Doanh nghiệp phải đi từng bước để phát triển bền vững
Phát triển bền vững vì lợi ích sát sườn của doanh nghiệp | |
Sức lan tỏa của phát triển bền vững tới doanh nghiệp chưa cao | |
Chính phủ đặt ra 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 |
Ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam |
Với những tác động của đại dịch Covid-19 trong năm 2020, các DN đã có “trợ lực” như thế nào để vượt khó, thưa ông?
Năm 2020, biến cố lớn nhất và bất ngờ nhất là tình hình đại dịch, đã gây ảnh hưởng đến toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế mở nên không tránh khỏi tác động. Nhưng Đảng và Nhà nước đã có chính sách ứng phó, phòng chống dịch Covid-19 hết sức đúng đắn nên so với nhiều quốc gia, DN Việt Nam chịu mức độ ảnh hưởng nhỏ hơn.
Bên cạnh đó, các DN còn nhận được sự trợ giúp của nền kinh tế vĩ mô, giai đoạn 2016-2019, chúng ta đã hoàn thành cả 12 chỉ tiêu về phát triển và tăng trưởng kinh tế, giúp nâng cao niềm tin của DN, người lao động và nhà đầu tư vào Đảng, Chính phủ. Khi đại dịch Covid-19 xảy ra, cùng với biện pháp phòng chống từ chính quyền, DN và người dân đều đồng lòng thực hiện, tuân thủ các quy định giúp dịch bệnh cơ bản được đẩy lùi. Hơn nữa, Đảng và Nhà nước đã nhận định lấy kinh tế tư nhân làm động lực quan trọng của nền kinh tế, nên Chính phủ đã tập trung mạnh về cải cách thủ tục hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử, giúp tiến tới Chính phủ số và DN số, tạo điều kiện cho các DN nâng cao năng suất lao động, thu hút đầu tư tư nhân và đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những thành công vẫn có nhiều khó khăn, theo ông, qua năm 2020, các DN Việt Nam đã rút ra được những bài học kinh nghiệm gì?
Trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động kinh doanh – thương mại bị gián đoạn, đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để các DN ngồi lại, suy nghĩ, đánh giá xem hoạt động của mình thời gian qua như thế nào. Đại dịch đã cho thấy nếu các DN vẫn làm ăn theo hình thức chụp giật, lấy ngắn nuôi dài thì không giải quyết được các khó khăn. Bối cảnh hiện này cho thấy các DN không thể đi nhanh mà phải đi từng bước, đi từ từ một cách bài bản, hướng tới phát triển bền vững. Điều này có nghĩa là tư duy của các DN, người lãnh đạo DN phải có sự thay đổi theo xu thế hội nhập và các tiêu chuẩn quốc tế.
Bên cạnh đó, Covid-19 đã làm đứt gãy, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, trong khi các DN Việt Nam vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung ứng nguyên liệu nhập khẩu nên cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất. Do đó, việc chủ động nguồn nguyên phụ liệu trong nước, tự phát triển các chuỗi cung ứng cũng là bài học cần được các DN chú ý trong thời gian tới.
Đặc biệt, đại dịch trong năm 2020 đã chứng minh cho thấy, nếu các DN không đầu tư công nghệ, chuyển đổi số thì chỉ có lùi, không có tiến. Hiện nhiều DN Việt Nam vẫn chưa chú trọng đầu tư cho số hóa, vẫn còn tâm lý e ngại, chần chừ, sợ phức tạp, sợ khó… thì DN đó khó có thể thành công. Ngoài ra, năm 2020 tiếp tục đặt ra vấn đề về nguồn nhân lực của các DN. Chúng ta cứ tưởng các DN đang thừa lao động, nguồn lao động dồi dào nhưng không phải. Các DN đang rất thiếu lao động lành nghề, lao động có chuyên môn cao, nên rất cần những lộ trình đào tạo một cách thực chất, hiệu quả, đi vào đúng nhu cầu phát triển của cộng đồng DN.
Ông đánh giá về cơ hội và thách thức với cộng đồng DN trong năm 2021 như thế nào?
Mức độ ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đến các DN trong năm 2021 sẽ sâu hơn. Có thể phải đến giữa năm 2021, may ra chúng ta mới có thể thấy được tác dụng từ các phát triển về vắc xin phòng chống dịch. Vì thế, các DN ngành hàng không, du lịch, dịch vụ… vẫn tiếp tục chịu ảnh hưởng lớn. Ngoài ra, các DN nước ta còn chịu nhiều ảnh hưởng từ tư duy, chế độ, chính sách kinh tế, chính trị của các nước lớn như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh, Trung Quốc…
Vì thế, khó khăn với các DN Việt Nam trong năm 2021 vẫn “chồng chất”. Nhưng các DN Việt Nam cũng đứng trước nhiều cơ hội, trong đó đáng lưu ý nhất là uy tín của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về phòng chống dịch. Do đó, không những hàng hóa xuất nhập khẩu được giảm bớt ảnh hưởng, mà các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ dịch chuyển, đến đầu tư mới tại Việt Nam nhiều hơn, từ đó mở ra cơ hội hợp tác, kinh doanh cho các DN trong nước.
Nhiều DN dệt may đã có đơn hàng đến giữa năm 2021. Ảnh: H.Dịu |
Với những thách thức như trên, ông có kiến nghị gì về chính sách hỗ trợ của Chính phủ đến các DN?
Trong năm 2020, ngay khi đại dịch bùng phát, Chính phủ đã ban hành các chính sách hỗ trợ rất đúng đắn và kịp thời. Vì thế, sang năm 2021, các gói hỗ trợ này nên tiếp tục được phát huy, nhưng một số điều kiện cho DN thụ hưởng cần được giảm xuống và đề ra các phương án đưa chính sách hỗ trợ hiệu quả, thiết thực hơn.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, cắt giảm các điều kiện kinh doanh, điều kiện kiểm tra chuyên ngành… để thúc đẩy hoạt động sản xuất, xuất khẩu cũng như đầu tư. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần chú trọng đến đào tạo nghề, phát triển nền kinh tế phù hợp trong bối cảnh hiện nay, ví dụ như tôi đã từng đề xuất là phát triển mạnh “kinh tế ban đêm” để đẩy mạnh tiêu dùng nội địa, kích thích sản xuất từ các DN trong nước.
Có thể nói, nền tảng chính trị của Việt Nam đang đi rất “đẹp”, các DN không phải suy nghĩ nhiều mà chỉ cần mạnh dạn đầu tư và phát triển. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta phải phát triển một nền kinh tế “uyển chuyển”, linh động và linh hoạt trước mọi vấn đề, để có thể cầm cự và phát triển bền vững trong mọi tình huống.
Xin cảm ơn ông!
Ông Đào Trọng Khoa, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam: Ngành logistics được coi là “chìa khóa” để Việt Nam tham gia tích cực vào chuỗi giá trị toàn cầu bởi ngành logistics có vị trí đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong dịch vụ thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Để nâng cao năng lực ngành logistics, trong năm 2021 các doanh nghiệp logistics cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới để đáp ứng yêu cầu của thương mại điện tử, chuỗi cung ứng lạnh, tự động hóa trong quản trị kho hàng, trong đó mảng logistics đô thị cần đẩy mạnh ứng dụng số hóa. Trong giải pháp chuyển đổi số để cắt giảm chi phí, việc ứng dụng AI nhằm hình thành nền tảng số tích hợp công nghệ hiện có về logistics như hệ thống quản lý vận tải, cảng biển, kho bãi nhằm phục vụ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics và các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu để kéo giảm chi phí là yếu tố mang tính sống còn. Xuân Thảo (ghi) |
Tin liên quan
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
08:49 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
"Thực chiến" trong đào tạo cho nguồn nhân lực hội nhập quốc tế
15:19 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp bứt phá kinh doanh với lãi suất cho vay siêu ưu đãi từ BAC A BANK
15:44 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
08:50 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Tân cảng Sài Gòn lần thứ 8 liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia
08:00 | 05/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kiến nghị “cởi trói” thủ tục cho các “anh cả đỏ” về tăng vốn
21:29 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
09:59 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp hóa chất chuyển đổi Xanh để cạnh tranh hiệu quả
08:47 | 04/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Diễn đàn "Ngày hàng hóa hàng không" lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam
10:38 | 03/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
3 triệu người dùng 5G Viettel, tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G
08:30 | 02/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Giải nghịch lý để đón cơ hội từ các "đại bàng" công nghệ
16:43 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Maersk khai trương kho ngoại quan tại Việt Nam
16:05 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Công ty Cổ phần MISA bổ nhiệm nhân sự cấp cao
14:46 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Hoàng Diệu lập kỷ lục khai thác 1 triệu tấn hàng trong tháng 10
09:35 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Từ sự “bất bình thường” giá cà phê, lo về niên vụ mới
09:03 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Kẻ đi chơi xa, người ở làm mát cơ thể sẵn sàng chạy việc cuối năm
08:09 | 01/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Hải quan sân bay Cam Ranh phối hợp phát hiện, xử lý nhiều vụ buôn lậu
Trung Quốc xây dựng hệ thống trạm sạc xe điện lớn nhất thế giới
Tăng trích lập dự phòng rủi ro “bào mòn” lợi nhuận ngân hàng
Vinh danh 190 doanh nghiệp với 359 sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia năm 2024
Giảm chi phí logistics: Giải pháp cạnh tranh, thu hút hàng hóa xuất nhập khẩu
Tuyên bố chung giữa Việt Nam và UAE về nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện
08:35 | 29/10/2024 Sự kiện - Vấn đề
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics
Phiên họp Ủy ban Kỹ thuật thường trực WCO tại Bỉ: Dấu ấn điều hành của đại diện Hải quan Việt Nam
09:25 | 29/10/2024 Hải quan
Hành vi buôn lậu “khí cười” tại Công ty Hoa Việt diễn ra thế nào?
10:18 | 29/10/2024 An ninh XNK