Đô thị hóa: Diện mạo mới và những nỗi lo
Khang trang hơn...
Ông Nguyễn Hùng Tiến, “Nhiều người cho rằng phát triển đô thị nhìn vào không gian kiến trúc, nhưng tôi cho rằng hạ tầng kỹ thuật đô thị đóng vai trò quan trọng, quyết định trong nâng cao chất lượng sống ở đô thị. Một đô thị phát triển nghĩa là điều kiện sống của người dân phải được cải thiện, sống trong môi trường không bị ô nhiễm, các chất lượng dịch vụ đô thị phải được cải thiện, đấy mới là đáp ứng được yêu cầu trong phát triển đô thị”. |
Cùng với sự phát triển của hệ thống đô thị, chất lượng đô thị cũng được cải thiện đáng kể. Cùng với hàng ngàn khu đô thị mới, các dự án nhà ở với nhiều quy mô khác nhau đã và đang được xây dựng, góp phần thay đổi diện mạo của đất nước. Theo ông Nguyễn Hùng Tiến, Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật đô thị, Bộ Xây dựng, trong thời gian qua, đặc biệt giai đoạn năm 2010 - 2015, hạ tầng đô thị được Nhà nước quan tâm đầu tư đặc biệt, do đó bộ mặt đô thị sáng sủa, hoành tráng hơn, không chỉ là ở kiến trúc mà còn là các công trình hạ tầng kỹ thuật. “Có thể ở đâu đấy việc ùn tắc giao thông, ngập úng làm cho hình ảnh đô thị có những cái chưa đạt được theo mong muốn, nhưng nếu nhìn chung cả hệ thống thì đô thị Việt Nam được cải thiện rất lớn. Nếu ai có điều kiện đi suốt dọc bờ biển miền Trung sẽ thấy những đô thị dọc ven biển miền Trung rất hiện đại và thu hút được nhiều khách du lịch”, ông Tiến nhận định.
Nhà ở xã hội tại đô thị cũng đặc biệt được quan tâm trong thời gian qua. Trong năm 2015, cả nước đã phát triển thêm khoảng 1 triệu m2 nhà ở xã hội, đưa tổng diện tích nhà ở xã hội toàn quốc đạt khoảng 2,8 triệu m2. Cùng với việc nỗ lực thực hiện hiệu quả các chương trình nhà ở trong chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, các chương trình phát triển nhà ở xã hội trọng điểm đã góp phần cải thiện điều kiện cho các đối tượng có khó khăn về nhà ở, nhất là khu vực đô thị.
Phát triển về hạ tầng nhà ở, giao thông… đã góp phần làm cho bộ mặt của đô thị ngày càng khang trang hơn. Điều này thể hiện rõ nhất tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Theo TS. Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nội, 5 năm qua, bộ mặt Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt nhờ được đầu tư mạnh mẽ. Nhiều dự án, công trình trọng điểm trên địa bàn đã được hoàn tất như tuyến vành đai 3, cầu Nhật Tân cũng như tuyến đường Nhật Tân - Nội Bài, nhà ga quốc tế T2 Nội Bài...
Đô thị phát triển là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, sự phát triển của những đầu tàu như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng... là động lực kéo theo và lan tỏa cho sự phát triển của các vùng kinh tế và của cả nước. Các hoạt động kinh tế tại các khu vực đô thị đã tạo ra hàng triệu việc làm cho người lao động, góp phần quan trọng trong việc duy trì sự ổn định và phát triển chung của toàn xã hội.
... Nhưng còn nhiều bất cập
Cùng với việc nhiều đô thị ở Việt Nam được mở rộng về quy mô không gian, nhiều vấn đề bất cập đã nảy sinh. Sự tăng trưởng nhanh chóng dân số đô thị đã gây áp lực lên cơ sở hạ tầng, ùn tắc giao thông xảy ra ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt tại các đô thị lớn. Hệ thống thoát nước và vấn đề ngập úng cũng là điều nhức nhối bấy lâu nay của các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đồng Nai... Tại Hà Nội, câu chuyện đường ống nước Sông Đà vỡ 16 lần kể từ khi đưa vào sử dụng không chỉ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của hàng ngàn người dân thủ đô, gây bức xúc trong dư luận mà còn cũng thể hiện những yếu kém trong công tác quản lý đầu tư hạ tầng đô thị. Những bất cập trong quản lý đô thị cũng thể hiện qua vụ chặt hạ hàng loạt cây xanh ở Hà Nội vừa qua.
Bên cạnh đó, việc phát triển đô thị mới chú trọng đến lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị mà chưa quan tâm đến lĩnh vực hạ tầng xã hội cũng như dịch vụ gắn liền với nó. Nhiều khu đô thị vẫn thiếu thốn hạ tầng xã hội, chất lượng dịch vụ công ích (bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí...) không tương xứng cũng làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân đô thị. Điều này cũng do quy hoạch đô thị còn tồn tại nhiều hạn chế, khi hiện nay quy hoạch đô thị đang có xu hướng chạy theo số lượng, quy mô, không chú ý đến không gian, chất lượng cuộc sống cộng đồng. Hơn nữa, tại các đô thị, vấn đề tội phạm còn phức tạp, tạo ra những lo lắng với đời sống của người dân.
