Doanh nghiệp chủ động xuất khẩu bền vững bằng chính thương hiệu
![]() |
Chế biến tôm xuất khẩu tại Công ty CP Thủy sản Cà Mau. Ảnh: N.H |
Xây dựng thương hiệu tôm Việt
Theo bà Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt vẫn hoạt động dưới hình thức gia công, bán hàng bằng thương hiệu của đối tác nước ngoài. Điều này khiến giá trị gia tăng bị giới hạn và hình ảnh tôm Việt khó xây dựng được chỗ đứng lâu dài trên thị trường quốc tế.
Một số doanh nghiệp với tư duy chiến lược, đã chủ động xuất khẩu hàng hóa bằng chính thương hiệu của mình. Điển hình như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, với định hướng xuất khẩu các dòng tôm giá trị cao (tôm tẩm bột, hấp chín, sushi-grade) dưới thương hiệu riêng – Minh Phu Seafood Corporation – vào thị trường Mỹ, Nhật, EU.
Thương hiệu này còn được doanh nghiệp quảng bá rộng rãi qua các hội chợ quốc tế, website chuyên nghiệp và mạng lưới công ty con tại nước ngoài.
Theo các chuyên gia, để đẩy mạnh xuất khẩu, doanh nghiệp có thể thực hiện các chiến lược như: tạo câu chuyện thương hiệu gắn với vùng nuôi, chất lượng, con người; đầu tư nhận diện hình ảnh chuyên nghiệp (tên gọi, logo, bao bì); đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại các thị trường mục tiêu để bảo vệ sản phẩm.
Theo bà Kim Thu, bên cạnh chất lượng sản phẩm, bao bì không chỉ bảo vệ sản phẩm mà còn là phương tiện truyền tải giá trị, tạo ấn tượng và niềm tin với người mua. Xu hướng hiện nay là bao bì thân thiện môi trường, thiết kế bắt mắt và tích hợp mã QR truy xuất nguồn gốc.
Điển hình như Tập đoàn Thủy sản Minh Phú và một số doanh nghiệp tiên phong đã sử dụng bao bì sinh học, có chứng nhận ASC/BAP, kèm mã truy xuất vùng nuôi.
Trong khi đó, doanh nghiệp như Đắc Lộc (Phú Yên) phát triển bao bì song ngữ, kết hợp hình ảnh vùng nuôi tôm sinh thái, và mã QR liên kết đến video giới thiệu quy trình nuôi sạch.
Từ thực tế trên, một số đề xuất thực tiễn cho doanh nghiệp, như: chuyển sang bao bì thân thiện môi trường để đáp ứng thị trường EU; sử dụng QR code để kể câu chuyện truy xuất minh bạch, tạo sự khác biệt; thiết kế bao bì bằng ngôn ngữ và văn hóa của từng thị trường nhập khẩu.
Gia tăng xuất khẩu trực tuyến
Theo VASEP, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận trực tiếp người mua mà không qua nhiều tầng trung gian.
Công ty Đắc Lộc là một ví dụ. Doanh nghiệp này đã đầu tư phát triển website bán hàng song ngữ, kết nối đơn hàng nhỏ từ các nhà hàng, nhà nhập khẩu tại châu Âu thông qua nền tảng chuyên ngành. Họ cũng chủ động truyền thông trên mạng xã hội, tham gia các sàn thương mại điện tử chuyên về nông thủy sản.
Doanh nghiệp có thể cân nhắc các chiến lược như: xây dựng website thương mại điện tử chuyên nghiệp, có chức năng truy xuất; tham gia các nền tảng như Alibaba, Amazon Global, JD.com... Sử dụng quảng bá trên mạng xã hội , như: Google, Facebook, TikTok để thu hút khách hàng quốc tế.
Một giải pháp hữu hiệu, thay vì bán sỉ, nhiều doanh nghiệp đã hợp tác trực tiếp với hệ thống phân phối – từ chuỗi siêu thị đến nhà hàng – để gia tăng giá trị thương hiệu.
Một số doanh nghiệp tôm Việt Nam hiện có sản phẩm mang thương hiệu riêng trong hệ thống Costco, Walmart, Sysco (Mỹ), với bao bì và nhãn hiệu Việt Nam rõ ràng. Điều này không chỉ nâng vị thế tôm Việt mà còn giúp doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng cuối với giá trị cao hơn.
Trong một ngành mà giá bán bị cạnh tranh quyết liệt, việc “bán sự khác biệt” thông qua thương hiệu, truy xuất và tiếp cận người tiêu dùng cuối là chiến lược then chốt. Các doanh nghiệp tôm Việt thành công là những DN biết cách định vị sản phẩm một cách bài bản và chủ động.
Tiếp thị không còn là lựa chọn, mà là yếu tố sống còn giúp tôm Việt Nam trụ vững và tiến xa hơn trên bản đồ thủy sản thế giới.
Tuy nhiên, hiện số lượng doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử để xuất khẩu thủy sản còn hạn chế, năng lực khai thác thị trường thương mại điện tử của doanh nghiệp Việt Nam còn khiêm tốn, chủ yếu sử dụng nền tảng thương mại điện tử lớn (chưa chủ động xây dựng website riêng để xuất khẩu), chủ yếu ứng dụng thương mại điện tử trong B-2-B; B-2-C còn hạn chế.
Cộng đồng doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ tăng cường triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo, xúc tiến thương mại điện tử xuyên biên giới, tăng cường tuyên truyền, phổ biến cho doanh nghiệp tận dụng thương mại điện tử.
Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo nhân lực (nhất là nhân lực khai thác thương mại điện tử), đẩy mạnh đầu tư công nghệ, tăng cường liên kết với các đối tác logistics, tài chính, marketing quốc tế.
Chú trọng xây dựng thương hiệu (giữ uy tín, chất lượng, sử dụng truyền thông xã hội). Đa dạng hóa thị trường ứng dụng thương mại điện tử, đa dạng hóa đối tác khách hàng mục tiêu.
Tin liên quan

Thanh khoản thị trường cổ phiếu niêm yết trên HNX tăng 20%
20:57 | 10/07/2025 Nhịp sống thị trường

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả
21:39 | 10/07/2025 Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Nhóm hàng xuất khẩu nào dẫn đầu Top 10 trong 6 tháng đầu năm?
15:21 | 10/07/2025 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Hàn Quốc vẫn là thị trường chính để Việt Nam xuất khẩu mặt hàng mực và bạch tuộc
21:14 | 10/07/2025 Xu hướng

Sự phục hồi của ngành rau quả Việt Nam đến từ đâu?
11:41 | 10/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu thép cuộn sang Nam Phi: Việt Nam được miễn thuế tự vệ tạm thời
11:00 | 10/07/2025 Xu hướng

Nhiều ngân hàng quốc tế đồng loạt nâng dự báo tăng trưởng của Việt Nam
09:49 | 10/07/2025 Xu hướng

Hướng đi mới cho doanh nghiệp sữa Việt tại Singapore
16:35 | 09/07/2025 Xu hướng

Doanh nghiệp Việt: cần thích ứng với chính sách mới của Indonesia để mở rộng xuất khẩu
13:34 | 08/07/2025 Xu hướng

Thép Việt vào Anh chịu hạn ngạch mới
19:55 | 07/07/2025 Xu hướng

Lạng Sơn: Phát triển kinh tế cửa khẩu- điểm sáng từ xuất nhập khẩu
09:41 | 07/07/2025 Xu hướng

Thành tích xuất khẩu 219,8 tỷ USD và khuyến nghị tái cấu trúc
07:44 | 07/07/2025 Xu hướng

Xuất khẩu hạt điều bứt phá vào Trung Quốc
07:35 | 07/07/2025 Xu hướng

TP. Hồ Chí Minh: Xuất siêu gần 7 tỷ USD
15:11 | 06/07/2025 Xu hướng

FDI Việt Nam nửa đầu 2025: Chế biến, bất động sản hút vốn mạnh
13:16 | 06/07/2025 Xu hướng

3 kịch bản tác động của thuế đối ứng của Mỹ đối với xuất khẩu Việt Nam
17:30 | 05/07/2025 Xu hướng
Tin mới

Giao dịch phân khúc bất động sản gắn liền với đất ghi nhận sự tăng trưởng tích cực

Hải quan khu vực VII bám sát địa bàn ngăn chặn hàng lậu từ biên giới

Đừng bắt doanh nghiệp chân chính chịu trận trước hàng giả

Chi cục Hải quan khu vực XVIII công bố quyết định bổ nhiệm lãnh đạo

Hải quan Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm và thách thức trong thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách

(INFORGRAPHICS): Hướng dẫn các kênh nộp thuế điện tử nhanh chóng, tiện lợi
00:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): 10 doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn nhất tại TP. Hà Nội
09:00 | 08/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS): Những điểm cần lưu ý đối với tài khoản định danh điện tử của doanh nghiệp
19:17 | 07/07/2025 Infographics

(INFORGRAPHICS) - Cơ cấu tổ chức bộ máy mới của ngành Thuế từ ngày 1/7/2025
15:14 | 01/07/2025 Infographics

Bài 3: (LONGFORM): Phân cấp, phân quyền trong quản lý thuế: Tăng hiệu quả, giảm thủ tục vì người dân và doanh nghiệp
15:54 | 30/06/2025 Diễn đàn