Doanh nghiệp thuỷ sản bị làm khó trong kiểm dịch, Cục Thú y nói gì?
![]() | 800 doanh nghiệp mới ra đời, đưa “đội ngũ” nông, lâm, thuỷ sản lên gần 14.000 |
![]() | Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị TPHCM lùi thời điểm thu phí hạ tầng |
![]() | Doanh nghiệp thủy sản vướng mắc vì kiểm dịch |
![]() |
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet |
Đối tượng kiểm dịch chưa phù hợp
Mới đây, góp ý cho dự thảo thông tư thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT ban hành Bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) khẳng định thống nhất việc mỗi sản phẩm có mã HS sẽ thuộc danh mục kiểm tra chuyên ngành bởi quy định của Luật nào (Thú y, An toàn thực phẩm hay Chất lượng hàng hoá) trong phạm vi hàng hoá quản lý bởi ngành NN&PTNT.
Tuy nhiên, nhiều sản phẩm chế biến từ động vật-sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vẫn đang tiếp tục thuộc danh mục phải kiểm dịch (theo Luật Thú y) là chưa phù hợp.
VASEP kiến nghị Bộ NN&PTNT không đưa các sản phẩm thuỷ sản chế biến từ động vật-sản phẩm động vật hoặc sản phẩm có chứa “sản phẩm động vật” (hàng khô, đồ hộp, nấu chín, ăn liền, đông lạnh…) vào danh mục phải kiểm dịch (bệnh) theo Luật Thú y, trừ các sản phẩm sống, tươi sống, ướp lạnh.
Các sản phẩm chế biến kể trên chỉ chịu kiểm soát theo các quy định của Luật An toàn thực phẩm (ATTP).
Đại diện VASEP cho biết, 80 - 85% thủy sản nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm là các sản phẩm để sản xuất và gia công hàng xuất khẩu. Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật ATTP thì nhóm hàng này được miễn kiểm tra.
Tuy nhiên, các thông tư của Bộ NN&PTNT lại đưa nhóm hàng này vào danh mục kiểm dịch nên sẽ không được áp dụng theo quy định nêu trên mà sẽ áp dụng theo các thông tư của Bộ NN&PTNT. Điều đó có nghĩa là 100% các container hàng về đều bị kiểm tra hồ sơ và cảm quan, có giấy của cơ quan thú y mới được thông quan.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký VASEP phân tích: Có thể hiểu hoạt động kiểm dịch là dành cho các sản phẩm tươi sống còn kiểm soát ATTP là dành cho các sản phẩm đã qua chế biến.
Vấn đề cốt lõi của kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật (trên cạn, dưới nước) nhập khẩu chính là kiểm soát sự lây lan dịch bệnh cho vật nuôi và môi trường vật nuôi, chứ không phải là kiểm soát các tác nhân gây ra bệnh cho con người.
“Trong khi đó, các sản phẩm nhập khẩu trong câu chuyện này là thực phẩm dành cho người tiêu dùng chứ không phải để nuôi trồng nên không thể có trong danh mục kiểm dịch được”, ông Nam nhấn mạnh.
Không mở rộng danh mục hàng thủy sản phải kiểm dịch?
Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), trong những năm vừa qua, lĩnh vực kiểm dịch thủy sản cũng đã được sửa đổi, bổ sung theo hướng cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Cục Thú y khẳng định không thực hiện việc kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản đã chế biến chín, đóng bao bì kín khí, có nhãn mác theo quy định và sử dụng để ăn ngay.
Hiện, Cục Thú y đang phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ NN&PTNT rà soát Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT và khẳng định không có chuyện mở rộng danh mục hàng thủy sản phải kiểm dịch.
Trước những ý kiến phản hồi của Cục Thú y, ông Nguyễn Hoài Nam chia sẻ thêm: Hiện nay Mỹ, EU, Nhật Bản, Anh, Canada và hầu hết các quốc gia có nhập khẩu sản phẩm thủy sản của Việt Nam (khoảng 160 quốc gia) chủ yếu nhập sản phẩm chế biến đông lạnh, đồ hộp, hàng khô… để dùng làm thực phẩm cho người.
Các thị trường này đều chỉ áp dụng kiểm tra ATTP thủy sản nhập khẩu, bao gồm các chỉ tiêu cảm quan, vi sinh vật gây hại và/hoặc kháng sinh, hóa chất.
Trong hơn 20 năm qua, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sản phẩm thủy sản đi các thị trường khác nhau đều quen và hiểu rõ nguyên tắc kiểm tra và các chỉ tiêu ATTP mà doanh nghiệp phải áp dụng.
Việc kiểm soát và cấp giấy chứng nhận ATTP (Health Certificate) chứ không phải giấy chứng nhận kiểm dịch (Veterinary Certificate) cho lô hàng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu theo yêu cầu của rất nhiều thị trường nhập khẩu là hoàn toàn tuân theo các quy định và chỉ tiêu ATTP của các nước này và cả Việt Nam.
Ngành thú y Việt Nam đang thực hiện quy trình này và kiểm tra các chỉ tiêu ATTP này, nhưng khác cách gọi tên là quy trình kiểm dịch.
“Nếu thực hiện như dự thảo thông tư hay thế Thông tư 15/2018/TT-BNNPTNT về bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ NN&PTNT của Cục Thú y đang trình là không phù hợp. Việc này không chỉ sai về bản chất khoa học mà còn đi ngược lại với tinh thần cắt giảm thủ tục hành chính, khiến danh mục hàng hóa, bao gồm hàng chế biến, đông lạnh phải chịu kiểm tra nhập khẩu không hề giảm đi”, ông Nam nói.
Theo Cục Thú y, Bộ NN&PTNT đã ban hành Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; các nội dung được cắt giảm và đơn giản hóa. Cụ thể, danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT. Theo đó, danh mục đối tượng thuộc diện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được áp mã HS (8 số), được cắt giảm nhiều so với trước đây; cụ thể đã cắt giảm 160 mã hàng hóa/tổng số 450 mã hàng hóa so với trước đây (được cắt giảm 36%). Về tần suất lấy mẫu, thực hiện việc kiểm dịch, lấy mẫu kiểm tra theo nguyên tắc phân loại sản phẩm, trên cơ sở mức độ nguy cơ rủi ro đối với sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu. Theo đó, đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ thấp (đã qua chế biến) cứ 5 lô hàng thì lấy mẫu 1 lô hàng để kiểm tra (được cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra). Đối với sản phẩm động vật thủy sản có nguy cơ cao (sản phẩm ở dạng sơ chế, tươi sống, đông lạnh, ướp lạnh) thực hiện lấy mẫu của 3 lô hàng liên tiếp, nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu sẽ áp dụng tần suất 5 lô hàng lấy mẫu của 1 lô hàng để kiểm tra (đã cắt giảm 80% số lô hàng phải lấy mẫu). |
Tin liên quan

