Doanh nghiệp nhựa chuyển đổi xanh, giảm phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
Các doanh nghiệp ngành nhựa đang thực hiện nhiều chiến lược, đầu tư cho sản xuất xanh, xuất khẩu bền vững. Ảnh: ST |
Còn nhiều cơ hội và kỳ vọng cho ngành nhựa
Theo báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA), hiện có khoảng 4.000 doanh nghiệp nhựa trên cả nước nhưng có tới 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp nhựa đã sản xuất đầy đủ chủng loại phục vụ thị trường trong nước và đã xuất khẩu đến hơn 160 quốc gia trên thế giới. Vì thế, trong 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng ngành nhựa luôn đạt mức 2 con số, từ 12-15%/ năm. Tổng doanh thu ngành nhựa đã đạt trên 25 tỷ USD, trong đó xuất khẩu chiếm 22%. Kim ngạch xuất khẩu nhựa cũng tăng trưởng đều qua từng năm, từ 3 tỷ USD trong năm 2018 lên đến 5,5 tỷ USD trong năm 2022 với mức tăng trưởng trung bình từ 12-20%/năm.
Ông Hồ Đức Lam, Chủ tịch VPA cho biết, tốc độ tăng trưởng của ngành nhựa Việt Nam đang chậm lại kể từ cuối năm 2022 đến nay do ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 nói riêng và tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu nói chung. Tuy nhiên, tình hình cuối năm 2023 và đầu năm 2024 có thể sáng hơn khi các thị trường lớn có dấu hiệu giảm lượng tồn kho.
Về nguyên liệu cho ngành nhựa, đến nay, Việt Nam có thể sản xuất được các loại nguyên liệu như: PVC, PP, PET, PS, PE với tổng công suất gần 3 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, nguồn nguyên liệu sản xuất nhựa trong nước chỉ có thể đáp ứng 30% nhu cầu chủ yếu từ các nhà máy hóa dầu Long Sơn, nhà máy hóa dầu Dung Quất, nhà máy hóa dầu SCG và nhà máy sản xuất nhựa, nên 70% còn lại được nhập khẩu từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Theo các chuyên gia và doanh nghiệp, mỗi năm ngành nhựa cần khoảng 4,5-5 triệu tấn các loại nguyên liệu đầu vào như PE, PP, PS, PVC,… chưa kể hàng trăm loại hoá chất phụ trợ khác nhau. Do đó, chi phí cho nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu chi phí sản xuất của ngành nhựa.
Ngoài ra, theo VPA, xu hướng phát triển kinh tế tuần hoàn tại các thị trường trọng điểm đặt ngành công nghiệp nhựa không chỉ giảm dựa vào nguyên liệu nhập khẩu mà phải sử dụng nguồn nguyên liệu nhựa tái chế, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đánh giá theo xu hướng trong giai đoạn 2023-2028, ông Hồ Đức Lam nhận định, ngành nhựa Việt Nam cũng như thế giới dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng sản xuất và tiêu thụ nhựa do nhu cầu sử dụng nhựa trong nhiều lĩnh vực như đóng gói, ô tô, điện tử, y tế và nông nghiệp vẫn đang tăng lên.
Ngoài ra, vị này còn nhấn mạnh, kỳ vọng lớn nhất của ngành nhựa Việt Nam hiện nay là những Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết, đặc biệt là EVFTA. Bởi với EVFTA, thuế quan của hầu hết các sản phẩm nhựa xuất khẩu vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) được gỡ bỏ. Nên ông Hồ Đức Lam cho rằng, sản phẩm nhựa có thêm nhiều cơ hội để gia tăng thị phần tại thị trường lớn này. Tuy nhiên, đây lại là thị trường đòi hỏi yêu cầu và tiêu chuẩn rất cao, chưa kể các quy định về phát triển bền vững.
Đầu tư hướng đến sản xuất xanh, sạch
Trước xu thế này, các doanh nghiệp nhựa tại Việt Nam đang từng bước thay đổi và đẩy mạnh đầu tư để hướng đến sản xuất xanh, sạch và xuất khẩu bền vững. Chẳng hạn, Công ty cổ phần Nhựa tái chế Duy Tân (DUYTAN Recycling) vừa quyết định đầu tư xây dựng nhà máy nhựa tái chế rộng 65.000 m2 tại Long An. Tính đến thời điểm này, đây là nhà máy đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng công nghệ tái chế Bottle to Bottle - mỗi chai nhựa đã qua sử dụng sẽ được tái chế thành các hạt nhựa tạo ra một vòng lặp chai nhựa mới giúp giảm sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch.
Trong 9 tháng đầu năm 2023, nhà máy đã thu gom và tái chế 16.500 tấn rác thải nhựa (tương đương 1,27 tỷ chai). Số lượng chai nhựa đã được xử lý tái chế không chỉ cung cấp nguyên liệu cho các công ty đối tác nhãn hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) lớn tại Việt Nam mà còn xuất khẩu sang 12 quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ và châu Âu với sản lượng xuất khẩu 7.500 tấn. Ông Lê Anh, Giám đốc Phát triển bền vững của DUYTAN Recycling cho biết, giải pháp ưu tiên phát triển bao bì của các nhà sản xuất hiện nay chính là sử dụng chất liệu tái chế với thiết kế thân thiện môi trường.
Ngoài ra, trên cơ sở tăng cường hợp tác đầu tư, liên doanh để trở thành nhà cung cấp, tham gia chuỗi cung ứng của một số nhãn hàng toàn cầu như Coca Cola, Nestle, Lavie, Unilever, Suntory Pepsico... nhiều doanh nghiệp nhựa và những ngành liên quan tại Việt Nam thiết lập mô hình kinh tế tuần hoàn. Hay một số doanh nghiệp Việt Nam đã nâng tầm thương hiệu và trở thành thành viên chính thức của các hiệp hội lớn như Hiệp hội Liên minh Tái chế bao bì Việt Nam (PRO Việt Nam); Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam (VWRA)...
Theo ông Hồ Đức Lam, trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay và định hướng kinh tế tuần hoàn, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa cần có sự đầu tư nghiêm túc về công nghệ, thiết bị máy móc, đẩy mạnh các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và có sự phát triển trong tương lai. Ngoài ra, cần chuẩn bị kỹ để đón đầu cơ hội, đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Trước những thuận lợi và thách thức trên, các doanh nghiệp cũng mong muốn Chính phủ đưa ra các chính sách hỗ trợ cho ngành nhựa nhằm thúc đẩy sản xuất, đầu tư và xuất khẩu; đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp sản xuất nhựa thực hiện các quy định về môi trường và xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm ngành nhựa để bảo vệ nhà sản xuất Việt Nam và người tiêu dùng.
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
Giúp người tiêu dùng “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics