Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm cần làm gì để vượt qua rào cản kỹ thuật của EU?
![]() | Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất về thực phẩm, nông sản của Việt Nam |
![]() | Bộ Công Thương đề xuất giải pháp gì xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc? |
![]() |
Ông Lê Thanh Hòa cập nhật các quy định của EU đối với nông sản, thực phẩm nhập khẩu cho các doanh nghiệp. Ảnh: N.H |
Ngày 28/9, Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM phối hợp với Hội Lương thực thực phẩm TPHCM tổ chức Hội nghị phổ biến các tiêu chuẩn quy định và thực thi cam kết về SPS trong Hiệp định EVFTA.
Ông Huỳnh Minh Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ hội nhập quốc tế cho biết, Hiệp định EVFTA chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. Theo thống kê 2 năm thực thi Hiệp định, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đạt khoảng 83 tỷ USD với tăng trưởng xấp xỉ 15%.
Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, năm 2022, ngành nông nghiệp và các doanh nghiệp đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Điển hình là tác động của giá vật tư đầu vào và giá lương thực thực phẩm gia tăng do đứt gãy chuỗi cung ứng, dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
Ông Trịnh Bá Cường, Tổng thư ký Hội Lương thực Thực phẩm cũng lưu ý doanh nghiệp về tình trạng các nước nhập khẩu ngày càng nâng cao các yêu cầu kỹ thuật, quy định về SPS, hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT). Đây chính là thách thức lớn đối với xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm chế biến.
Thực tế thời gian qua, nhiều sản phẩm nông sản và thủy sản xuất khẩu của Việt Nam có mức dư lượng hóa chất nông nghiệp vượt quá mức quy định đã bị Liên minh châu Âu (EU) thu hồi hoặc cảnh báo, điều này dẫn tới nhiều tổn thất cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ ngành sản xuất trong nước.
Tại hội nghị, ông Cao Xuân Quân, Giám đốc Văn phòng TBT Việt Nam, Bộ Khoa học công nghệ đã cập nhật các quy định về nhãn mác, bao bì, đóng gói của thị trường EU và một số thị trường trọng điểm Việt Nam có FTA; hướng dẫn doanh nghiệp theo dõi, cập nhật các thông báo, quy định TBT trong hoạt động xuất nhập khẩu.
Điển hình như thị trường EU yêu cầu trên bao bì của sản phẩm thủy sản đánh bắt phải ghi thông tin kích cỡ của mắt lưới, ngày đánh bắt, ngày chế biến, cấp đông… Ngoài ra, các thị trường cũng rất quan tâm tới thông tin cảnh báo về các chất có khả năng gây dị ứng có trong sản phẩm.
Riêng đối với thị trường EU, ông Lê Thanh Hòa, Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cũng cập nhật các quy định về nguy cơ nhiễm vi sinh vật, hóa chất đối với rau, hoa quả xuất khẩu vào EU; rủi ro mất an toàn thực phẩm thủy sản liên quan đến dư lượng hóa chất kháng sinh cấm, thuốc diệt ký sinh trùng, dư lượng độc tố thủy sản, kim loại nặng, phụ gia chế biến thủy sản, nhiễm vi sinh vật… Đối với nhà sản xuất, chế biến xuất khẩu, EU yêu cầu đạt các hệ thống chứng nhận an toàn thực phẩm như ISO 22000 hay HACCP; tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm (TCCS), kiểm tra giám sát chất lượng, quy chế truy xuất nguồn gốc từ nguyên liệu – thành phẩm – phân phối, triệu hồi sản phẩm…
Ông Lê Thành Hòa khuyến nghị các doanh nghiệp cần đào tạo và nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, người sản xuất và chế biến. Đồng thời cần đầu tư xây dựng vùng trồng hay hợp tác với người sản xuất thiết lập các quy trình sản xuất đảm bảo đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, có kế hoạch giám sát các mối nguy trong toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là mối nguy ô nhiễm vi sinh vật và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Đặc biệt, ông Lê Thanh Hòa nhấn mạnh việc cần các chương trình giám sát không chỉ đối với việc sản xuất, chế biến sản phẩm mà cả về các vấn đề lao động, môi trường… “Trong tương lai, các thị trường khác cũng sẽ đưa ra những yêu cầu khắt khe tương tự như EU. Do đó, việc sớm đáp ứng các quy định này sẽ giúp hàng hóa của doanh nghiệp có thể đi đến bất cứ thị trường nào trên thế giới” – ông Hòa nhấn mạnh.
Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng cần lưu ý tới các xu hướng tiêu dùng mới liên quan đến kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, bảo vệ môi trường… để có chiến lược sản xuất kinh doanh phù hợp, đáp ứng các xu hướng này.
Tin liên quan

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I
10:23 | 18/04/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu
21:50 | 17/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Quý I, xuất nhập khẩu cả nước đạt hơn 202 tỷ USD
20:16 | 16/04/2025 Xu hướng

TPHCM mở phiên chợ Xanh - Tử tế
16:01 | 19/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế
15:49 | 19/04/2025 Nhịp sống thị trường

Hà Nội vắng bóng căn hộ có giá dưới 2 tỷ đồng
10:21 | 18/04/2025 Nhịp sống thị trường

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đi vào hoạt động
10:16 | 18/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Trước chính sách thuế của Mỹ cần theo dõi biến động của thị trường bất động sản
21:33 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

Viettel cùng GSMA lần đầu tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Quốc gia số
20:59 | 17/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Giá vàng trong nước và thế giới thi nhau lập đỉnh
20:27 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

Vinamilk được vinh danh là doanh nghiệp tiêu biểu của TP.HCM nhân kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
11:16 | 17/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp

Kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo thực phẩm bổ sung Nutri Brain IQ
09:52 | 17/04/2025 Nhịp sống thị trường

FedEx tăng cường kết nối xuất khẩu sang thị trường Mỹ
15:29 | 16/04/2025 Doanh nghiệp - Thương hiệu

Xô đổ các kỷ lục trước đó, giá vàng trong nước đạt mốc 111 triệu đồng/lượng
15:21 | 16/04/2025 Nhịp sống thị trường

Bất động sản Bình Dương trước một “chương mới” khi dự kiến sáp nhập với TP.HCM
20:56 | 15/04/2025 Nhịp sống thị trường

Thị trường ô tô tháng 3 khởi sắc nhờ khuyến mại giảm giá
16:17 | 15/04/2025 Thị trường - Doanh nghiệp
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Hà Nội tăng cường giám sát chất lượng thực phẩm OCOP, hàng đông lạnh

Chính phủ yêu cầu theo dõi sát tình hình thị trường vàng trong nước và quốc tế

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

5 nhóm hàng xuất khẩu tỷ đô của ngành nông nghiệp
11:04 | 17/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): Tổng quan bức tranh thuế thương mại điện tử quý I/2025
08:50 | 18/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS): 3 điều kiện hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động
09:18 | 19/04/2025 Infographics

(PODCAST) Ngành Tài chính chủ động ứng phó, giúp duy trì dòng chảy thương mại trước sức ép thuế từ Mỹ
09:53 | 18/04/2025 Multimedia

Sơ đồ bộ máy cơ quan thuế theo mô hình quản lý 3 cấp
15:40 | 15/04/2025 Infographics

Lâm Đồng: thu ngân sách quý I/2025 đạt trên 4.218 tỷ đồng

Công khai danh sách nợ thuế khu vực Vĩnh Linh – Gio Linh:

Chi cục Thuế Khu vực XII: tăng cường quản lý thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh

Tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để ngăn chặn hành vi chuyển giá

4.311 công chức, người lao động trong ngành Thuế nghỉ hưu trước tuổi và thôi việc

Đã hoàn 34.039 tỷ đồng thuế giá trị gia tăng

Quảng Ninh tham khảo Đề án thí điểm xây dựng Cửa khẩu thông minh của Lạng Sơn

Quý 1 xuất khẩu hàng hóa đạt 102,84 tỷ USD

Nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ tăng hơn 20% trong quý I

Chuẩn hóa xuất xứ để hàng Việt đi xa hơn

Doanh nghiệp tính chuyện xuất khẩu đường dài trước biến động

"Bệ phóng" cho xuất nhập khẩu qua cảng biển Hải Phòng

TP.HCM: 19.208 hộ kinh doanh thương mại điện tử có vi phạm

Đeo 4 kg dây chuyền vàng qua biên giới, lĩnh 12 năm tù

Hơn 24.500 trường hợp kinh doanh thương mại điện tử bị xử lý vi phạm thuế

2 giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh

Cần mạnh tay xử lý nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan thuế tại huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)

Thuế đối với khô dầu đậu tương dùng sản xuất thức ăn chăn nuôi

Quá 90 ngày chưa đề nghị hoàn, Hải quan sẽ chuyển số dư tiền gửi vào ngân sách

Hoàn tiền mua tem điện tử rượu nhập khẩu

Áp thuế CBPG tạm thời đối với một số sản phẩm thép mạ từ Trung Quốc và Hàn Quốc

Hướng dẫn xác định giá tính lệ phí trước bạ đối với ô tô, xe máy