Xuất khẩu thủy sản đảo chiều: Trung Quốc vượt Mỹ, chiếm vị trí số 1
07:34 | 07/05/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp thủy sản linh hoạt tận dụng lợi thế xuất khẩu
15:56 | 11/04/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp thủy sản cân nhắc thời gian xuất khẩu hàng sang Mỹ
16:01 | 06/04/2025 Cần biết

Kỳ vọng cơ chế đặc thù thúc đẩy thị trường nhà ở xã hội phát triển
21:00 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel "bắt tay" KT: Tăng tốc chuyển đổi AI toàn diện tại Việt Nam
15:17 | 27/05/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Giá chung cư tại các đô thị lớn chững lại
07:52 | 27/05/2025 Nhịp sống thị trường

Giao dịch bất động sản tăng, tồn kho giảm trong quý đầu năm
16:34 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Hoàn thành 14 dự án nhà ở thương mại trong quý I/2025
16:31 | 26/05/2025 Nhịp sống thị trường

Murata Việt Nam tiên phong trong chương trình Hải quan hỗ trợ doanh nghiệp
16:08 | 26/05/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Tích cực đàm phán mở cửa các thị trường cho sản phẩm sầu riêng
09:20 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhanh chóng đưa chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới chỉ còn khoảng 1-2%
09:18 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Thủ tướng Chính phủ: Tháo gỡ các vướng mắc để giảm chi phí, giảm giá bất động sản
09:16 | 25/05/2025 Nhịp sống thị trường

Nhu cầu tìm kiếm bất động sản tại Hưng Yên tăng vọt
15:32 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Tháng 5, ngành hàng không đón hơn 10 triệu khách
15:05 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản công nghiệp kỳ vọng "đòn bẩy" sáp nhập tỉnh
08:56 | 23/05/2025 Nhịp sống thị trường

Doanh nghiệp nội giữ chân khách hàng bằng sản phẩm xanh
21:26 | 22/05/2025 Nhịp sống thị trường
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Thu giữ trên 1,5 tấn chân gà đông lạnh, không rõ xuất xứ tại TP. Lào Cai

Mỗi năm kiểm nghiệm 40.000 mẫu thuốc lưu hành trên thị trường

Từ ngày 1/6 có khoảng 37.000 hộ kinh doanh sẽ dừng nộp thuế khoán

LONGFORM: Bỏ thuế khoán- Đảm bảo tính minh bạch và bình đẳng trong thực hiện nghĩa vụ thuế
14:02 | 26/05/2025 Megastory/Longform

(INFOGRAPHICS): Cơ chế thuế dành cho doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh theo Nghị quyết số 198/QH15
16:15 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Các trường hợp bắt buộc phải sử dụng hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền
11:11 | 20/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Cải cách thuế đối với hộ kinh doanh theo Nghị quyết 68-NQ/TW
09:56 | 18/05/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Quy trình mới về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu
13:51 | 12/05/2025 Infographics

Từ ngày 1/6 có khoảng 37.000 hộ kinh doanh sẽ dừng nộp thuế khoán

Hải quan khu vực V nâng cao năng lực ứng dụng chuyển đổi số cho công chức

Đề xuất hỗ trợ 50% kinh phí triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Dạy thêm có phải áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền?

Hải quan cửa khẩu cảng Cẩm Phả tham vấn doanh nghiệp gia công, sản xuất xuất khẩu

Thu nội địa trên địa bàn tỉnh Nghệ An đạt hơn 8.518 tỷ đồng

EU sắp thanh tra sầu riêng Việt Nam

Lạng Sơn – Quảng Tây: Cùng tìm biện pháp thông quan hàng hóa qua cửa khẩu của 2 bên

Xoài Việt Nam áp đảo thị phần nhập khẩu tại Trung Quốc

Đức – Thị trường chiến lược giúp Việt Nam ứng phó sức ép thuế quan từ Mỹ

Thái Lan lấy lại ngôi vị số 1 về cung cấp ô tô cho Việt Nam

Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu

Không sử dụng hoá đơn và mã số thuế của Công ty sản xuất thép Úc SSE từ ngày 22/5/2025

Thu giữ trên 1,5 tấn chân gà đông lạnh, không rõ xuất xứ tại TP. Lào Cai

Lạng Sơn: Chốt chặn ngăn hàng lậu và xuất nhập cảnh trái phép

Phát hiện một lượng lớn tất chân có dấu hiệu giả xuất xứ và nhãn hiệu tại Hà Nội

Hải quan cửa khẩu Lào Cai tiêu hủy hơn 2,5 tấn thực phẩm đông lạnh nhập lậu

Công an TP Hà Nội lập chuyên án điều tra các hành vi vi sản xuất, buôn bán hàng giả

Kê khai, thu nộp các khoản thu từ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp

Hộ kinh doanh dễ dàng áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Nhiều điểm mới trong dự thảo lần 2 Nghị định về xuất xứ hàng hoá

Trình tự, thủ tục gia hạn nộp thuế theo Nghị định 82/2025/NĐ-CP

Một số điểm mới của Luật Thuế GTGT (sửa đổi) có hiệu lực từ 1/7/2025
