Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tìm thấy cơ hội giữa "vòng xoáy" Covid-19
DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ tăng đơn hàng nhờ dịch Covid-19. Ảnh: N.Thanh |
Tuy nhiên, với các doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước, đây không những là cơ hội để có thể tăng lượng đơn hàng mà còn là dịp để gia tăng kết nối, khẳng định thương hiệu với các DN sản xuất.
Đơn hàng gia tăng
Chia sẻ về cơ hội của DN trong đại dịch, ông Hà Quyết Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ thương mại Kim Long- DN sản xuất sản phẩm cơ khí, cho biết, lượng đơn hàng của DN đã tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, đặc biệt, khách hàng lại chủ yếu là các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Nguyên nhân đơn hàng tăng là do các DN này đang thiếu nguyên phụ liệu sản xuất do bị hạn chế nhập khẩu hàng từ Trung Quốc và các chuyên gia nước ngoài của các DN này cũng không thể sang Việt Nam để giám sát, nên không sản xuất được và phải chuyển sang đặt hàng gấp tại các DN công nghiệp hỗ trợ trong nước. Vì thế, để đáp ứng lượng đơn hàng tăng thêm này, các công nhân của Công ty Kim Long đã phải tăng tốc sản xuất, làm thêm giờ để không chỉ đảm bảo thời hạn giao hàng mà còn để sản phẩm đạt tiêu chuẩn tương đương, thậm chí vượt trội hơn hàng nhập khẩu.
Ông Hà Quyết Thắng cho biết thêm, DN đã phải đầu tư thêm trang thiết bị sản xuất, vừa đầu tư vừa sản xuất để đáp ứng cả số lượng và chất lượng các đơn hàng. Điều này không chỉ giúp DN có thể tăng thêm lợi nhuận mà còn giúp DN khẳng định tên tuổi, chất lượng với các DN FDI. Ông Thắng hy vọng, sau đợt đại dịch này, việc hợp tác cung ứng nguyên phụ liệu cho các DN FDI sẽ tiếp tục diễn ra và mở rộng hơn, bởi các DN FDI đã thấy được năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm đã làm của DN trong nước.
Tương tự như Công ty Kim Long, đại diện Công ty Cổ phần Dệt lụa Nam Định cho biết, thời gian gần đây, lượng đơn hàng của DN đã tăng gấp đôi, bởi các DN may mặc trong nước gặp khó khăn do bị hạn chế nhập khẩu nguồn nguyên phụ liệu từ Trung Quốc và Hàn Quốc. Đặc biệt, nhờ tăng lượng đơn hàng, có DN ngành dệt vải còn cho hay, trước đây, DN chủ yếu xuất khẩu vải, nhưng khi nhu cầu trong nước cao thì DN này lại chuyển sang tiêu thụ trong nước. Việc này không chỉ hỗ trợ các DN dệt may trong nước sản xuất thuận lợi hơn mà còn giúp DN hưởng lợi, bởi tiêu thụ nội địa vừa giúp rút ngắn thời gian giao dịch, vừa giảm chi phí vận chuyển.
Sản xuất nguyên phụ liệu cũng gặp khó về... nguyên liệu
Mặc dù cơ hội rõ ràng ở trước mắt, tuy nhiên, các DN ngành này cũng đang phải đối mặt với không ít mối lo. Trong đó, điều đáng ngại nhất là tình trạng thiếu nguyên phụ liệu để sản xuất. Theo ông Hà Quyết Thắng, để sản xuất thiết bị, phụ tùng, linh kiện công nghiệp hỗ trợ thì DN cũng cần phải có nguyên liệu sắt thép. Những mặt hàng này được DN lấy từ các công ty thương mại, các công ty này cũng phải đi nhập khẩu hàng. Vị này cho hay, hiện nguồn cung vẫn dồi dào bởi các công ty này đã trữ được lượng hàng lớn từ trước Tết. Tuy nhiên, với một số chủng loại, nếu dịch bệnh kéo dài 1-2 tháng nữa cũng sẽ trở nên khan hiếm. Đặc biệt, nếu dịch Covid-19 kéo dài lâu hơn thì tất cả hàng hóa nguyên liệu sẽ càng khó khăn, ảnh hưởng đến các DN sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
Đây cũng là mối lo ngại của các DN dệt vải. Để có nguồn cung dồi dào cho các DN dệt may, nguyên liệu bông sợi đều được lấy từ trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước không nằm trong vùng dịch lớn. Tuy nhiên, nếu dịch bùng phát mạnh hơn nữa thì nguồn hàng trong nước sẽ không đủ cho sản xuất vải nguyên liệu.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, số DN đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang chiếm khoảng 5% tổng số DN ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong số này, một số DN sản xuất linh phụ kiện, nguyên phụ liệu đáp ứng khá tốt nhu cầu trong nước và quốc tế, tuy nhiên, còn nhiều DN vẫn thiếu và yếu về quy mô và năng lực, các sản phẩm chủ yếu là linh phụ kiện đơn giản, hàm lượng công nghệ trung bình và thấp, có giá trị nhỏ trong cơ cấu giá trị sản phẩm. Chính vì thế, nhiều DN công nghiệp phụ trợ chia sẻ, cơ hội trước mắt nhưng nhiều mặt hàng khó có thể sản xuất được do thiếu máy móc, trình độ nhân công chưa cao. Vì thế, các DN mong muốn có những hỗ trợ để DN thay đổi thiết bị, được hỗ trợ chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thêm nguồn vốn để DN tiếp tục mạnh dạn đầu tư cho sản xuất, mua sắm trang thiết bị cũng như tuyển nhân công tay nghề cao.
Tin liên quan
Tăng doanh thu từ xây dựng chuỗi cung ứng bền vững
15:57 | 21/12/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cục Thuế TP Hồ Chí Minh tuyên dương 136 doanh nghiệp nộp thuế tiêu biểu
18:26 | 20/12/2024 Thuế - Kho bạc
Hải quan Đà Nẵng đồng hành và hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu
20:40 | 20/12/2024 Hải quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics