Doanh nghiệp nhựa tìm cơ hội phát triển từ xuất khẩu
Dù còn đối mặt nhiều khó khăn song các doanh nghiệp ngành nhựa vẫn cố gắng tìm cơ hội để phát triển. Ảnh: Stavian Chemical |
Lợi nhuận kém sáng
Trong năm 2022, xét báo cáo tài chính riêng lẻ của một số doanh nghiệp ngành nhựa cho thấy, kết quả kinh doanh có sự phân hóa giữa các doanh nghiệp cùng ngành khi có doanh nghiệp tăng mạnh nhưng lại có doanh nghiệp đi lùi.
Lũy kế năm 2022, Công ty Cổ phần DNP Holding có lợi nhuận sau thuế tăng gấp hơn 5 lần so với năm 2021, đạt 51,4 tỷ đồng. Để có được lợi nhuận tăng đột biến trong năm 2022, DNP Holding cho biết là nhờ tiết kiệm chi phí quản lý, chi phí bán hàng và đóng góp từ hoạt động tài chính. Cũng tăng trưởng mạnh là Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh khi ghi nhận lợi nhuận sau thuế gấp 3,5 lần năm 2021, đạt gần 675 tỷ đồng. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế năm 2022 của Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong chỉ tăng rất nhẹ 2,2% so với năm trước, đạt gần 446 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, với Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings, lợi nhuận sau thuế đi lùi hơn 4% so với năm 2021, đạt hơn 67 tỷ đồng. Đặc biệt, Công ty Cổ phần Nhựa An Phát Xanh có lợi nhuận sau thuế năm 2022 giảm rất mạnh (6 lần) so với năm 2021, chỉ đạt hơn 31 tỷ đồng…
Lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành nhựa trong năm 2021 có diễn biến như trên chủ yếu do tình hình kinh doanh trong nửa cuối năm đầy khó khăn, nhiều doanh nghiệp ghi nhận thua lỗ nặng vào quý 4/2022. Theo giải trình của An Phát Holdings, trong quý 4, dù vẫn duy trì tốt hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng giá hạt nhựa giảm, đồng thời Công ty phải trích lập dự phòng tồn kho để dự phòng biến động giá cả thị trường dẫn đến lợi nhuận giảm so với cùng kỳ. Tương tự, Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong cũng cho biết, doanh thu bán hàng giảm mạnh là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận giảm so với cùng kỳ.
Nhiều cơ hội mở rộng xuất khẩu
Năm 2023, các doanh nghiệp ngành nhựa phải tìm kiếm và tận dụng mọi cơ hội để có thể phục hồi và tiếp tục phát triển. Đại diện Công ty TNHH Sản xuất nhựa Việt Nhật cho biết, thay vì tìm cách giảm chất lượng, hạ giá thành để cạnh tranh tại thị trường trong nước, Công ty lựa chọn tiên phong về mẫu mã, chất lượng. Ngoài ra, Công ty cũng chủ động tham gia các cuộc xúc tiến thương mại để tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Nói riêng về cơ hội từ xuất khẩu, các doanh nghiệp ngành nhựa đang được đánh giá là có rất nhiều cơ hội, nhất là từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Theo Trung tâm WTO và hội nhập - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), ngành nhựa Việt Nam có nhiều thuận lợi khi xuất khẩu sang EU nhờ có năng lực cạnh tranh tốt ở một số dòng sản phẩm như bao bì, đồ gia dụng và nhiều doanh nghiệp đã đầu tư vào công nghệ để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra, so với nhiều đối thủ cạnh tranh, nhựa Việt Nam có một số ưu thế như giá cả cạnh tranh hơn do có nguồn nhân lực giá rẻ dồi dào, được hưởng thuế quan ưu đãi GSP của EU, khả năng tiếp cận với nguồn nguyên liệu tái chế giá rẻ… Không chỉ xuất khẩu, với EVFTA, ngành nhựa Việt Nam còn được hưởng lợi cả về nhập khẩu từ thị trường EU. Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là thành phẩm nhựa sang EU và nhập khẩu chủ yếu là nguyên liệu, bán thành phẩm nhựa từ EU để phục vụ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nhựa và các sản phẩm khác.
Hơn nữa, các doanh nghiệp còn liên tục tìm kiếm, mở rộng để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Công ty Cổ phần Stavian Hóa chất - Stavian Chemical cho biết sẽ đẩy mạnh hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu với các đối tác Ấn Độ và kỳ vọng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt khoảng 100 triệu USD năm 2023 và nâng lên 200 triệu USD các năm tiếp theo, sau đó Công ty sẽ nghiên cứu mở nhà máy hoặc hợp tác mở nhà máy sản xuất nhựa, hóa chất, hóa dầu tại Ấn Độ.
Tuy nhiên, không ít khó khăn vẫn chờ đón các doanh nghiệp ngành nhựa, nhất là khi ngành vẫn chưa chủ động được nguồn nguyên liệu. Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương nhận định, việc phụ thuộc quá nhiều (đến 80%) vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu nên giá cả và số lượng sản xuất của các doanh nghiệp thường không ổn định, phụ thuộc vào biến động thị trường nhập khẩu. Minh chứng rõ nét chính là kết quả kinh doanh năm 2022 như đã nêu ở trên. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp sản xuất nhựa Việt Nam vẫn chưa chú trọng vào xây dựng thương hiệu, tìm kiếm đối tác, thị trường cũng như chưa tập trung đầu tư vào sản xuất, nên sản phẩm chưa đa dạng phong phú.
Do vậy, các doanh nghiệp mong muốn cơ quan quản lý cần tích cực hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư, vận động các tập đoàn lớn, tập đoàn công nghệ chuyển giao công nghệ, đầu tư để doanh nghiệp nhựa Việt Nam lớn mạnh hơn. Các doanh nghiệp cũng phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh để thâm nhập và chiếm lĩnh nhiều thị trường xuất khẩu trên toàn thế giới.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics