 4 nhóm hàng xuất khẩu đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên, theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan.
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh

(HQ Online) - Trong khi lượng gạo xuất khẩu sang các thị trường Đông Nam Á tăng mạnh, thì kết quả ở thị trường Trung Quốc lại trái ngược.
6 thị trường xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

6 thị trường xuất khẩu tăng trưởng tỷ đô

(HQ Online) - Các thị trường xuất khẩu chủ lực của nước ta duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, trong đó có 6 thị trường tăng 1 tỷ USD trở lên.
Hết tháng 5 cả nước chi hơn 147 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa

Hết tháng 5 cả nước chi hơn 147 tỷ USD nhập khẩu hàng hóa

(HQ Online) - Nửa cuối tháng 5, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa có chiều hướng giảm, nhưng tính chung 5 tháng vẫn đạt tăng trưởng cao.
Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 14,9%

Kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 14,9%

(HQ Online) - Hết tháng 5, hoạt động xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng 2 con số với kim ngạch đạt 156,28 tỷ USD.
Xem thêm
peugeot-viet-nam
cty-toan-phat
cty-vinexad-vilog2024
acecook-tra-quyen-loi-talkshow-2-thang

Tin mới

Hải quan TPHCM cảnh báo thủ đoạn mới vận chuyển ma túy

Hải quan TPHCM cảnh báo thủ đoạn mới vận chuyển ma túy

Qua công tác thu thập, phân tích thông tin, Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy nắm được nguồn tin về một số đối tượng người nước ngoài đang tìm cách móc nối với các đối tượng trong nước để vận chuyển ma túy
Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch

Nga gia hạn 6 tháng lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch

Chính phủ Nga ngày 6/7 cho biết nước này đã kéo dài lệnh cấm xuất khẩu gạo và yến mạch hiện tại thêm 6 tháng nữa cho đến ngày 31/12 năm nay.
Bầu cử Quốc hội Pháp: Cuộc đối đầu khốc liệt giữa ba khối chính trị lớn

Bầu cử Quốc hội Pháp: Cuộc đối đầu khốc liệt giữa ba khối chính trị lớn

Theo khảo sát, trên 40% cử tri Pháp tin rằng sẽ không có nhóm chính trị nào trong ba khối tranh cử chính giành được đa số tuyệt đối, trong khi chỉ có 35% tin rằng phe cực hữu sẽ giành chiến thắng.
Ngân hàng với bài toán thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Ngân hàng với bài toán thúc đẩy tăng trưởng tín dụng

Ước tính đến cuối tháng 6/2024, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt gần 4,5%. Con số này còn cách rất xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14-15%.
Đoàn Thanh niên Hải quan Quảng Ngãi mang bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao

Đoàn Thanh niên Hải quan Quảng Ngãi mang bữa ăn dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao

Chi đoàn thanh niên, Cục Hải quan Quảng Ngãi đã chủ trì phối hợp cùng Cụm thi đua số 5 tổ chức nấu “Bữa ăn dinh dưỡng” và tặng quà cho trẻ em vùng cao.
(Infographics) Kết quả chống buôn lậu của lực lượng Hải quan nửa đầu năm 2024

(Infographics) Kết quả chống buôn lậu của lực lượng Hải quan nửa đầu năm 2024

Ngành Hải quan đã phát hiện, bắt giữ và xử lý 8.201 vụ việc vi phạm pháp luật hải quan, tăng gần 2% so với cùng kỳ năm 2023.
(PODCAST CHUYÊN ĐỀ) Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh

(PODCAST CHUYÊN ĐỀ) Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh

Xin chào quý vị và các bạn. Quý vị và các bạn đang nghe Podcast chuyên đề của Tạp chí điện tử Hải quan Online. Podcast chuyên đề hôm nay có chủ đề: Cần cải thiện mạnh mẽ, thực chất môi trường kinh doanh.
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 5 tháng 6/2024 (từ ngày 24/6/2024 đến 30/6/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 5 tháng 6/2024 (từ ngày 24/6/2024 đến 30/6/2024)

Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 5 tháng 6/2024 (từ ngày 24/6/2024 đến 30/6/2024) có các tin chính sau:
(MEGASTORY) Thanh Hóa: Đưa cảng biển làm đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội

(MEGASTORY) Thanh Hóa: Đưa cảng biển làm đòn bẩy phát triển kinh tế-xã hội

Nằm ở vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là điểm kết nối vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ với vùng Đồng bằng sông Hồng… hệ thống cảng biển Thanh Hóa được đánh giá cao về mặt vị trí địa lý, trong đó hạt nhân là Cảng biển Nghi Sơn - đầu mối giao
LONGFORM: Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33:  Nâng tầm đối ngoại đa phương của Hải quan Việt Nam

LONGFORM: Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN lần thứ 33: Nâng tầm đối ngoại đa phương của Hải quan Việt Nam

Hội nghị Tổng cục trưởng Hải quan ASEAN (DG) là cơ chế hợp tác cao nhất của Hải quan ASEAN, được tổ chức thường niên và luân phiên giữa các cơ quan Hải quan ASEAN.
Phiên bản di động