Ngoài ra, bộ mặt đô thị tuy được cải thiện, nhưng sự “nhếch nhác” vẫn là điều dễ thấy ở hầu hết các đô thị. Dân số đô thị đông, nhưng số người có đời sống khó khăn, thiếu nhà ở và có học vấn thấp vẫn nhiều, đồng thời vẫn còn những khác biệt về điều kiện sống và lợi thế kinh tế tại một số khu đô thị nhất định. Cụ thể, tại một số đô thị vẫn còn những khu vực đô thị nghèo, thu nhập thấp. Đây là khu đông dân cư, giao thông đặc biệt chật hẹp, không có nhiều cây xanh, ít được tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như nhà ở, nước sạch, vệ sinh môi trường, chiếu sáng và các tiện nghi xã hội khác. Theo đánh giá của tổ chức Liên hợp quốc về định cư con người (UN-Habitat), hiện nay có khoảng 40% dân số đô thị Việt Nam đang phải sống trong khu vực có điều kiện hạ tầng thiếu thốn. Trong khi đó, một đô thị phát triển không thể được coi là phồn thịnh và đáng sống nếu 40% dân số phải sống trong điều kiện dưới mức chuẩn. Những khu thu nhập thấp được coi là nút thắt trong phát triển đô thị và đây là những thách thức lớn đối với các nhà quản lý.
Ông Phạm Thế Minh, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng hiện nay chúng ta mới chỉ tập trung làm nhà ở với mật độ cao, còn diện tích lưu thông rất ít. Không chỉ vấn đề giao thông mà kể cả xử lý rác, cấp nước sinh hoạt, thoát nước... đang đặt ra nhiều vấn đề cấp bách. Người dân đô thị đã được cải thiện về vấn đề nhà ở, giao thông, nhưng chất lượng cuộc sống vẫn thấp. Người dân sống không thực sự thấy yên tâm và an toàn, đi ra đường không biết có thể bị tai nạn lúc nào, nước sinh hoạt không biết sạch hay bẩn, vì thế, theo ông Phạm Thế Minh, so với thế giới chúng ta đang ở bước tụt hậu.
Để giải quyết một số vấn đề bức bách trong phát triển đô thị như ùn tắc giao thông, ngập úng, ông Nguyễn Hùng Tiến cho biết, Bộ Xây dựng quan tâm trước hết là vấn đề quy hoạch xây dựng, quy hoạch giao thông, quy hoạch sử dụng đất. Theo đó, cần có sự rà soát lại các quy hoạch này cho phù hợp. Việc đầu tư xây dựng cần theo quy hoạch và kế hoạch, không đầu tư tràn lan. Bên cạnh đó, phải rà soát kế hoạch triển khai, đẩy nhanh tiến độ để sớm kết thúc các dự án, theo đó, đại diện Bộ Xây dựng nhấn mạnh, về phía chính quyền đô thị phải có những quyết sách cụ thể rõ ràng mới đẩy nhanh được tiến độ các dự án này.
Tin liên quan
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
15:46 | 23/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Báo động tai nạn tự chế pháo nổ
13:51 | 22/12/2024 Người quan sát
Đột phá cho chuyển đổi số
06:51 | 22/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thủ tướng chỉ đạo phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP năm 2025 đạt trên 8%
15:53 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Chuyển đổi số - xu hướng tất yếu trong hoạt động giáo dục và đào tạo
10:41 | 21/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Ngân hàng Thế giới: Kinh tế toàn cầu ổn định, Việt Nam tăng trưởng vượt trội
09:06 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Thích ứng và đổi mới trong môi trường toàn cầu luôn biến động
07:45 | 20/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Tổ chức trưng bày các thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân
16:31 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Giá xăng dầu đồng loạt tăng, xăng RON95-III ở mức hơn 21.000 đồng/lít
15:16 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
“Cán bộ có ô tô thuê nhà ở xã hội”
09:15 | 19/12/2024 Người quan sát
Hợp tác kết nối thị trường
07:48 | 19/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Cafe Giảng
07:45 | 19/12/2024 Người quan sát
Tạp chí Hải quan đứng đầu về mức độ chuyển đổi số trong khối tạp chí Trung ương và địa phương
08:49 | 17/12/2024 Sự kiện - Vấn đề
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Chìa khóa để TPHCM tiến vào kỷ nguyên mới, vươn lên cùng khát vọng dân tộc
Kim ngạch xuất nhập khẩu tiến tới mốc lịch sử khoảng 800 tỷ USD
Thu giữ khoảng 11 tấn pháo trong các thùng hàng có hình quả táo
Thêm cẩu giàn được bố trí tại bến số 3, 4 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng
Bridgestone thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại Việt Nam
(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan
(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS): Tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia chương trình tự nguyện tuân thủ
16:30 | 06/12/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) Tổng thu từ XNK các tỉnh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ
16:33 | 06/12/2024 Xuất nhập khẩu
(INFOGRAPHICS) 66 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 11
14:29 | 12/12/2024 Infographics