Định hướng mở để đa dạng hình thức huy động vốn
Nhiều rủi ro hơn khi doanh nghiệp dựa nhiều vào nguồn vốn vay | |
Làn sóng huy động vốn quốc tế | |
Công ty chứng khoán lách luật để huy động vốn cho margin |
TS. Lê Anh Tú |
Với những tác động của đại dịch Covid-19 như hiện nay, theo ông, những chính sách hỗ trợ về tài chính, nguồn vốn cho doanh nghiệp đã được tiếp nhận như thế nào?
- Hiện tại, các doanh nghiệp vẫn rất kỳ vọng Chính phủ sẽ kiểm soát dịch tốt hơn để từ 2021 và 2022 trở đi, các doanh nghiệp bắt đầu có sự phục hồi. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam cần có sự hỗ trợ nhất định không chỉ về tài chính mà về cả thể chế và các cách thức quản lý, giúp tạo điều kiện tốt hơn cho doanh nghiệp. Hiện các giải pháp tài chính cũng như việc thu hút vốn tại thị trường Việt Nam đã phát huy hiệu quả rất tích cực, giúp cho các doanh nghiệp cầm cự được với tình thế hiện tại.
Ông Nguyễn Hoàng Phương, Giám đốc Huấn luyện và Hỗ trợ kinh doanh, Công ty Cổ phần Chứng khoán HSC: Với những doanh nghiệp có vốn dưới 30 tỷ đồng, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần, các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư tư nhân (PE). Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể niêm yết trên sàn UPCOM. Hiện huy động tài chính từ thị trường giao dịch chứng khoán được coi là hiệu quả với những doanh nghiệp có vốn dưới 30 tỷ đồng. |
Tuy nhiên, với nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa thì việc tiếp cận nguồn vốn vẫn còn khó khăn. Vấn đề này hiện có rất nhiều lý do. Trong đó, điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn cần phải có sự định nghĩa rõ ràng hơn. Hơn nữa, việc chứng minh tài chính của doanh nghiệp để sử dụng nguồn vốn như thế nào vẫn là một yêu cầu khá gắt gao. Ngoài ra, để có được nguồn vốn thì các doanh nghiệp cũng cần phải chứng minh việc sử dụng vốn như thế nào, đạt được hiệu quả ra sao cũng là một bài toán khá hóc búa cho không ít doanh nghiệp. Sau đại dịch Covid-19, sự suy giảm giá trị tài sản của doanh nghiệp đang làm giảm khả năng cho vay của các ngân hàng với các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng.
Giải pháp nào để khắc phục tình trạng nêu trên, thưa ông?
- Theo tôi, ngoài việc tiếp cận các nguồn vốn truyền thống, các nguồn trợ cấp tài chính của cơ quan quản lý, các doanh nghiệp có thể cân nhắc về các nguồn vốn “phi truyền thống". Đầu tiên, các doanh nghiệp nên cân nhắc đến nguồn vốn từ đầu tư nước ngoài. Bởi có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam hoạt động kinh doanh rất tốt trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Trong khi hiện nay, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng như các quỹ đầu tư nước ngoài đang tìm kiếm những doanh nghiệp tốt tại Việt Nam để đầu tư.
Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các hình thức từ cổ phiếu, trái phiếu hoặc các quỹ đầu tư. Hiện thị trường chứng khoán đang là cái nôi để huy động vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thị trường này đang có sự tham gia rất lớn của các nhà đầu F0. Đây là các nhà đầu tư chưa có kinh nghiệm cũng như chưa có nhiều hiểu biết về các hoạt động của doanh nghiệp thông qua các bản báo cáo tài chính. Cho nên sự tham gia của các nhà đầu tư này thường là đi theo đám đông nhiều hơn, từ đó sẽ tạo ra nhiều rủi ro, thậm chí là hoài nghi về “bong bóng” thị trường như những năm 2007-2008.
Đặc biệt, trong bối cảnh công nghệ hiện nay, các doanh nghiệp có thể tiếp cận các nguồn vốn huy động mới như: hình thức gọi vốn cộng đồng (Crowdfunding), cho vay ngang hàng (P2P), tiền mã hóa… Tuy nhiên, do đây là các hình thức mới pháp luật Việt Nam chưa có quy định.
Ông có nói đến hình thức kêu gọi vốn liên quan đến tiền mã hóa, theo ông, hình thức này có cơ hội nào phát triển tại thị trường Việt Nam?
- Kể từ khi Covid-19 bùng phát, chúng ta đều thấy sự bùng nổ và lên ngôi của các doanh nghiệp về giải pháp công nghệ. Trong đó, tiền mã hóa cũng là một giải pháp công nghệ có rất nhiều ưu điểm, và đang được phát triển mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Tiền mã hóa là một hình thức mà không thông qua trung gian ngân hàng và giúp cho người dân cũng như các nhà đầu tư tự kiểm tra lẫn nhau thông qua nền tảng như blockchain. Tuy nhiên, rủi ro tại thị trường Việt Nam là các đồng tiền mã hóa được phát hành nhưng lại không có tài sản hoặc không có doanh nghiệp đứng đằng sau để hỗ trợ nhà đầu tư. Vì thế, rủi ro của nhà đầu tư hoàn toàn dựa trên giá trị đồng tiền mã hóa, nên cần phải rất thận trọng.
Hiện các cơ quan quản lý của Việt Nam vẫn đang nghiên cứu về vấn đề này cũng như về các loại hình huy động vốn mới. Tôi hy vọng các nhà hoạch định chính sách nhanh chóng đề xuất ra những hướng mở hơn giúp các doanh nghiệp tiếp cận được đa dạng nguồn vốn tốt hơn. Hơn nữa, các nhà quản lý cũng cần có sự quản lý sát sao hơn để giúp cho thị trường có sự minh bạch, cũng như giúp cho các nhà đầu tư có kiến thức và hiểu biết hơn, để các thị trường vốn phát triển một cách bền vững và ổn định, giúp sức cho các doanh nghiệp trong giai đoạn lâu dài.
Xin cảm ơn ông!
Tin liên quan
Chú trọng hỗ trợ thuế cho các lĩnh vực mang tính động lực tăng trưởng
20:20 | 22/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
QUATEST 3 đủ điều kiện thực hiện quan trắc môi trường lao động
15:33 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
21:44 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TP Hồ Chí Minh: Phổ biến pháp luật cho người Việt Nam ở nước ngoài
20:18 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Lối đi cho hàng Việt trong cuộc đua thương mại điện tử
08:19 | 22/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Ứng dụng công nghệ số, tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp
15:38 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng container quốc tế Tân Cảng Hải Phòng liên tiếp lập kỷ lục về sản lượng
15:32 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Dân công sở chia sẻ bí quyết nạp năng lượng, tăng “mood” làm việc mùa cuối năm
10:55 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Acecook Việt Nam tiếp tục đứng trong Top nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
09:24 | 21/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp Việt trước thách thức từ các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
20:45 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
TKV mở rộng kho chứa than G9 đáp ứng sản lượng than cho nhiệt điện
15:05 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
NECS mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan ứng dụng công nghệ hiện đại
14:02 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải kết nối thị trường Mỹ
10:56 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Doanh nghiệp nông sản, thực phẩm hưởng lợi nhờ sản xuất xanh
08:40 | 20/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Chuyển đổi xanh: Đã đến lúc bắt buộc doanh nghiệp "vào cuộc"
16:38 | 19/11/2024 Doanh nghiệp - Doanh nhân
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới
Thách thức chuyển đổi số trong chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xuất khẩu dệt may lạc quan nhờ cơ hội thị trường
Cơ hội để 500 triệu người thoát nghèo
Ra mắt Bộ quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản
Sẽ có nhiều điểm mới quản lý loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu
Chương trình Chuyển động Hải quan kỳ 2 tháng 11/2024
14:31 | 21/11/2024 Hải quan
(LONGFORM) Sứ mệnh phát triển quan hệ đối tác Hải quan- Doanh nghiệp
10:58 | 11/11/2024 Hải quan
Podcast Hải quan Online tổng hợp tuần 2 tháng 11/2024 (từ ngày 4/10 đến 10/11/2024)
08:52 | 11/11/2024 Multimedia
(INFOGRAPHICS): Thu ngân sách tại 10 đơn vị hải quan tăng 11,86%
14:03 | 04/11/2024 Infographics
(INFOGRAPHICS) 32 tỷ USD kim ngạch xuất nhập khẩu nửa đầu tháng 10
09:14 | 29/10/2024 Infographics