Điểm khác biệt về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của các FTA thế hệ mới
![]() |
Công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Thanh Hóa (Hải quan Thanh Hóa) hướng dẫn DN tra cứu thông tin. Ảnh: N.Linh |
Lưu ý về tự chứng nhận xuất xứ trong ATIGA, CPTPP và EVFTA
Hiện nay, Việt Nam đang tham gia đàm phán rất nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà trong đó có yêu cầu áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Theo cơ chế này, trách nhiệm chứng nhận nguồn gốc của hàng hóa sẽ chuyển từ các cơ quan chuyên trách sang doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu). Tức là doanh nghiệp (hoặc nhà nhập khẩu) sẽ tự thực hiện các thủ tục và đáp ứng điều kiện để tuyên bố hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tuyên bố đó. Việt Nam đang tham gia áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ trong ba Hiệp định thương mại tự do là ATIGA, CPTPP và EVFTA, trong đó CPTPP, EVFTA là các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
3 Hiệp định này có sự khác biệt về cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định ATIGA áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với doanh nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, có nghĩa là chỉ các doanh nghiệp được cấp phép mới được tự chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa do chính doanh nghiệp sản xuất ra và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tự chứng nhận đó. Danh sách các doanh nghiệp này được các nước ASEAN cập nhật trên trang điện tử của ASEAN và cơ quan Hải quan sẽ căn cứ thông tin về doanh nghiệp trên trang web này để kiểm tra, xác định đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Hiệp định CPTPP áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ cho doanh nghiệp xuất khẩu, có nghĩa là các doanh nghiệp xuất khẩu đều được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại của mình. Tại Hiệp định quy định cụ thể về các thông tin tối thiểu cần phải thể hiện trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ. Cơ quan Hải quan kiểm tra căn cứ thông tin trên chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và hồ sơ hải quan để kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Hiệp định CPTPP có hiệu lực thực hiện từ 14/1/2019. Khi thực hiện Hiệp định này, Việt Nam không bắt buộc phải áp dụng ngay cơ chế tự chứng nhận xuất xứ tại thời điểm Hiệp định có hiệu lực mà theo lộ trình nhất định. Theo đó, Việt Nam được bảo lưu chưa áp dụng hình thức này trong thời hạn tối đa 12 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực. Do vậy, hiện nay hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP đang được Bộ Công Thương cấp C/O mẫu CPTPP.
Về Hiệp định EVFTA áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ đối với doanh nghiệp xuất khẩuđược cấp mã số REX, có nghĩa là doanh nghiệp có mã số REX sẽ được tự chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa của mình trên chứng từ thương mại. Cơ quan Hải quan căn cứ mã số REX của doanh nghiệp, kiểm tra trên trang điện tử của EU và hồ sơ hải quan để xác định xuất xứ hàng hóa.
Đối với hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu vào EU áp dụng như sau: Đối với các lô hàng từ Việt Nam xuất khẩu vào EU có giá trị không quá 6.000 Euro thì bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng được phép tự chứng nhận xuất xứ. Sau đó, thương nhân có trách nhiệm báo cáo, đăng tải chứng từ tự chứng nhận xuất xứ và chứng từ liên quan đến lô hàng xuất khẩu lên trang web: www.ecosys.gov.vn. Đối với các lô hàng xuất khẩu có trị giá trên 6.000 Euro, nhà xuất khẩu phải có C/O mẫu EUR.1 do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Quá trình khai báo và chứng nhận C/O mẫu EUR.1 được thực hiện tương tự như các mẫu C/O hiện hành.
Hiện tại, đối với hàng hóa xuất khẩu, Việt Nam mới chỉ áp dụng tự chứng nhận xuất xứ trong Hiệp định ATIGA. Hai Hiệp định thương mại thế hệ mới là CPTPP và EVFTA, Việt Nam vẫn áp dụng cơ chế cấp C/O thông thường. Khi thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ Hiệp định ATIGA, hiện tại chỉ có 4 doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ gồm: Công ty CP sữa Vinamilk, Công ty TNHH Nestle Việt Nam, Công ty TNHH Sài Gòn Precision, Công ty TNHH Procter & Gamble Đông Dương.
Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hạn chế có thể do quy định điều kiện, tiêu chí cấp còn chặt chẽ hoặc doanh nghiệp chưa nhận thức được ưu thế, lợi ích của việc cấp phép tự chứng nhận xuất xứ. Do vậy, công tác tuyên truyền phổ biến các quy định này cần được đẩy mạnh thường xuyên, liên tục hơn nữa nhằm giúp doanh nghiệp nhận thức được các ưu điểm, lợi thế của việc được cấp phép tự chứng nhận xuất xứ trong ATIGA để triển khai thực hiện.
Tiềm ẩn nguy cơ gian lận
Việc doanh nghiệp áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa có rất nhiều ưu điểm và mang lại nhiều lợi ích. Tuy nhiên, mối lo ngại về tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể xảy ra. Nếu cơ chế cấp C/O truyền thống quy định doanh nghiệp phải nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền để được xem xét, cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu thì cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho phép doanh nghiệp tự khai tự chịu trách nhiệm về xuất xứ hàng hóa.
Áp dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ, thay vì hàng hóa xuất khẩu sẽ được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa thì doanh nghiệp chủ động tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên chứng từ thương mại. Theo đó, rủi ro gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa sẽ nhiều hơn so với cơ chế cấp C/O truyền thống (cấp C/O giấy theo phom mẫu quy định). Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa căn cứ theo các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp.
Để ngăn chặn tình trạng gian lận, giả mạo xuất xứ hàng hóa, cơ quan Hải quan phải thay đổi phương thức quản lý so với cách thức kiểm tra C/O truyền thống, chủ yếu chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” để không làm tăng thời gian kiểm tra hồ sơ hải quan, kéo dài thời gian thông quan mà vẫn đảm bảo hiệu quả quản lý. Bên cạnh đó, cơ quan Hải quan áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ như kiểm tra, điều tra, xác minh làm rõ đối với các trường hợp gian lận, giả mạo xuất xứ.
Tin liên quan

Tuân thủ FTA thế hệ mới, cần cách làm mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật
20:08 | 22/11/2024 Sự kiện - Vấn đề

Tận dụng tốt FTA thế hệ mới để tăng thu hút FDI
09:24 | 25/11/2022 Kinh tế

Chấp nhận bản scan chứng từ tự chứng nhận xuất xứ mẫu D
12:38 | 25/08/2021 Đối thoại

Hướng dẫn xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp
20:38 | 10/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Thông báo kết quả phân tích là cơ sở để xác định mã số hàng hóa
15:08 | 10/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Mặt hàng nguyên liệu thuốc bắc có bị truy thu thuế giá trị gia tăng?
17:30 | 09/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất - nguồn vốn vay không lãi suất
20:41 | 04/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hướng đến phân cấp quản lý thuế theo mô hình tổ chức mới
20:35 | 04/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động được xử lý trong 3 ngày
14:48 | 04/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Ngành Thuế triển khai gia hạn nộp thuế TTĐB cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
10:31 | 04/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Máy đào bitcoin không thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu
21:05 | 01/04/2025 Chính sách thuế, hải quan

Mở rộng đối tượng được giảm thuế giúp nền kinh tế sớm phục hồi, tăng trưởng
14:22 | 28/03/2025 Diễn đàn

Chi cục thuế khu vực VII hỗ trợ người dân, doanh nghiệp thực hiện quyết toán thuế
16:14 | 27/03/2025 Đối thoại

Dự kiến giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số nhóm hàng hoá
14:16 | 26/03/2025 Đối thoại

Hải quan triển khai hệ thống thông quan dự phòng cho VNACCS/VCIS
13:57 | 26/03/2025 Hải quan

Cục Thuế hỗ trợ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân năm 2024
20:23 | 25/03/2025 Thuế
Vấn đề Bạn quan tâm
Tin mới

Đồng Nai hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Hướng dẫn xác định chi phí trích lập dự phòng tổn thất khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Tập trung triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Vi phạm quy định ghi nhãn đối với hai nhãn hiệu bột ngọt

Thông báo kết quả phân tích là cơ sở để xác định mã số hàng hóa

(INFOGRAPHICS) Những nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Mỹ
15:58 | 03/04/2025 Infographics

(INFOGRAPHICS) Thông tin về 20 chi cục hải quan
21:36 | 02/04/2025 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kết quả xuất nhập khẩu nổi bật trong 2 tháng đầu năm 2025
12:51 | 27/03/2025 Infographics

(Infographics) Tổng thu từ xuất nhập khẩu các tỉnh, thành vùng Tây Nguyên
10:50 | 15/12/2024 Hải quan

(INFOGRAPHICS) Kim ngạch hơn 67 tỷ USD, Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam
11:29 | 04/12/2024 Dòng chảy xuất nhập khẩu

Tập trung triển khai hoàn thuế thu nhập cá nhân tự động

Hải quan cửa khẩu Chi Ma: Tăng giờ thông quan hàng hóa để hỗ trợ doanh nghiệp

Khuyến cáo các tổ chức nộp tiền thuế đã khấu trừ của cá nhân vào ngân sách

Cần tăng nặng mức phạt nếu vi phạm nhiều lần trong lĩnh vực thuế

Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, xây dựng Hải quan đất cảng phát triển vững mạnh trong kỷ nguyên mới

Hải quan cửa khẩu cảng Hòn La đón chuyến bay quốc tế đầu tiên

Đồng Nai hỗ trợ doanh nghiệp ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ

Xuất nhập khẩu Việt Nam 2025-2030: Cơ hội từ FTA và bài toán cạnh tranh

Doanh nghiệp dệt may chủ động nguyên liệu sản xuất xuất khẩu

Thịt và trứng gia cầm được phép vào Singapore

Xuất nhập khẩu giữ vai trò dẫn dắt kinh tế quý I

5 giải pháp giảm thiểu tác động từ thuế đối ứng của Mỹ

Sát cánh chặn ma túy trên các tuyến biên giới

Hải quan phối hợp bắt giữ vụ vận chuyển gần 16 kg ma túy tổng hợp

Công ty Tây Đại Dương bị đề nghị thu hồi chứng nhận đăng ký kinh doanh do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Xuất nhập khẩu Phương Đức

Hải quan khu vực VIII triển khai Chiến dịch Con rồng Mê Kông VII

Khởi tố 7 đối tượng trong vụ mua bán trái phép hàng nghìn hóa đơn

VILOG 2025: Thúc đẩy ngành logistics bền vững và hiệu quả hơn

Thị trường bất động sản cho thuê còn nhiều hạn chế

Doanh nghiệp TPHCM nêu giải pháp ứng phó với thuế đối ứng của Mỹ

Tân cảng Sài Gòn tiếp tục đưa tàu về cảng Phước An

Cảng container quốc tế Hateco Hải Phòng có thể tiếp nhận đồng thời 2 tàu container lớn nhất thế giới
